“Mơ hồ” trong văn hóa Nhật Bản

Thứ năm - 18/07/2024 09:01

   
HE-XUEJIAO

   
     van hoa cua nhat ban 6Nhắc đến văn hóa Nhật Bản, chúng ta sẽ dễ nghĩ đến “văn hóa trà đạo”, “quy tắc ứng xử - cúi đầu chào nhau”, “trang phục truyền thống kimono”, “tinh thần võ sĩ đạo”, “nghệ thuật cắm hoa”,“Geisha”, “Manga - Anime”…Văn hóa Nhật Bản vốn từ xa xưa đã mang nét độc đáo và đặc sắc riêng. Nhưng không biết mọi người đã nghe nói một văn hóa độc đáo khác là “mơ hồ” trong văn hóa Nhật Bản không? Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ một vài chuyện thú vị về “mơ hồ” để bạn tìm hiểu thêm về văn hóa đặc sắc của con người đất nước mặt trời mọc.

Ngày xưa, tôi có làm thêm trong một nhà máy bên Nhật. Trong nhà máy đó cũng có nhiều người thực tập sinh Việt Nam. Tôi nhớ một lần có một cô gái Việt Nam bị gì đó vào mắt. Tôi đã cố gắng giúp cô ấy nhưng không nhìn thấy gì cả, nên tôi nói: “Bé ơi, không có gì trong mắt em đâu, đừng lo lắng.” Lúc đó, một chị Việt Nam đang đứng bên cạnh đùa nói: “Trong mắt em có chị đây mà.” Khi nghe câu này, tôi không thể kiềm chế được tiếng cười, hóa ra những lời tỏ tình của mọi người đều giống nhau.

Mặc dù sống ở Nhật Bản hơn ba năm, tôi chưa bao giờ nghe thấy người Nhật nói những lời tỏ tình như vậy. Khi tôi đi làm trợ giảng cho thầy cô, tôi tò mò hỏi một em sinh viên Nhật Bản “Các em có nói lời tỏ tình không?” Em chàng Nhật Bản ngẩn người với câu hỏi của tôi, sau một hồi suy nghĩ trầm ngâm, em chàng lắc đầu lẩm bẩm: “Chúng tôi rất e thẹn, kín đáo, ngại ngùng, thậm chí không mấy khi tỏ tình, chưa bao giờ nghe thấy những lời tỏ tình như vậy, nhưng có một câu như “Tsuki ga kirei desu ne” (Mặt trăng đẹp quá nhỉ). Nhưng câu này cũng không phải ai cũng biết, chỉ có một số người mới biết thôi.

Tò mò, tôi đã tìm kiếm trên Google về câu nói “Tsuki ga kirei desu ne” (Mặt trăng đẹp quá nhỉ). Đằng sau câu nói này, ẩn chứa ý nghĩa “Anh yêu em/ em yêu anh”. Nguyên gốc câu nói này bắt nguồn từ khi nhà văn nổi tiếng có tên là Natsume Soseki dạy học sinh dịch câu “I love you” sang tiếng Nhật. Ông ấy bảo “người Nhật Bản ít nói thẳng ra cảm xúc và lời yêu thương của mình, thay vào đó họ dùng câu “Tsuki ga kirei desu ne” (Mặt trăng đẹp quá nhỉ). Có nhiều phiên bản trả lời khác nhau của câu này, càng thể hiện sự dè dặt, e thẹn của người Nhật.  Câu trả lời khẳng định như “Zutto miteitai desu” (Muốn nhìn mãi), “Anata to miteiru kara desu” (Vì được ngắm cùng anh), “Shindemo ii wa” (Thậm chí tôi sẵn sàng chết). Câu trả lời phủ định như “Watashi ni wa tsuki ga miemasen” (Tôi không nhìn thấy mặt trăng), “Watashi no yozora wa makkura desu” (Bầu trời đêm của tôi tối đen), “Watashi wa mata shini takunai desu” (Tôi không muốn chết). Khi đọc những câu trả lời như vậy, tôi cười đến nỗi nước mắt chảy ra. Đây thật sự là bản sắc văn hóa Nhật Bản, ẩn ý, e thẹn, dè dặt. Nếu một ngày nào đó may mắn được đi dạo cùng một chàng trai Nhật Bản dưới trăng sáng, và anh ấy đột nhiên nói “Tsuki ga kirei desu ne” (Mặt trăng  đẹp quá nhỉ) với tôi, tôi sẽ ngay lập tức trả lời “Hoshi ga kirei desu ne”(Sao cũng đẹp quá nhỉ). Chắc hẳn chàng trai Nhật Bản ấy sẽ về nhà suy nghĩ suốt đêm, tự hỏi “Hoshi ga kirei desu ne” (Sao cũng đẹp quá nhỉ) nghĩa là gì nhỉ?

Tôi thường cảm thấy khi nói chuyện, trò chuyện với người Nhật, giống như buổi sáng nhấn kem đánh răng, nhấn một chút lại nhấn một chút. Hoặc có thể nói như một trận chiến tâm lý, chỉ để xem bạn có đoán được người khác muốn diễn đạt cái gì không. Giáo viên của tôi cũng thường nói, khi nói chuyện với người Nhật phải suy đoán rất nhiều, rất mệt mỏi. Nhiều người Nhật mà tôi quen cũng nói như vậy, cần phải suy đoán rất nhiều, nghĩ quá nhiều rồi cuối cùng lại không nói, không trả lời tin nhắn, không trả lời email. Tôi nhớ khi học tiếng Nhật, có học được một mẹo để đối phó với việc bạn gửi email, tin nhắn cho người khác nhưng họ không trả lời. Nếu là email, bạn có thể gửi thêm một mail khác, xin lỗi và nói lo lắng do mạng không ổn định, lo lắng không biết email có gửi đi không. Nhưng bên trong thì ý nghĩ là ‘Anh/chị nhanh trả lời đi, tôi đã đợi không thể chịu nổi rồi”.

Người Nhật cũng đã cho tôi biết một cách khác, nếu đối phương liên tục hiển thị là đã đọc tin nhắn nhưng không trả lời, thì bạn có thể gửi cho họ một câu “Daijoubu” (Không sao chứ). Chỉ cần đối phương thấy câu này, họ nhất định sẽ trả lời ngay. Trước đây tôi luôn không hiểu tại sao chỉ cần gửi một câu “Dạioubu” (Không sao chứ) thì họ lại nhất định sẽ trả lời. Người Nhật đã giải thích rằng: “Bởi vì chúng tôi, người Nhật, sẽ nghĩ rằng bạn đang lo lắng không biết đối phương có chuyện gì, và đối phương sẽ nghĩ rằng đã khiến bạn lo lắng, gây phiền cho bạn, mà điều chúng tôi, người Nhật, ghét nhất chính là gây phiền cho người khác, vì vậy họ sẽ trả lời ngay lập tức.” Tôi luôn tò mò không biết đây có phải là sự thật không, và ngay lập tức đã gửi một câu “daijoubu”(Không sao chứ) cho một người Nhật, sau hàng tuần im lặng thì họ đã trả lời ngay tức thì, và còn xin lỗi giải thích. Câu “daijoubu”(Không sao chứ) thực sự là một mẹo rất hiệu quả.

Văn hóa Nhật Bản thực sự quá mơ hồ, khiến người ta cảm thấy luôn không rõ ràng, không minh bạch. Cách họ nói chuyện cũng giống như đố câu đố vậy, nếu đoán đúng thì còn khá thú vị, còn nếu đoán sai, thì có thể vô tình đã xúc phạm người Nhật, mà không biết mình đã xúc phạm ở chỗ nào, khi nào. Với tư cách là người quan sát, tôi luôn cảm thấy văn hóa Nhật Bản thật độc đáo, thú vị, nhưng tôi cũng chỉ là xem thôi.

Người Nhật thường cho rằng: “từ chối hoặc nói thẳng với người khác là mất lịch sự, sự “mơ hồ” như vậy mới là lịch sự của họ...” Nhưng trong nhiều nền văn hóa “nói thẳng” sẽ lịch sử hơn chẳng hạn như Trung Quốc hoặc những nước Châu Âu... bởi vì họ cho rằng nói thẳng là biểu hiện sự thân thật, cũng là cách tôn trọng cảm xúc của mình, cũng là một cách để làm cho đối phương sẽ biết đối phó như thế nào. Mỗi nền văn hóa sẽ có đặc sắc riêng của họ, không có sự đúng sai. Sự va chạm, hiểu biết nhầm giữa văn hóa đương nhiên sẽ có, nhưng nhiều lúc chúng ta cần xem xét lại văn hóa của họ và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta có thể không nhất trí chậm chí là không ưa thích văn hóa của họ, nhưng chúng ta vẫn phải tôn trọng văn hóa của họ, tôn trọng sự khác biệt chứ không phải là coi thường hoặc phê phán. Mỗi sự vật, mỗi nền văn hóa tồn tại trên thế giới này cũng có nguyên nhân và ý nghĩa của họ. Chúng ta không nên coi mỗi thứ là một “dĩ nhiên”, nhiều khi cần tôn kính văn hóa và sự khác biết đó mới có thể giành được tôn trọng từ người khác. Với văn hóa “mơ hồ” này, đến tận bây giờ tôi vẫn không thể quá thích nghi được tốt. Nếu bạn nào thấy văn hóa Nhật Bản thú vị, hãy thử nói với người Nhật “daijoubu”(Daijoubu - Không sao chứ). Hoặc có thể dám làm một cuộc thử nghiệm nhỏ, nói với những người Nhật xung quanh “Tsuki ga kirei desu ne” (Trăng đẹp nhỉ). Hãy xem phản ứng thú vị của họ như thế nào nhé.

(Ảnh minh họa: Sưu tầm)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây