Thu chẳng thèm buồn*: Thơ Trúc thông trong tập “Vừa đi vừa ở”-Nxb HNV-2005.
Lời bình của Trần Trung: Thu chẳng thèm buồn - Thu ơi
Với bài thơ ngỡ là lạ mà cũng rất đỗi thân quen “thu chẳng thèm buồn”, Trúc thông có cách cảm nhận và luận giải về Cái-Giá thăng giáng của cuộc đời, nhất là thời lắm nhiễu nhương, tạp loạn hôm nay.
Cũng là khởi phát bởi cái hợm của, thế nên nảy sinh và đồng hành cả hai trạng thái-hai đối cực của “Thân” với “Đầu”; của sự chất ngất ngỡ như “lên”, như “Thêm”, mà hóa ra “Ti tiện”, “Thấp xuống”một cách thảm hại về “Nhân cách”; Ngỡ bay cao, bay xa... lại “hạ cánh” xuống “ao tù lặn ngụp”.
Xin hãy lắng nghe những lời tâm tình-triết luận của Thi nhân, bộ mặt xã hội và con người thời nay:
“thân chi trong ngôi nhà tiện nghiVới khổ thơ đầu, quả là Trúc Thông đã không ngần ngại “chỉ mặt gọi tên” ra những phường cơ hội (mà thời nào thịnh hay suy chả có!). Bắt ra sắc diện của phường loại người ấy, nhà thơ cũng “đọc vị” ra Sắc-Diện-Lòng của chúng. Thực ra, bọn người này, một đời chúng luôn bị đồng tiền dẫn dắt, điều khiển. Mà một khi, đã bị (hoặc được!?) tiền chỉ đạo, dẫn dụ, thì làm gì còn nhân cách, làm gì còn đạo đức, lương tâm. Và, tất nhiên, lòng dạ giá băng, “tâm hồn lạnh tanh máu cá” (Chế Lan Viên), hiện nguyên hình- nguyên hình của kẻ vô đạo, vô luân, vô tình. Với ba dòng thơ sau, nhà thơ đã “bắt thóp” được cái cảm giác lạnh lùng tới tàn nhẫn của bọn người chỉ biết thờ phụng đồng tiền:
“sắc mặt lạnh đô-laCái hay hòa trong cái nghĩ khi nhà thơ từ vẻ ngoài của người (sắc mặt lạnh) mà “đọc” ra sự lạnh lùng giá băng của lòng người trong ngôn ngữ (lời) vô cảm : “không có gì đâu”. Thêm nữa, cái cách đảo mệnh đề giữa câu thơ hai và ba, cũng là một dụng công nghệ thuật của tác giả...
Tứ thơ của “thu chẳng thèm buồn” của Trúc Thông dịch chuyển từ nắm bắt chân dung tinh thần của bọn người “sắc mặt lạnh đô-la” sang đi tìm căn nguyên vì sao “thu chẳng thèm buồn”, vì sao “gió thu bất lực”; để rồi nới rộng ra trong cách cảm, cách nhìn về thời cuộc, về con người, về Nhân tình thế thái. Một loạt những hình ảnh tương phản, đối lập đưa ra và đánh thức cảm nghĩ, cảm suy cho người đọc. Ấy là khi Cái-Đẹp, Cái-Tình rất thanh nhã, dịu dàng của mùa thu, với “thầm mơn man tóc những hàng cây” lại phải đối mặt, buồn bã với thực tế của cuộc đời, của con người “đóng chặt” cánh-cửa-lòng” mà phô ra vẻ ngoài “ích kỷ chảy xệ má”; phô cả sự thô thiển-như những lời “tuyên chiến” thế sự “ồ vô tích sự thứ mùa thu”. Và, tất nhiên trước sự lạnh lùng “đóng chặt” ấy, thi nhân đã nhận ra, nhận thấu xã hội lẫn con người mà đưa ra lời khuyên chí lí, chí tình:
về nhà đi em ơiHóa ra bài thơ về mùa thu của Trúc Thông, chỉ là cách mượn cớ về một mùa đẹp nhất trong năm (theo cảm nhận của người viết), để rồi lướt qua cái cảm mà thấu thị đích đáng về Cõi-Nhân-Sinh hôm nay. Phải chăng, nhà thơ muốn cảnh tỉnh, cảnh báo nhiều điều cho con người đang hiện hữu trong cuộc sống hôm nay và cả mai sau nữa, trong hai câu thơ cuối-đứng tách riêng như một khổ kết, cho thi phẩm của mình:
mặc xác vệt mơ hồHÀ NỘI- Ngày cuối thu, 3/10/2018.
Nguồn tin: ,bài: HNV:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn