Hội nhà văn Hà Nội

http://nhavanhanoi.vn


Về một kỷ niệm với Nhà thơ HOÀNG NHUẬN CẦM

Về một kỷ niệm với Nhà thơ HOÀNG NHUẬN CẦM

         Lê Minh Tý                                                    

      Giữa những ngày cuối năm 2020, Dịch covid vẫn đang trong trạng thái phát triển lan rộng trong cả nước; Song, đã bị đẩy lùi, công tác chống dịch đã khống chế sự phát triển lây lan diện rộng, cả nước nói chung ,Hà nội nói riêng đã qua thời kì: ..Nhà cách nhà, người cách người…Chớp thời cơ này, Hội Nhà văn Hà nội mở lớp “Bồi duỡng kĩ năng sáng tác” hàng năm, từ 09/11 đến ngày 15/11/ 2020, được tổ chức ở trụ sở Hội - số 19 Phố Hàng Buồm HN. Lớp tuy ngắn ngày, song tâm lí học viên thì ai cũng hồ hởi, phấn khởi, vì được nâng cao trình độ hiểu biết và kĩ năng sáng tác; Mặt khác pha đôi chút “tò mò” xem nội dung chương trình thế nào ? Đặc biệt, là để xem được tiếp xúc với những gương mặt nhà thơ, Nhà văn đến truyền thụ kiến thức cho lớp?
 Quả thật, trong thời gian vẻn vẹn 6 ngày, nhưng lớp đã được các Nhà Văn, Nhà Thơ, có người vừa  là Lãnh đạo chủ chốt của Hội; vừa có nhiều kinh nghiệm sáng tác, một số lại có nhiều tác phẩm văn học đã được xã hội vinh danh, công chúng biết đến với tình cảm gần gũi và thái độ trân quý. Phải kể đến các nhà thơ, Nhà văn: Trần Quang Quý (Phó chủ tịch Thường trực Hội), Bùi Việt Mỹ (Phó chủ tịch Hội), Nguyễn Sĩ Đại (Phó chủ tịch Hội), Nguyễn Việt Chiến (Phó chủ tịch Hội), Trần Gia Thái và nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Đây là những nhà thơ, Nhà Văn có tên tuổi; Đồng thời là giảng viên trực tiếp truyền đạt những kĩ năng, kinh nghiệm sáng tác cho lớp học. Chương trình lớp bồi dưỡng rất khoa học; Vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực hành nên hơi khô khan và căng thẳng; Song bù lại, mọi người ai cũng chăm chú và hào hứng, bởi sự thiết thực và nhất là được thực hành sáng tác nhiều lần. Mỗi học viên đều được các thầy mời lên đọc tác phẩm của mình. 6 ngày bồi dưỡng, nhưng có 3 buổi học viên lên trước lớp đọc để trình bày” đứa con tinh thần của mình”,sau đó, các thầy nhận xét, đánh giá ưu khuyết, cần bổ sung khắc phục điểm nào, chỗ nào? Các học viên khác nghe thầy, nghe bạn rồi rừ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. Trong thời gian này, có bài thực hành sáng tác chung chủ đề về HỒ GƯƠM. Hôm ấy tôi nhớ là ngày 15/11. Tháp Bút, Cầu Thê Húc, Cụ Rùa, Lộc Vừng hay Hồ Gươm là chủ đề thân quen và gần gụi với mọi học viên, vì vậy hôm “nghiệm thu” rất phong phú và đa rạng về thể loại, nội dung đề cập nhiều khía cạnh. Quanh về Hồ Gươm, song có nhiều thi phẩm rất sinh động , sức sáng tạo cao và hấp dẫn. Tên những bài thơ của các tác giả cũng đủ nói lên điều đó, như: Dáng em của (Lan Phiến), Bên Tháp Bút( Bùi Tuyết Mai), Bên Hồ Gươm (Nguyễn Phương Anh), Bên Hồ Gươm (Nguyễn Thúy Hiền), Nhịp Tim (Thu Sang) Gươm Thần (Nguyễn Đình Bắc),Bên Hồ Gươm (Vũ Kim Liên)… Nhớ nhất buổi trình bày hôm ấy. Các thầy khen ngợi, đánh giá, nhìn chung là: Phong phú, sinh động ” Mười phân vẹn mười”. Đến lượt tôi lên đọc tác phẩm của mình, bài: THÁP BÚT. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm trực tiếp hỏi bài. Tôi mới tiếp xúc với Nhà thơ này, nên không biết nhiều về cá tính, phong cách của Người. Nhưng trong lớp có vài người đã học và tiếp xúc nhiều lần trên lớp với nhà thơ, thì nghe họ nói: Thầy Cầm đã khen ai khen hết lời, còn chê ai thì như  “Chan tương đổ mẻ vào mặt”, may quá bài thơ của tôi được nhà thơ khen nhiều hơn chê. Bấy lâu nay chỉ nghe nhiều về tài năng của Nhà thơ, hôm nay “Mục sở thị” lại là đối tượng trực tiếp được tiếp xúc lần đầu; Nghe nói như vậy thôi, thực tình vài ngày học và qua tiếp xúc trên bục giảng, ngoài đời thường, tôi thấy Nhà thơ sống chất phác, giản dị, khí chất sôi nổi pha đôi chút trào phúng, song lại rất hào sảng khi đọc thơ mình và thơ người khác; Có phần lập dị, đôi khi lại “rất tinh quái” phát hiện những tứ thơ, câu thơ hay của đồng nghiệp, chiến hữu.

IMG 1392
Nhà thơ Lê Minh Tý ( thứ 4 từ trái sang ), Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ( thứ 6) cùng các nhà thơ dự lớp sáng tác văn học.

Đến lượt mình, tôi nhớ và ghi lại rất cặn kẽ chi tiết, từng lời nhà thơ nhận xét về thơ mình. Nay dở vở ghi ngày đó ra, vẫn còn những dòng mà Nhà thơ nhận xét đại ý: Thơ hay, có tứ rõ, nhưng phải đổi mấy từ cho chuẩn hơn. Đặc biệt, Nhà thơ đã sửa trực tiếp mấy từ vào bài thơ của tôi. Cầm bài thơ về chỗ, mà vừa vui ,vừa tự hào và tự tin …để vững tâm hơn khi đi vào con đường văn chương khi tuổi đã xế chiều. Được Nhà thơ sửa thơ cho mình, khi học xong lớp bồi dưỡng tôi mang về cất kĩ, cho đây là kỉ niệm rất quý; Song có bạn thơ đến chơi, gặp ai tôi cũng khoe. Và tôi cũng phô với bạn đọc bút tích và những từ, những câu trong bài thơ THÁP BÚT của tôi  được Nhà thơ HOÀNG NHUẬN CẦM  tận tình, giúp đỡ trong thời gian học ở lớp bồi duỡng của Hội Nhà văn HN.

Bài thơ Tháp bút của tôi
 
Hồ Gươm xanh mát khơi dòng chảy                             
Tháp Bút- Đài nghiên níu cổ thành
 Kẻ sĩ Thăng Long bày thế sự
Thề non hẹn biển ngật trời xanh
 
Bóng tròn Tháp Bút mỏi bước quen
Khách du ồn ã chật bốn miền
Sử thi bến gọi mòn thế kỉ
Khát “Tả Thanh Thiên” đỏ nỗi niềm.
                                                                                                                                   
                              Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm sửa lại như sau:
 
                               Tháp Bút
Hồ Gươm xanh mát khơi dòng chảy
 Tháp Bút- Đài Nghiên níu cổ thành
 Kẻ sĩ Thăng Long bày thế sự
Thề non hẹn biển ngật trời xanh
 
Bóng tròn Tháp Bút mỏi bước quen
Khách nối theo nhau vạn nỗi niềm
Sử thi bến gọi mòn thế kỉ
Ngóng “ Tả Thanh Thiên” đỏ mắt nhìn.
 
                                                                       Ngày 15/11/2020
                                                                                   L. M.T

Nguồn tin: HNV

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây