Hội nhà văn Hà Nội

https://nhavanhanoi.vn


Đọc tập thơ KHÚC QUÊ của P.GS,TS, Nhà giáo Bùi Minh Trí

Đọc tập thơ KHÚC QUÊ của P.GS,TS, Nhà giáo Bùi Minh Trí
    
                                                                                                            Nhà văn Vũ Thị Kim Liên
 
       PGS, TS, Nhà giáo ưu tú Bùi Minh Trí suốt đời tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp trồng người, như con ong chăm chỉ:
"Cày trên đồng chữ đời mê mải
Ong thợ say nghề vượt dặm xa
Có lúc cánh bay như chấp chới
Bởi còn sâu hại đục nhành hoa... "
       Tôi biết nhà thơ nhà giáo Bùi Minh Trí vào đầu năm 2020. Trong dịp tôi đến Câu lạc bộ Văn Chương - Hội Nhà văn Việt Nam. Từ ấy, tôi biết Ông là tấm gương sáng trong cuộc sống đời thường, tôi cũng vô cùng ấn tượng về sức viết của PGS, Nhà giáo, nhà thơ Bùi Minh Trí. Ông đã tặng liền hai tập dày dặn và trang nhã. Đó là: Nước Nga thân thương và Khúc Quê, đều do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2021.  Tập thơ " Khúc Quê" gồm 224 bài, trải đều một suối thơ từ trang đầu đến cuối tập, đọc, ngẫm, thấy thơ Bùi Minh Trí có hồn. Ông chịu khó tìm tòi, phát hiện nhiều chi tiết thi ảnh khá mới lạ.
 
    Xuyên suốt tập thơ, nổi lên một tình yêu quê hương, đất nước, thấm đậm tình cảm con người, gia đình và anh em
bạn bè... Có thể nói, thơ ông là sự kết hợp 
hài hòa giữa tình cảm với trí tuệ, lại khéo gắn với ý thức công dân, nên
chính những cái chân thật, nghiêm cẩn ấy tạo một bề dày đậm đà, sâu lắng và rất 
dễ gần. Riêng về tình yêu quê hương đất nước, trong đó con người gắn với niềm tự hào, ông giành trọn bút pháp bằng cách sử dụng những cụm từ láy nhiều lần: Hương quê, làng quê xưa, miền quê, hồn quê, tình quê, mùa xuân quê hay trở lại sông quê và dòng sông quê hương… Đó chính là những hình ảnh mang tính biểu tượng cho bản sắc văn hóa lâu đời của làng quê Việt - quá khứ
và hiện tại đan xen trong ký ức không thể nào quên được của những con người giành trọn
tình yêu cho quê hương.
đây, chúng ta bắt gặp những hình ảnh, hương vị ngọt ngào với giếng nước, mái đình thân quen:
 " Làng quê xưa êm ả / Giếng nước mái đình cong.
Cổng Làng thầm che chở/Lắng ngọt bùi, nghĩa nhân
Cây đa trùm bóng mát / trâu bỏm bẻm nằm nhàn
Nhớ về mùa gieo hạt/cùng người trải gian nan...”
(Làng quê xưa)
 Nặng lòng tình làng nghĩa xóm, hồn quê đã ngấm vào máu thịt để tác giả tuôn trào từ gan ruột :
" Làng ta đó như bao làng quê Việt
Bờ tre, giếng nước mái đình cong
Có thể khác ở cái nghèo cay nghiệt
Theo ta hoài với đồng trắng nước trong... "
(Làng ta)
Hơn nữa, cảnh đẹp làng quê cũng gắn liền với những kỷ niệm thời ấu thơ, đặc biệt là cha mẹ, những người thân quen
của mình trong lao động, 
xây dựng và bảo vệ non sông đất nước::
 “Ruộng bạc màu dưới bão dông nắng cháy
 Hứng phù sa cha đắp đập khơi dòng
 Đồng giá buốt mẹ khom lưng cấy hái
 Vắt mồ hôi cho cây lúa trổ bông”.
Và:
 Lớp lớp thanh niên lên đường đánh giặc
Phụ nữ quê ta bám đất tảo tần”.
Hình ảnh dãy những cây cau đang thẳng tắp đứng đó làm chứng nhân, tạo một hình tượng nhân bản rất gợi cảm:
“Dãy cau làng vẫn hiên ngang thẳng tắp
Kể ta nghe chuyện cổ tích giữ làng”
Và cũng như, kia là Dòng sông quê hương, ông ngắm nhìn nó, nghĩ về nó, hay nó cũng chính là dòng chảy trong tư tưởng, tình cảm của ông, vì thế, ông đã miêu tả nó rất đậm nét:
"Dòng sông quê hương / Muôn đời cuộn chảy
Mang nguồn sống phù sa đất bãi/ Bồi đắp nghìn năm nên xóm nên làng"
   Sông quê, nó găn với những chiến công và sau đó là với sản xuất của nhà nông:
.... "Có ngày sông lặng nghe đất chuyển
Tiếng đoàn quân rầm rập trở về/ Thuyền chen chật bến
Dân vạn chài cười vang trên sóng/ Cá đầy khoang"
(Dòng sông quê hương)
  Một nét đẹp của làng quê Việt Nam qua hội làng mùa xuân . Ông đã diễn tả hình ảnh cô gái tham gia lễ hội qua bài Em hát trống cơm”:
“Đêm xuân em hát hội làng/ Khăn điều yếm thắm xênh xang lụa đào/ Nuột nà xuân hội xôn xao/ Ngón tay thon thả
ôm vào nhớ mong”.
Hai bàn tay ôm trống như ôm vào nhớ mong, đó là một cách nói nghệ thuật ẩn dụ. Em hát và đưa duyên, gửi hồn vào tình quê cho quên đi nỗi sầu:
“Duyên đưa đôi mắt lim dim/ Tình quê em hát nổi chìm bể dâu. Tay em vỗ nhịp quên sầu/ Môi hồng má thắm hát câu tình bằng”
 Hay là:
     “Vỗ vào cả nỗi vui buồn/ Đêm về suối hát lòng son dạt dào”.
     “Em cười mủm mỉm chiêm bao/ Gió lay rèm cửa trăng chao bên thm”
Cũng có khi  tác giả thả hồn vào nỗi đa đoan nơi tha hương, phủ kín gió sương tuyết trắng :
" ... Hồn quê ngây ngất lâng lâng
Thương cho một kiếp phong trần đa mang
Đơn côi chiếc lá mùa sang
Não nùng tuyết trắng, mơ màng khói sương ".
Trong bài “Mùa nhớ xa quê” , ông bày tỏ nỗi buồn xa quê:
“Xứ người đông chưa qua/ Băng tan vào nỗi nhớ
Tiếng giao thừa nức nở/ Pháo hoa là tuyết rơi
Mây phủ tím cuối trời/ Buồn xa quê gặm nhấm
Nhâm nhi từng ngụm đắng/ Thổn thức... cõi riêng ta”
         Tình yêu thương vô bờ bến, tình cảm nồng ấm của nhà thơ Bùi Minh Trí hướng về Hà Nội với niềm tự hào
sâu đậm:
" Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây
Ta ấm lòng nghe lời ca mỗi sớm
Ấp ủ tim cho đến trời nhạt nắng
Như cây xanh dòng nhựa sống dâng đầy... "
 (Hồn Thơ Hà Nội)
 
     Tình yêu Hà Nội da diết được thể hiện đậm nét qua các bài thơ tâm đắc như: "Hồn thơ Hà Nội, Hà Nội hồn quê, Hà
Nội Tràng An, Nguyên khí Hà Nội, Chiều qua phố Cổ, Em áo lụa Hà Đông, Lễ hội hoa Hà Nội, Bằng lăng tím
Hà Nội, Hà Nội thu về, Thu Hà Nội, Hồ Tây chiều thu, Hà Nội cuối thu, Nhớ về Hà Nội"... Đọc thơ Bùi Minh Trí ta càng thấu hiểu tình cảm nồng nàn, tha thiết mà tác giả bộc bạch tự nhiên qua ngôn từ của Thi ca, càng ánh lên cảnh đẹp tiềm ẩn
của Hà Nội dưới bút pháp của nhà thơ làm đắm say lòng người:
" Hồ Gươm sóng sánh thu vàng
Liễu xanh gội bóng mơ màng thướt tha
Thăng Long chiến địa lùi xa
Tiếng chuông Trấn Quốc ngân nga thanh bình"
(Thu Hà Nội)
    Với thiên chức của P.GS -Nhà giáo, ông coi thơ ca là hướng con người tới cái đẹp, như thông điệp của nhà văn Nga DOSTOIESKY đã nói "Cái đẹp sẽ cứu vãn cả thế giới " nên cần phải bảo tồn phát huy giá trị cao quý của nó, và ông
đặt tình cảm của mình vào vị thế của người con trước tầm cao của văn hiến 
Thăng Long và cái nếp gia phong của mỗi một miền quê.
   Tình yêu quê hương bao giờ cũng gắn liền với tình yêu gia đình, trước hết là với người sinh thành ra mình. Bùi Minh Trí trong nỗi nhớ
 mẹ đau đáu đã thốt lên:
" Điều giản dị thành mơ ước lớn lao/ Sống trong vòng tay thương yêu của mẹ
Có một thời ấu thơ như thế/ Mẹ hiền ru con ngủ trông nôi"...
Nỗi nhớ mẹ được nhà thơ trải lòng thật xúc động nghẹn ngào :
"Con đi xa cuộc sống đủ đầy/Hướng về quê buồn thương dằn vặt
Nỗi nhớ mẹ gửi vào nước mắt /Ước một lần quay ngược thời gian. "
            Tôi thích đọc bài thơ Nhớ quê” của ông. Bài thơ này không chỉ bộc bạch niềm say mê, yêu mến, nhớ nhung da diết quê hương mà còn có cả nỗi tiếc nuối,
 trăn trở về quê hương, là câu chuyện cảm động về tình mẫu tử giữa cậu học trò nghèo mà chuyên cần nơi ”xóm nhỏ”, sớm thấm thía công ơn ”Mẹ tần tảo chăm lo/
Bát cơm nóng canh cua” cho con yêu ”Mỗi trưa về tan lớp”.  Người con đó, lớn lên, đi công tác, đi làm ăn xa nhà, xa quê:
             ”Rời quê hương lên phố” /Nhà xếp như­ tổ ong/Thở bằng ô cửa sổ đã không nguôi nhớ nhung Mẹ và cảm thông sâu sắc với tâm trạng ”Mẹ già mỏi mắt trông” , không nguôi mong đợi con về thăm Mẹ, thăm quê. Nhưng cuộc sống việc nước việc nhà quá bận rộn, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, thấm thoắt tuổi đã bước sang thu:
           “Việc riêng chung lớn nhỏ/ Ngày đêm lửa đèn cù
            Thời gian in hằn vết/ Giật mình bước sang thu”
      Và tác giả diễn tả lòng nhớ quê với những nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam, của quê hương có lá rụng, hoa cau, ao nhà, bông súng, khói lam chiều:
 ”Ngẩn ngơ nhìn lá rụng/Nhớ mùi h­ương hoa cau
Tím ao nhà bông súng/Khói lam tỏa mây chiều
      Rồi khi công thành danh toại, cuộc sống khá đủ đầy, người con hiền thảo, hiếu đễ ấy lòng càng nặng trĩu nỗi niềm Mẹ hiền đà khuất núi, còn đâu cơ hội để
 phụng dưỡng Mẹ già, để đền đáp phần nào công ơn trời biển của Mẹ!  
     Có thể nói thơ của P.GS, TS, Nhà giáo, Nhà thơ Bùi Minh Trí có nhiều bài hay, nhiều câu thơ hay rải rác trong các tập. Tập thơ "Khúc quê" đã gieo vào tâm hồn tôi, neo lại trong tôi qua những khổ thơ tự nó tuôn trào:
 
"Thời gian trả thương về cho nhớ
Khúc thì thầm nương gió nhẹ bên sông
Mái phố xưa thu phủ lớp rêu phong
Hoa đất trời gọi ta về Ký ức"
" Mấy thuở trầm ca lưu nợ bút
Cùng người chia sẻ những mong chờ
Hồi chuông th dọc chiều thao thức
Ai có vào Trăng để hỏi thơ"
"Ta dạo bước bên hồ gươm gợn sóng
Lá tiễn thu ngả bóng nhẹ trên vai
Nhặt sợi nhớ khẽ cài lên tóc mai
Tháp bút xanh viết lời vào muôn thủa".
 
"Núi trầm tư,cây đếm mùa trăng
Chân trời thắp sáng
Khúc Quê, ký ức dài năm tháng
Bến sông xưa, hồn lắng đất linh..."
 
      Những bài viết về Quê hương, về Nước Nga hay viết từ nước Nga, Bùi Minh Trí đều thể hiện một bản chất và lối viết bình dị, chân phương, gần gũi, KHÚC QUÊ như là hồn làng sâu thẳm chắp cánh cho thơ ông. Chúc nhà thơ cùng mùa thơ mới với những sáng tạo còn thành công hơn nữa.
.                                                                                                                                                                                                          Hà nội 26/8/2022.VTKL
                                                                            

Nguồn tin: HNV

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây