Vài lý do vì sao tôi thích đọc sách

Chủ nhật - 01/12/2024 14:25



 HE XUEJIAO


anh nen sach cho smartphone 012538861    Mưa rào rào bên ngoài cửa sở rơi vào trái tim của người cô đơn trong phòng. Trận mưa này sẽ kéo dài        đến đêm khuya không nhỉ? Mặt trời khi nào mới ra mặt sưởi ấm đất đai và những con dân đang chìm              trong cô đơn sâu đậm nhỉ? Để đánh mất thời gian nhàm chán này, tôi lật mở một cuốn thơ tiếng Việt mà          trước đây đã nhận được từ một nhà thơ nổi tiếng. Tôi thích một đoạn: “Trăng của nghìn năm trước - tôi        tin vẫn trăng bây giờ, Hoa của nghìn năm trước vẫn hương như đã từng hương... Tiếng khóc nghìn          năm trước - nghìn năm sau còn đau.” Tôi cảm thán rằng nhà thơ đã viết nên những vần thơ đậm chứa          chấn thương này trong hoàn cảnh như thế nào. Liệu nhờ thơ có phải đã viết vào một đêm mưa rào rào,            trằn trọc không ngủ được nhỉ? Đi theo bước chân của nhà thơ, tôi được bước vào một thế giới yên bình          và tuyệt diệu. Liệu trăng nghìn năm trước có thật sự giống như trăng bây giờ không nhỉ? Hoa nghìn năm        trước có thể nào thơm hơn hoa hiện tại không nhỉ? Người khóc nghìn năm trước đã trải qua những gì              nhỉ?

 

     Không biết từ lúc nào, mỗi khi tôi cảm thấy chán nản sẽ lật mở ra một quyển sách lên đọc. Có phải từ hồi       còn nhỏ, khi mẹ và chị giá tôi bắt buộc tôi đọc sách, hay là từ thời đại học khi thầy giáo yêu cầu phát               triển  thói quen đọc sách? Tôi đã không còn nhớ rõ từ khi nào trong chỗ trống sở thích của mình luôn ghi      “thích       đọc sách”. Trong thời đại công nghệ thông tin như ngày nay, có vẻ như hầu hết thông tin đều có       xu hướng trình bày dưới dạng hình ảnh. Mọi người dường như ngày càng thiếu kiên nhẫn mà đọc chữ,           những tin tức thời gian thời sự dài hơn 100 chữ rất ít khi được ai đọc nữa. Ai cũng cầm điện thoại, cúi             đầu chìm đắm trong thế giới của riêng mình. Trong thời đại này, việc tiếp cận thông tin trở nên vô cùng           dễ dàng, thế giới dường như trở lên lớn hơn, nhưng lại nhỏ hơn. Khi hỏi nhiều bạn trẻ sở thích của họ là         gì, phần lớn đều trả lời “Lướt điện thoại, xem tiktok, chơi game...” Tôi trầm tư “Thời đại đã thay đổi, lướt       điện thoại mới là bình thường, còn thích đọc sách thì lại trở thành không bình thường.”

 

Nhiều người thường hỏi, đọc nhiều sách nhiều cũng không có nhiều tác dụng. Cuối cùng chúng ta vẫn quay về một thành phố nhỏ, làm một công việc bình thường, xây dựng một gia đình bình thường mà thôi thế thì thật sự có cần phải vất vả như vậy không? So với việc đọc sách, kết thúc một ngày làm việc “cực nhọc” xong lướt điện thoại thì mang lại cảm giác thỏa mãn hơn nhiều. Vậy thì, việc đọc sách thật có ý nghĩ gì nhỉ? Chẳng phải là không có ý nghĩa hay sao?

 

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân bình thường. Ba mẹ tôi luôn tin vào câu “việc học hành có thể thay đổi đời người”. Đặc biệt là mẹ tôi, tuy không biết chữ, nhưng rất nghiêm khắc về việc học hành của tôi. Mỗi khi thấy tôi chơi đùa cùng bọn trẻ trong làng, mẹ lại la liền: “Ra ngoài làm gì, về nhà đi đọc sách viết bài đi, Không học được thì sau này sẽ giống như ba mẹ, làm nông ‘mặt hướng đất, lưng quay trời, khổ cả đời con’... Tại sao con lại không chăm học ngoan ngoãn như chị gái được ? Nhóc con này thật không biết nghe lời! Nếu không về làm bài tập nghỉ hè, xem chừng ta sẽ đánh con.” Lúc đó tôi không hiểu “thay đổi đời người” có nghĩa là gì, chỉ biết rằng những trái táo trên cây ở đầu làng đã sắp chín, và tôi muốn trèo leo lên cây cùng bạn bè ăn cho đã. Sau cú quát của mẹ, lòng tự trọng của tôi như tan nát trước mặt bạn bè, còn chúng thì sợ hãi không dám chơi với tôi nữa.

 

Tôi chỉ có thể ủ rũ về nhà, vừa đi vừa lầm bầm “Có gì đâu, chỉ là đọc sách thôi! Nếu tôi làm xong bài tập nghỉ hè, đọc xong sách, thì mẹ không cần quản lý tôi, tôi sẽ đi leo cây hái táo...” Về đến nhà, tôi thấy chị gái tôi đang ngồi ở bàn học, chăm chú đọc sách. Dù bề ngoài tôi coi thường chị gái “học sinh ngoan”, nhưng bên trong tôi lại vô cùng ghen tỵ và ngưỡng mộ chị, cảm giác chị thật đặc biệt, khác với chúng tôi, những đứa trẻ ngốc nghếch. Mỗi lần thấy chị ngồi thẳng lưng ở bàn học, một tay cầm bút, một tay lật trang sách, ánh nắng mùa hè xuyên qua những tán lá cây rơi xuống bàn học, gió nhẹ thổi làm chuông gió treo bên cửa sổ phát ra tiếng kêu trong trẻo, như một bức tranh thiếu nữ đẹp đẽ. Mẹ đứng sau lưng tôi, vừa quát vừa nói: “Nhanh lên, mang ghế lại ngồi bên cạnh chị gái, có gì không hiểu thì hỏi chị gái... Hãy nghiêm túc đọc sách và làm bài tập.”

 

Từ nhỏ,tôi đã có chứng tăng động, không thể ngồi yên một chỗ. Mỗi khi tôi cầm sách ra, đọc được vài dòng lại kéo áo chị: “Chị ơi, những chữ này giống như những chú giun đất, chúng đang di chuyển đó, em đau đầu quá, không muốn đọc nữa, chị giúp em làm bài tập được không? Làm ơn đi! Được không? Em muốn ra ngoài cánh đồng bắt bướm và ong, muốn leo cây, câu cá trong dòng sông, bạn em vẫn đang đợi em...” Chị gái tôi dường như biết cách rèn luyện sự kiên nhẫn của tôi, lúc này chị sẽ nói: “Em ngồi yên đây, đọc hết 30 phút rồi em có thể ra ngoài.” Tôi cười đáp trả giá: “Thật không? 20 phút thì sao? Em sẽ mang táo về cho chị.” Nghe tôi mặc cả, chị nghiêm túc nói: “30 phút là 30 phút, không thì đừng ra ngoài...” Để có thể ra ngoài chơi sớm, tôi vẫn ngoan ngoãn đọc hết sách theo yêu cầu của chị. Dần dần, thời gian từ 30 phút tăng lên 45 phút rồi một giờ.

 

Vậy là dưới những lời quát mắng của mẹ, cùng những lần mặc cả với chị, tôi không thích nhưng vẫn ngồi bên cạnh chị gái qua từng một mùa hè tuổi thơ, dần cũng có thói quen đọc sách. Dù là một vùng quê thông tin bị hạn chế, nhưng tuổi thơ của tôi có Nhà thờ Đức Bà Paris, có những người Romani nhiệt tình giỏi múa, có cô gái miền Nam nước Mỹ xinh đẹp, mạnh mẽ, quyết đoán và cũng hơi ích kỷ trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió”. có vô số nhân vật lịch sử của Trung Hoa, và cả tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng... Sau này tôi mới nhận ra rằng sự nghiêm khắc của mẹ và sự kiên nhẫn của chị trong thời thơ ấu đã giúp tôi có được một thói quen đọc sách. Dù vật chất thiếu thốn, nhưng thế giới tinh thần lại phong phú, tình yêu thương ba mẹ và sự bên cạnh của chị gái cùng với sách đã tô màu sắc tuổi thơ tôi.

 

Khi lớn lên, tôi rời quê hương lên thành phố đi học. Ở đây tôi gặp một giáo sư nghiêm túc trong việc học. Nhớ lại lúc đó, thầy đặt ra ba yêu cầu: “Thứ nhất, bồi dưỡng thói quan đọc sách; thứ hai, tập thể dục; thứ ba, đi du lịch.” Thầy giải thích: “Đọc sách có thể mở rộng tầm nhìn, có rất nhiều điều mà đôi mắt không thấy được, chỉ có đọc sách mới có thể biết; những bước chân không thể đo đạc, đọc sách có thể; những nơi cơ thể không thể đến, đọc sách cũng có thể. Tập thể dục giúp bạn có một sức khỏe tốt, ‘sức khỏe là tiền đề cho mọi việc’. ‘Đọc vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm’, du lịch có thể giúp bạn hiểu sâu sắc hơn những dòng chữ đã đọc, giúp bạn hiểu sự phong phú của thế giới, cũng tăng góc nhìn tư duy của bạn.” Vừa vượt qua việc học căng thẳng lớp 12, những sinh viên như chúng tôi mới vào đại học, không muốn nghe lời thầy giáo dạy bảo. Tôi thích đến thư viện vì lý do rất đơn giản, ký túc xá không có điều hòa, mùa hè ở Nam Ninh nóng đến khó chịu. Tôi đến thư viện để tận dụng điều hòa để ngủ ngon lành, chính vì thời gian đó suốt ở trong thư viện tôi được khá nhiều sách.

 

Theo năm tháng qua, tôi đã có một thói quen đọc sách ở bất cứ đâu. Đọc nhiều cũng khiến tôi có những suy nghĩ riêng, có lẽ vì đã tiếp nhận nhiều thông tin từ sách nên tôi cũng muốn chuyển đạt ra ngoài, và từ đó hình thành thói quen viết lách. Một cách tự nhiên, tôi nghĩ rằng ba mẹ và chị gái tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó cô bé không ngoan tăng động của họ sẽ yêu thích đọc sách. Càng không nghĩ những dòng chữ đã đọc sẽ hình thành những ý tưởng của riêng mình và diễn đạt được thành văn bản. Đối với một người, ý nghĩa đọc sách lớn đến mức nào tôi không biết. Nhưng tôi biết rằng việc đọc sách đã đồng hành với tôi qua một tuổi thơ tuyệt đẹp, giúp tôi có một quãng thời gian đại học mát mẻ về thể xác và yên bình trong tâm hồn. Đến hôm nay, việc đọc sách đã cùng tôi vượt qua nhiều đêm cô đơn, làm cho tâm hồn tôi bình yên và tràn đầy sức mạnh, giúp tôi không bị cuốn theo dòng đời.

 

Bây giờ, giới trẻ đã ít đọc sách hơn, chủ yếu chỉ lướt điện thoại, tôi cảm thấy tiếc nuối, cũng cảm thấy cô đơn và trống vắng. Tôi thường tự hỏi những người thường cúi đầu lướt điện thoại có phải rất bận rộn hay thế giới của họ thật phong phú không? Tôi không biết đáp án cũng không biết thế giới của họ. Nhưng tôi biết, với tư cách là một trong những người ít ỏi vẫn thích đọc sách, tôi luôn tràn đầy sự tò mò và nhiệt huyết với thế giới. Tôi muốn vượt qua những ngọn núi, đi những nơi chưa từng đi, tôi muốn cảm nhận mọi điều chưa biết, và tôi muốn dùng ngòi bút và những dòng chữ để ghi lại những niềm vui nỗi buồn, ghi lại những dòng sông núi non, ghi lại hành trình trưởng thành của riêng mình. Có chút ích kỷ, nhưng xin hãy cho tôi làm như vậy, vì với tư cách là một người thích đọc sách, tôi thật sự cảm thấy cô đơn, muốn kể cho bạn nghe về thế giới mà tôi đã nhìn thấy và đã từng đi.

 

Ảnh minh họa: ST

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây