Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm tại Văn miếu - Quốc tử giám
Mùa hè năm 1967, Sở Giáo Dục Hà Nội phối hợp với Hội Văn nghệ Hà Nội tổ chức lớp viết văn cho cán bộ chuyên trách Bổ Túc. Văn Hóa giáo viên và học sinh mê văn chương. Thi sĩ Tân Trà (Nguyễn Đình Hiên) trưởng phòng BTVH, chánh văn phòng Hội văn nghệ phụ trách. Ngày ấy tôi dạy trường cấp II Đông Mỹ, huyện Thanh Trì cũng được mời. Học nhiều buổi cả ngày nên Hoàng Nhuận Cầm (Ánh Biếc) bảo vào nghỉ trưa ở nhà phố Hàng Bạc. Hồi ấy nhạc sĩ Hoàng Giác thân sinh ra Hoàng Nhuận Cầm, người viết nhạc phẩm “Ngày về” còn sống mở lớp hè dạy các cháu. Lớp “VĂN SÁU BẢY” được nhiều trưởng lão ở Hội nhà văn Việt Nam truyền dạy: Nguyễn Xuân Sanh, Tô Hoài (Nguyễn Sen), Kim Lân (Nguyễn Văn Tài), Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Kiên… Cụ thể Chế Lan Viên ( Phan Ngọc Hoan) khuyên Thơ khi gửi báo nên nhớ “NĂM NHÌN BA XÉT”, năm nhìn là Tứ, Tình, Cảnh, Ý, Sắc… như là gặp cô gái tuổi dậy thì. Quan trọng nhất là Tứ. Thơ mà Tứ hỏng thì như ngôi nhà, kèo cột siêu vẹo. Cụ bảo: “Làm thơ là nói điều đáng nói trong tâm hồn nhưng nhớ không tách với đời sống Nhân Dân”.
Cụ Tô Hoài khuyên: “Viết văn phải làm mới chữ nghĩa”. Có lần trú mưa ở phố Hàng Buồm, nghe bà bán quạt bún chả bảo thơm “điếc mũi” phải sà vào ăn ngay. Một buổi lớp đi thăm trận địa pháo tại Yên Mỹ (huyện Thanh Trì). Anh Thành, học viên cũng là pháo thủ giới thiệu, mời uống nước và ăn khoai luộc. Một buổi đến thư viện Quốc Gia nghe Nguyễn Đình Thi giới thiệu “ MẶT TRẬN TRÊN CAO”. Một buổi tối giao lưu Thơ ở căn hầm Trần Phú, phố Bông Nhuộm giữa những đợt cài báo động, báo yên. Hôm ấy thi sĩ Thu Bồn (Hà Đức Trọng) và Liên Nam (Đặng Nam Phong) vào trễ Mặt trrận Quảng Đà ( Khu V) ra, mỗi thi sĩ chỉ được học một bài. Hơi bất ngờ khi Nguyễn Đình Hồng (BÁO LAO ĐỘNG) trào ra 10 bài thơ về chuyến về từ khu IV nóng bỏng, 11h đêm mới tan. Tiếng vỗ tay rào rào, Tạ Vũ (Vũ Hùng) tung kẹo, Vũ Quần Phương (Vũ Chúc) tung thuốc lá Thăng Long…
Hồi đó Ánh Biếc 15 tuổi học lớp 8/10 ở một trường cấp III, quận Hoàn Kiếm say thơ viết 100 bài thơ khi ta hạ 100 chiếc phản lực Mỹ. Cầm gửi nhiều bài thơ cho nhiều báo thấy lặng tiếng im hơi. Thổ lộ, thầy Tân Trà xem và cười:”Đọc bản tin cùng ảnh chụp còn hơn xem thơ kiểu viết vần vè theo tin báo”, câu thơ “Phản lực Mỹ ném bom gây tội ác” phải viết “Phản lực Mỹ sà cánh đen gây tội”… Lớp bọn tôi vỡ vạc nhiều điều: “Văn học có nhiều thể loại Truyện, Ký, Thơ, Phê bình, Dịch thuật… Quá trình lao động của nhà văn: Ý đồ, thu thập trải nghiệm, thiết lập hồ sơ, viết, đọc, thông qua độc giả, sửa chữa… Rồi còn do giọng điệu, phong cách của người viết để chuyển hóa hiện thực đời sống thành hình tượng nghệ thuật…”. Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho biết: “Hoàng Nhuận Cầm, Từ Ngọc Long, Mai Anh, Doãn Thịnh… muốn lập nhóm thơ CÁNH BUỒM. Nhà văn khuyên: Không nên! Không quá say văn chương mà lơ là học sút để cha mẹ phàn nàn, sẽ không mời sự sinh hoạt và in thơ ở TẠP CHÍ Văn Nghệ Hà Nội.”
Bẵng đi 6 năm, tôi như không tin ở mắt mình khi đọc tờ VĂN NGHỆ thấy Cầm chạy MARATONG trong 20.000 bài dự thi đạt giải Nhất năm 1972-1973, bên cạnh Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu và Lâm Thị Vỹ Dạ. Cầm có các bài: Thư mùa thu, Nghe tiếng chim trên đồi Chất, Anh bộ đội và tiếng nhạc La. Thi sĩ Xuân Diệu (gốc họ Ngô) khen: “Cầm đại diện cho lứa tuổi trẻ đáng yêu trong cái hồn nhiên của buổi mai ríu rít, mang cái duyên lành tinh sương của buổi sớm đời Con Người”.
|
|
Nguồn tin: HNV.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn