Đoàn nhà văn gồm 30 hội viên Hội Nhà văn Hà Nội đã khởi hành ngay từ 6giờ 30 khi trời sớm, đường đi Thái Nguyên còn khá lạnh. Những người ở Hà Đông, ở Đông Anh phải đi từ 5 giờ mới có thể về kịp nơi tập trung. Vậy mà ai cũng hồ hởi tham gia chuyến hành trình tập thể, tới những khám phá mới và những kỷ niệm mới.
Đi trên lòng hồ Núi Cốc
Chỉ chưa đến hai tiếng, xe đã đưa đoàn về tận một dịa điểm mới bên bờ hồ Núi Cốc. Từ đây, chúng tôi được hai nhà văn, nhà báo của VP đại diện báo Sài Gòn giải phóng cùng tham gia và thay vì hướng dẫn viên.
Một khoảng không gian rộng lớn mở ra một huyền thoại hồ. Nối vào tích xưa: nàng Công - chàng Cốc, có một đôi trai gái dưới xuôi, thoát ra khỏi định kiến hai nhà, rủ nhau lên vùng rừng núi Thái Nguyên lập nghiệp. Họ đã chọn một ốc đảo xinh xắn trong lòng hồ tạo lên một Đảo Hoa rực rỡ sắc màu, làm một trong những điểm đỗ chính mới thuộc tour của du khách bây giờ.
Hoa trên đảo
Cộm trong không gian lòng thung ven hồ, nhấp nhô những khu nghỉ dưỡng và trại sáng tác hòa mình với thiên nhiên, tại xã Phúc Trìu, cao lưng chừng 200 bậc thềm đá là khu trưng bày nhà cổ - nơi sưu tập và trưng bày văn hóa dân gian các vùng miền của nhiều dân tộc anh em sinh sống ở miền núi, nơi tiếp giáp với văn hóa đồng bằng bắc bộ.
Và, sau cùng, Đoàn giành nhiều thời gian đến với vùng đồi chè Tân Cương. Có thể nói, đa phần các nhà văn tham gia Đoàn nói là lần đầu đặt chân đến. Đường đi từ hồ Núi Cốc đến Tân Cương, quanh co dưới chân núi, đồi chè, suối khe, làng bản, lung linh một màu trong xanh và êm đềm cũng là một trải nghiệm đáng quý. Chuyến hành trình liên tục từ sáng sớm mà chẳng ai thấy mệt mỏi. Ngược lại, anh chị em đều sớm hòa nhập với sự ôn tồn đón khách và giới thiệu về một bản địa là xứ sở đại diện tinh hoa chè miền Bắc và của cả nước ta. Từ những vạt rừng chè cổ đến những trang nông bạt ngàn chè nhân rộng, đến quy trình chăm sóc, thu hái và các công đoạn chế biến và đóng gói thành phẩm. Cuối cùng là việc tiếp thị, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Có thể nói, ở bất cứ nơi nào, người ta cũng cảm nhận được vị đượm tinh khiết, thơm mát của chè Tân Cương - từ xa xưa đã trở thành thương hiệu có một không hai của Việt Nam.
Cùng với sự phát triển nhân rộng vùng trồng chè trên cơ sở giữ vững bản sắc vốn có của nó cũng như việc mở rộng giao thương mà tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương và thu hút lao động ở các vùng miền khác nhau về hội tụ. Hình ảnh các nam nữ thanh niên trẻ đẹp, chăm hái, phơi sấy, đóng gói chào hàng ở các xí nghiệp, công ty, màu áo xen giữa những thung xanh thật bình dị và được lưu nhớ trong mỗi hành trang của nhà văn chúng tôi.
Đây là chuyến dã ngoại thứ 3 của các đoàn nhà văn hội viên Hà Nội. Trước đó là các chuyến về Thái Bình và Hòa Bình, đều tiếp cận với những cảnh vật và lao động theo phong tục, vượt trội của địa phương. Thật phong phú, sinh động và bổ ích.
P.V, ảnh Xuân Lai
Sáng tác sau chuyến đi:
Đỗ Thu Yên
Nguồn tin: bài: HNV.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn