Hội nhà văn Hà Nội

https://nhavanhanoi.vn


Sáng tác của Hồng Huyên

Nhà văn, Họa sĩ Hồng Huyên


                     

Hồng Huyên - như tôi từng biết

 

Mai Vũ - Chi hội Nhà văn Công an

Nói gì về người nghệ sĩ này đây? Thật khó, bởi Hồng Huyên có tới 3, 4 chức danh nghệ sĩ. Họa sĩ đích thực - Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhà văn đích thực - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Hồng Huyên còn làm thơ và gần đây còn bước sang lĩnh vực gốm nữa.

Con người tài hoa này muốn thử sức mình ở nhiều lĩnh vực và ở đâu chị cũng mang một nét mới của riêng mình. Vì thế, nó khá độc đáo.

3 

    Là Họa sĩ hội viên, Hồng Huyên đã thể hiện được vai trò hội viên của mình. Chị thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm phục vụ các sự kiện chính trị, xã hội của đất nước.

Tranh Hồng Huyên tươi sáng về màu, hình chuẩn. Đó là hai yếu tố cơ bản làm nên một họa sĩ và định danh vị trí, giá trị của họ. Chị dành tâm hồn mình cho những con người và phụ nữ miền núi với sự yêu thương và cảm thông cùng giới. Trong tranh chị, thiên nhiên miền Tây Bắc hiện lên với vẻ tinh khôi đầy quyến rũ. Thật yêu sao những cô gái Thái, H’Mông điệu đà du xuân trong sắc phục dân tộc, đẹp như những bông hoa rừng, cất tiếng đàn, tiếng khèn, khiến người xem như văng vẳng bên tai. Nghệ thuật thể hiện cái thật mà lại không thật, nói cái có mà lại không có, đó chính là ranh giới của tài năng.

Giữa hội họa và văn chương, thật khó nói chị dành cho cái nào nhiều hơn!

“Người đàn bà trong giông bão” này sở hữu ba tác phẩm đã đến tay bạn đọc. Đó là: “Chỉ tình yêu còn lại” - tiểu thuyết, “Mùa sen nở” và “Trước mặt là cả một khoảng trời” - tập truyện ngắn.

Văn chương như con người Hồng Huyên. Chị trải lòng mình về quê hương Hà Tây, nơi chị sinh ra và trải qua thời thơ ấu. Nơi có những triền đê hoa cải vàng ngập, làm xôn xao lòng người. Nơi có những con đường quê cong hình con tôm, gợi nhớ biết bao những người xa xứ. Vùng quê ấy có biết bao con người đi qua chiến tranh mà bi kịch còn lại phải gánh chịu cho đến tận giờ. Ở nơi ấy có những chàng trai ra đi làm nghĩa vụ non sông, bỏ lại làng mối tình quê đẹp, để rồi khi trở về đã lỡ duyên, nhưng ngòi bút Hồng Huyên nhân hậu, họ đã kịp hàn gắn lại và hạnh phúc đã đến với họ dù hạnh phúc muộn màng. Đó là “Hạnh phúc người lái đò”. Truyện Hồng Huyên không rắm rối, không có cao trào, không đi vào những tình tiết gây cấn. Chị không dựng truyền, khắc họa nhân vật mà dùng hình thức tường thuật, khách quan như một ống kính, ghi vào những sự kiện của đời sống. Tác giả không nhảy vào cuộc để bàn luận, hay tham gia vào các sự kiện. Chị kể chuyện dung dị, tự nhiên như cuộc sống vốn là như thế. Trong tập “Mùa sen nở” của chị có những truyện hay như: Hạnh phúc người lái đò, Mùa sen nở, Trăng lạnh, Hai nàng Tiên của mẹ, Hương bồ kết. Hồng Huyên còn thử sức mình ở lĩnh vực tiểu thuyết và phải nói chị cũng thành công.

Chỉ tình yêu còn lại - chỉ bằng cái tên sách này, độc giả đã hình dung ra đối tượng phản ánh của truyện là lớp trẻ rồi. Đúng vậy! Tiểu thuyết kể câu chuyện của thời cắp sách đến trường, với bạn bè, thầy cô, những dòng lưu bút và phượng hồng nức nở. Nơi những mối tình đẹp đầu đời nảy nở và ấp ủ như một men say đưa họ vào đời. Thế rồi, ra khỏi mái trường phổ thông, họ đi muôn nơi, trưởng thành lên, hành trình theo những cung đường số phận. Có người gặp may, có người lận đận, nhưng tình yêu đã đi cùng họ theo tháng năm và sau những tổn thương, mất mát. Nó vẫn còn lại mãi mãi. Phải nói Hồng Huyên yêu cuộc đời, yêu quê hương và nhìn cuộc sống thật nhân hậu nên những trang sách của chị vô cùng ấm áp: Truyện chị thắm tươi tình yêu cuộc sống.

Văn là người, đúng vậy. Gấp cuốn sách lại, độc giả không thấy day dứt, dằn vặt, không để ngỏ những vấn đề độc giả phải suy nghĩ, tìm hiểu. Bởi tất cả đã trọn vẹn, ngọt ngào như một truyện cổ tích.

Văn chương được xem là tấm gương phản ánh tâm hồn con người. Nó thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của tác giả. Ngoài đời, Hồng Huyên gần gũi, thân ái với mọi người, thật thà đôi khi đến hồn nhiên.

Trời phú cho một gương mặt đẹp, một thân hình cao ráo, óng ả, nhưng Hồng Huyên luôn ẩn mình, giấu mình trong mọi người, cố ý không làm cho mình nổi trội. Sự khiêm nhường văn hóa này, vô hình chung lại càng làm cho chị nổi trội hơn, bạn bè càng yêu quý chị hơn. Ở đâu không có Hồng Huyên, người ta thấy thiếu một cái gì. Cuộc vui nào không có Hồng Huyên, người ta thấy nhớ. Nhớ một nụ cười tươi tưởng như vô tư, mà tận đáy lòng chất chứa bao nỗi niềm sâu kín, phảng phất đấy những nét buồn tinh tế nơi đuôi mắt.

   

Gần đây, Hồng Huyên còn mạnh dạn bước sang một lĩnh vực mới. Đó là gốm. Chị đã tham gia trại sáng tác gốm mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm của chị khá độc đáo, thể hiện một góc nhìn riêng mới mẻ, chắc sẽ thu hút người xem, làm họ khó bỏ qua.

Con đường nghệ thuật của Hồng Huyên đa dạng, khá thành công và còn trải rộng phía trước mặt, hứa hẹn nhiều đỉnh cao mới.

Chúc cho người nghệ sĩ tài sắc này đạt được nhiều thành công hơn nữa trên con đường nghệ thuật mà chị đã lựa chọn và dấn thân.

MAI VŨ

 

Thơ

KHOẢNH KHẮC

Trong không gian bao la
Chỉ có em và mùa xuân
Đan trộn với em thành hòa sắc.

Em ở trên toan bước xuống
Ta với em cùng hòa điệu mùa xuân
Em hồ hởi, từng bừng và điêu luyện
Nét uyển chuyển sắc mầu Dân tộc
Đưa ta về khoảnh khắc yêu thương
Em động viên ta trong không gian ảo mộng
Vời vợi sắc màu thế giới mênh mang
Bất chợt
Em nhảy nhanh vào toan vẽ
Mở nụ cười và ánh mắt dịu dàng
Ta quay lại thấy đoàn khách đến
Em vui mừng biểu diễn
Như hoa hậu kiêu kỳ
Những ánh mắt ngắm em và thưởng thức
Hòa niềm vui hạnh phúc nhân đôi.

 

XA TRƯỜNG.

Hè đi đâu mà thu đã tới
Lá gió thêm xanh sao lá lại vàng
Có phải là cây đang ủ nụ
Để nẩy chồi non báo xuân sang.

Ôi đau sao cô-vid hoành hành
Xâm lấn vườn thu, con người điêu đứng
Những trẻ thơ ấp mặt trong tường kín
Nhớ mùa hè trên phố bước tung tăng.

Ôi mùa thu vàng úa chân mây
Lá từng chiếc giạt trôi ra biển cả

Mà đơn côi như con thuyền trước gió
Bãi biển vàng xa vắng bóng em thơ.

Tiếng chim hót đơn côi trong lá
Mùa thu buồn trên phố cũ tôi đi

Sao khát khao tiếng trẻ nô đùa
Tiếng học bài mơ hồ trong gió.

Thời cô-vid sao mà tận ác thế
Đường hoang vu không  một bóng người
Những trường học lặng im cánh cửa
Thế kỷ này ghi đậm nỗi nguôi ngoai.

 

MƯA THU

Mưa rơi lạnh lẽo thấm hồn tôi
Ngõ vắng hắt hiu chẳng bóng người
Cà fe ngồi uống lòng đắng chát
Nhớ về nơi ấy nhớ chơi vơi.
Mưa thu buồn theo suốt đời tôi
Xa xăm gửi lệ khóc nhau hoài.
Ngưu Lang - Chức Nữ ngàn xưa ấy.
Anh ở nơi nào, anh yêu ơi?

Sông quê quạnh quẽ cây in bóng.
Hoa tàn theo gió nhạt màu tươi.
Bóng ai vừa chợt đi qua ngõ
Tưởng như người ấy đến nơi rồi.

     

ĐÊM

Có đêm nào tròn giấc đâu anh
Thao thức bâng khuâng bao ảo vọng
Khát vọng chưa thành anh đâu biết
Con tim đau nhói một thời

Thu đã chết như bao thu khác
Ánh trăng nhòa bão tố mưa giông
Vẫn le lói qua khe cửa sổ
Như òa vào em với giấc mơ

Đêm
Chóng vắng với ánh trăng thu
Cứ lạnh lẽo sao khơi dậy thế
Như ôm cả vầng trăng
Mà vẫn thiếu tiếng anh

Đêm lại đêm
mong một ngày
Tròn giấc bên anh

 


TRỞ VỀ LỐI CŨ

Thu về ta nhớ đường xưa
Những chùm hoa sữa
Đang chờ đông sang

Em ấp ủ lâu nay
Mong ngày em khoe sắc
gió gieo cùng em hát
Bên bờ vai của anh.

Nắng thu ngày nhạt dần
Em bên đường khoe sắc
Sáng tỏa cả góc trời
Chắt chiu,gom góp, những tinh khôi

Nay em trở về lối cũ
Hoài niệm dưới tán chùm hoa sữa
Nhớ thương một người thủa xưa

Em khao khát,
Thấy bóng anh dưới tán chùm hoa đó
Được ngả đầu, và nghe nhịp đập tim anh

Thu đã chết như bao thu khác
Bạc trăng mơ sau trận bão mưa giông
Em ấp ủ hương thơm,và gói chặt
Để hàng ngày tỏa ngát bên em.

               
  Truyện ngắn 
  
         

Hai nàng tiên của mẹ

20210524 101822  Minh họa của tác giả
 

   Giữa mùa thu mà sao trời oi bức đến thế. Bầu trời bỗng dưng đen kịt như dát bằng than chì trước mắt. Trời thấp xuống. Rồi ào ào mưa kèm theo gió giật, tia chớp, tiếng sấm sét dữ dội bao chùm cả bầu trời, những tia chớp thỉnh thoảng sáng lên như đánh vào khối than chì làm tan dần biến mất. Bầu trời sáng dần lên.
Lan ngồi trên xe và đã đến cổng làng, nàng bước xuống kéo va li cúi chào anh lái xe.
Nàng bàng hoàng, quê huơng của mình thật là đẹp. Nàng nghĩ cứ như phố hết rồi, mà cảnh đẹp có khác nào bên đất Tây đâu. Còn đâu những cảnh con đường lầy lội, những con đường rặng tre khúc sông uốn cong hình con tôm nữa. Chỉ có gần hai mươi chục năm nàng không về được, đất nước mình thay đổi nhiều quá. Nàng không nhận ra con đuờng, con sông, hàng cây mà tuổi thơ nàng thường cắp sách đến trường. Bây giờ những lũy tre ồn ã, tiếng chim đâu rồi, cây cầu tre lắt lẻo áo bay đâu rồi. Nàng bối rối, hồi hộp kéo va ly đi trên con đường bê tông thênh thang, thế mà nàng không thể nhận ra xóm và nhà của nàng nữa.
Nàng mải mê ngắm nhìn quê làng đổi mới, nàng đi quá cả ngõ nhà của mình. Thì đột nhiên có tiếng gọi từ phía sau:
- Lan ơi, có phải Lan không, Lan quay lại, ngạc nhiên. Nàng không nhận ra được ai, chỉ có tiếng rất quen, nàng nghĩ, không biết có phải là anh Du không nhỉ. Nàng quay trở lại, Du chạy nhanh đến gần nàng, Du kêu lên:
- Đúng là Lan rồi, Lan đi quá ngõ nhà rồi Lan ơi.
Lan buớc lại gần, mà trong đầu cứ nghĩ không biết có phải là anh Du không. Lan tỏ ra nhận là anh Du, và cũng liều gọi là anh Du, không ngờ, đúng là anh Du thật. Nàng ôm anh Du hai nguời mừng lắm, một anh bạn mà mấy lâu nay nàng kính phục.
Du chào hỏi nàng xong rồi chỉ cho nàng nhà, Du tạm biệt nàng ra về. Nàng rất cảm động và nghĩ, anh vẫn vô tư, trong sáng như ngày nào, chỉ có hơi đen, nhìn thoáng tuởng là già, khi nhìn kỹ thì anh vẫn trẻ.
Nàng quay về ngõ, cứ suy nghĩ, không hiểu anh ấy như thế nào, anh ấy có xây dựng hạnh phúc với Hương không. Bao nhiêu suy nghĩ, nàng đặt ra những câu hỏi trong đầu.
Nàng về đến nhà, mẹ nàng đang cặm cụi quyét sân, nàng nhìn thấy mẹ, bỏ va ly ôm chầm lấy mẹ khóc. Thương mẹ bao nhiêu năm nàng không về. Trước khi nàng về, nàng đã tính sẵn gần đến ngày giỗ bố mới về. Thực ra có biết ngày bố mất là ngày nào, chỉ theo ngày báo tử thôi.
Bố Lan nhập ngũ từ lúc hai chị em sinh đôi chưa ra đời. Mẹ tần tảo nuôi hai đứa con. Theo mẹ kể, mẹ lấy bố được mấy tháng, theo tiếng gọi của Tổ quốc, bố lên đường nhập ngũ. Suốt từ hồi bố đi, bố chỉ viết cho mẹ được một lá thư. Bố cũng biết mẹ đang có bầu, chỉ căn dặn mẹ giữ gìn sức khỏe, có sức khỏe còn đẻ con nuôi con thay anh, trong khi anh không có ở nhà. Bao giờ giải phóng anh về đền đáp cho em, trong bao năm em vất vả. Em ở nhà nuôi con khỏe, dạy con ngoan cũng là cuộc chiến dân vận đấy em ạ. Đợi thống nhất anh sẽ về bên em.
Mẹ nhận được lá thư đầu tiên, cũng là lá thư cuối cùng, mẹ không thêm được lá nào nữa. Biền biệt bao nhiêu năm, mẹ một mình nuôi hai chị em sinh đôi, vất vả vô cùng. Đến khi hai chị em đã lên học cấp 2 thì mới có giấy báo tử của bố.
Hồi đó tuy hai chị em sinh đôi, nhưng Lan ra truớc là chị, Lan cũng biết mình phải đảm nhiệm gánh vác gia đình hơn em.
Mẹ Lan thấy Lan khóc nhiều, mẹ mắng, “ cha bố cô, cô cứ đứng khóc như một con nít ấy à”. Rồi mẹ kéo Lan vào nhà, Lan thấy mẹ sửa nhà khang trang rộng và đẹp. Lan hỏi Mẹ, mẹ sửa nhà từ bao giờ thế mà mẹ không cho con biết. Mẹ nói, hồi con gửi tiền về cho mẹ, mẹ sửa, để đến khi con về con ở, không con ở bên Tây về lại chê không vệ sinh thì sao. Còn mấy lần sau con gửi thì mẹ cho em Hương mua đất làm nhà và cháu ăn học.
Nàng ngồi ngắm nghía ảnh cưới của bố mẹ và cả Huơng em nàng nữa. Nàng giật mình chồng Hương không phải là Du mà là người khác, thế mà mình không bao giờ hỏi han về em mình, vừa giận vừa tránh mình ít hỏi đến tình duyên của em. Bây giờ nàng mới ân hận.
Mẹ nàng đi chợ mua đồ ăn về nấu, trong lúc nấu cơm, nàng hỏi mẹ, em Hương lấy ai, em Hương giận con mà không cho con biết. Mẹ nàng nói, thế nó không nói chuyện với con à, và hôm nó cưới nó không báo cho con biết à. Mẹ bảo Hương báo cho con rồi sao nó không báo. Nhà chỉ có hai chị em thôi, mà tại sao như vậy, để nó đến đây mẹ cho nó một trận.
Lan bảo mẹ, mẹ ơi mẹ đừng mắng em Hương, chắc nhiều việc em nó quên thôi, em nó cũng biết có báo cho con thì con cũng không về được, chỗ ở của con di chuyển liên tục, có khi em báo con đã chuyển chỗ khác rồi mẹ ạ.
Lan bảo mẹ, con đi tắm một tí mẹ nhé, ngồi trên máy bay hơn hai mươi tiếng, con đi tắm cho rẽ chịu mẹ ạ. Lan đi tắm trong đầu nhớ lại lúc gặp Du, mà sao Du nhìn đằng sau lưng đã nhận ra mình, trong lúc ấy Lan cứ tưởng Du là em rể của mình, thế mà Du cứ như người ngoài, trong đầu mình cứ suy nghĩ, và nghĩ Du vội về nhà nên mình cũng không biết nói gì vậy.
Nàng tắm xong vừa mệt mỏi, vừa suy nghĩ, nàng nhớ Du vẫn hồn nhiên như ngày nào, Nàng nhớ lại hồi học cấp3. Chàng học trên nàng hai lớp, chàng học rất giỏi, lại cao to đẹp trai nữa. Cái mác của anh lúc ý có giá lắm. Bao nhiêu các cô gái lớp trên lớp dưới đều thích Du. Lúc bấy giờ Du chỉ thích có mỗi một mình thôi. Hàng ngày đi học Du toàn đợt mình đi cùng, có hôm xe của nàng hỏng, phải đi bộ chàng rất nhanh nhẹn phóng xe đến gần, bảo nàng ngồi lên xe. Vì sợ muộn học mình phải ngồi lên xe, nhưng ngượng vô cùng. Bạn bè trong trường cứ trêu Lan. Nhưng anh lúc ấy bảo, kệ cho bọn chúng trêu, mình không sợ, chàng còn nói, thế thì càng tốt, cho lũ con trai nó tránh xa em càng tốt. Du viết một thư tỏ tình với nàng. Lá thư rất dài, bây giờ nàng vẫn giữ. Thực lòng nàng cũng yêu chàng lắm, nhưng nàng vẫn còn lo và nén mình lại, để còn học hành.
Chàng đã đỗ đại học quân sự. Nhưng lúc ấy chiến tranh biên giới nổ ra, Du phải lên đường đi bảo vệ tổ quốc. Trong những ngày chuẩn bị lên đường, hàng ngày Du đến giúp hai chị em học hành. Lan cũng không ngờ cô em lại yêu Du hơn cả nàng. Nàng rất buồn cứ phải nén mình và chánh xa Du. Trong lúc ấy em Hương làm đủ cách để gần Du.
Du lên đường nhập ngũ, biết bao nhiêu lá thư gửi cho Lan. Thỉnh thoảng Lan mới nhận được một lá, còn các lá khác rơi và tay cô em, cô em toàn giấu đi, và thay Lan viết tỏ tình rất tình cảm. Trong khi ấy Lan không dám viết vì còn lo học hành.
Ba tháng huấn luyện xong, Du được về chơi một tuần, để chuẩn bị buớc vào cuộc chiến đấu. Du về gặp Lan và cảm ơn những lá thư Lan viết cho Du, cảm ơn tình cảm của Lan đã giành cho Du. Lúc bấy giờ Lan cũng đành phải nói, em không viết cho anh lá thư nào cả, em xin lỗi, em bận học anh ạ. Anh đừng trêu em như vậy. Du bỏ các lá thư mà Hương viết cho Du thay chị. Lan chết đứng người ra, biết là Du đi có 3 tháng mà mỗi tuần Huơng viết một lá thư cho Du, những lời ngọt ngào của tình yêu đôi lứa đẹp làm sao. Nàng không biết nói gì với Du nữa, và xin lỗi Du, nàng phải nói thật cho Du biết, em Hương yêu Du gấp ngàn lần Lan. Du đến với Hương đi. Lan như chết đứng và nói để cho Du khỏi yêu Lan. Lan bảo, em không yêu anh, em không có tình cảm với anh, nếu có tình cảm với anh thì em đã trả lời thư anh. Quên Lan đi anh đến với Hương, sau này hai người thành đôi cũng trong một nhà anh ạ. Lan còn nói, anh tha cho em để em còn học. Chúc anh có một tình yêu với Hương đẹp đẽ như hai người đã viết thư cho nhau.
Lan vội chạy về, thì Du chạy theo ôm chặt lấy Lan. Không thể thế được, anh chỉ yêu em thôi, em mới chính là tình yêu của anh. Em không nói như vậy, anh biết em cũng yêu anh, anh cũng biết tình cảnh của em còn đang học, anh cũng không muốn em phải trả lời ngay bây giờ. Đợi anh rồi chúng mình sẽ là của nhau.
Nàng vẫn giữ như in những câu nói của Du, nhưng nàng không thể thấy em mình yêu Du đến cuồng nhiệt. Trong một tuần Du về phép, Hương tìm mọi cách để gặp Du, ngày nào cứ vào buổi tối, Hương toàn gọi Du đến nhà để giảng bài, và làm những món ăn cho Du, Du ngại vô cùng, nhưng anh cũng muốn sang để giúp bài cho hai chị em, cũng muốn nhìn thấy Lan. Mỗi lần Du sang, Lan toàn tránh, Lan bảo lan hiểu bài rồi, nhưng đúng là nàng học cũng giỏi.
Một tuần trôi đi, Du lên đường về đơn vị. Anh sang nhà Lan để chào mẹ Lan và hai chị em. Lan không muốn gặp Du, mà muốn để cho Hương tiếp. Vì mình là chị mà phải tranh giành với em sao. Lan tránh và quyết tâm không ra, Du ngồi nói chuyện với Hương mà mong Lan ra để chào một câu mà không được. Du không biết nói với Hương như thế nào. Du chỉ chúc Hương học giỏi rồi sau này gặp một chàng trai như em mong muốn. Du đứng lên ra về, Hương đưa Du ra ngõ, Hương không làm chủ được, nàng ôm Du và nói, em yêu anh, em sẽ chờ anh về anh nhé. Lúc này Du đẩy Hương ra và nói:
- Hương à, anh yêu Lan, không ai thay thế được Lan trong tim anh. Em còn trẻ lại xinh đẹp nữa, em còn nhiều cơ hội để lựa chọn, em hãy cố học giỏi lên nhé. Rồi anh mong em sẽ gặp được bạn đời tốt hơn anh. Du vội chào hương và đi nhanh về.
Du về đến nhà trong lòng buồn vô cùng, Trước khi sang nhà Lan, chàng đã vẽ ra một viễn cảnh đẹp đẽ với Lan. Chàng sẽ nói những viễn cảnh sau này. Chàng cũng muốn khuyên Lan thi vào trường của Du. Không ngờ mọi viễn cảnh đẹp đẽ ấy nó tiêu tan hết.
Lan ngày hôm ấy cũng rất buồn, nàng rất thương Du. Ngày mai Du lên đường chắc Du buồn lắm. Hôm sau nàng đi học, nàng đã thấy Du đợi nàng gần trường, Du chạy đến nàng và nói với nàng mấy câu, “ hãy chờ anh em nhé, em cố học giỏi, chờ anh hai năm, chúng mình sẽ cắp sách đến giảng đường.” Lan sợ bạn bè nghe thấy, không dám nói câu gì rồi bước vội vào trường, Hương nhìn thấy Du, và ghen với chị, Hương bước vội ra trêu tức chị. Ôm sau lưng Du và nói, em yêu anh.
Du vội nhắc tay Hương không nói câu gì rồi cũng nhanh về đi không nhỡ xe. Du về đơn vị, ngày hôm sau đơn vị hành quân ra biên giới.
Trong những năm Du vào quân đội, lan và Huơng đã tốt nghiệp phổ thông và thi đại học. Lan thi vào khoa hóa sinh của trường đại học. Hương thì thi vào đại học Quân sự, Hương nghĩ, biết đâu Du về để học cùng trường với anh.
Du về chơi sau ba tháng huấn luyện, anh đi biệt tăm không một tin tức, không một lá thư cho Lan và Hương. Lan nghĩ, chắc anh cũng khó xử, nên không viết thư về nữa.
Sau trận đánh khốc liệt ở biên giới. Du bị thương rất nặng, anh phải điều trị hàng năm trời, anh cũng buồn, anh muốn viết thư cho Lan để hỏi thăm Lan thi đại học thế nào, nhưng anh lại sợ Lan không trả lời, rồi lại sợ lá thư vào tay Hương. Anh đành thôi không viết nữa.
Lan thấy Hương thi vào trường Quân sự, nàng cũng biết ý đồ của em mình. Vì cũng biết em mình rất yêu Du. Nàng phải thi trường khác. Nhưng không may cho Hương em bị trượt, thiếu mất hai điểm. Lan đỗ rất cao, Lan đủ điểm đi du học ở Úc.
Lan suy nghĩ rất nhiều và đấu tranh bản thân. Vì Lan là lớn, Lan ra ngoài học, Lan thương mẹ ở nhà vất vả, thương em Hương phải ôn thi lại một năm nữa. Nàng đi xa rồi ai lo cho mẹ và em. Nếu Lan ở nhà, Lan ôn tập cho Hương được để mẹ khỏi mất tiền.
Lúc đấy Lan nói với mẹ, Con không ra nước ngoài học, con học trong nước để giúp mẹ và em Hương, con sẽ ôn thi cho em, để mẹ khỏi mất tiền. Còn Hương thì cứ ghen tỵ với chị, sao chị mình lại sướng thế, bao nhiêu may mắn đều vào chị hết.
Mẹ Lan quyết tâm cho Lan ra nước ngoài học, Mẹ bảo:
- Con đỗ ra nước ngoài học, con cứ phải đi. Con người ta cònmất bao nhiêu tiền vẫn không đi được. Mẹ ở nhà mẹ sẽ lo được cho em.
Lan rất thương mẹ, cả cuộc đời mẹ hy sinh cho hai đứa con,quên cả tuổi thanh xuân của mình. Lan nghe mẹ và quyết tâm đi du học. Nàng nghĩ, sang trời Tây học, mình phấn đấu học tốt có thể mang kiến thức để về phục vụ đất nước, và cũng giúp cho mẹ và em đỡ khổ. Trước ngày đi, nàng lang thang trên con đường mà hàng ngày nàng cắp sách đến trường. Nàng nhớ những kỷ niệm nàng với Du nhiều hôm đèo nhau đi học, mỗi khi xe của nàng bị hỏng, nhớ những lời khi Du ngỏ yêu với mình. Nàng nghĩ, không biết giờ này chàng ở đâu. Nàng cũng ân hận sao mình lại đối xử với Du như vậy. Nhưng nàng làm sao mà khác được khi em mình cũng yêu Du.
Đến ngày nàng phải bay sang nước ngoài học rồi. Lan cố gắng gần gũi với em Hương, nhưng sự đố kỵ với chị Hương cứ lảng tránh Lan. Lan rất buồn và cũng hiểu tâm lý của em, Lan chỉ viết một lá thư rất dài khuyên bảo em ở nhà cố gắng học ôn cho tốt, để đạt được nguyện vọng của em. Biết đâu Du về bọn em cùng nhau cắp sách trên giảng đường thì hạnh phúc quá em.
Ngày nàng đi, chỉ có mẹ đưa nàng ra sân bay, còn Hương mẹ bảo Hương nhất định không đi, Hương ngồi khóc, Lan cũng thương em nhưng cũng không biết làm thế nào. Lan nghĩ, cũng may mình ra nước ngoài học, không thì khi Du về không biết xử sự ra sao.
Trong từng đấy năm ở nước ngoài, nàng lăn vào học, rồi đi làm thêm, còn tiết kiệm gửi về cho mẹ và em cho đỡ vất vả. Trong những năm đại học nàng tốt nghiệp vào loại giỏi, được nhà trường giữ lại học tiếp lên cao học, rồi tiến sĩ. Nàng vừa học vừa trợ giảng trong trường. Nàng cứ mải mê học rồi làm thêm, bao nhiêu người đến với nàng, nàng không có cả thời giờ yêu đương. Nàng suy nghĩ, tại sao nàng không có cảm xúc những người bạn mà hàng ngày cứ tán nàng. Thỉnh thoảng buồn, nàng ngồi nhớ lại những câu nói của Du. Tại sao những lời nói của Du nó cứ âm ỉ trong đầu nàng, tim nàng vậy, nàng không thể quên được. Nàng nghĩ, có lẽ mình yêu Du thật sự hay sao. Du bây giờ ra sao. Không biết Du và em mình có lẽ đang hạnh phúc. Vì thế các kỳ nghỉ hè, Lan muốn về thăm mẹ lắm, nhưng nàng lại ngại, nàng về lại gặp Du và Hương em mình thì sợ ảnh hưởng đến em mình, nàng lại thôi.
Du bị thương, Du cũng không báo cho gia đình biết, chàng nằm chữa bệnh hàng năm trời, khi chàng khỏi, vì chàng thương binh nặng, chàng xuất ngũ. Hương đã đỗ vào đại học sư phạm. Năm nàng thi đại học, không thấy tăm hơi Du, nàng quyết định không thi vào quân sự nữa.
Ngày Du về, Du cũng rất buồn thấy Lan đã đi du học, còn Hương đã có bạn trai mới. Chàng đi làm, chàng thi cao học, rồi tiến sĩ vừa đi học vừa đi làm. Du cũng lấy công việc để quên Lan đi. Mỗi khi buồn anh về quê, Du lại lững thững đi trên con đường quên thuộcvà nhớ những kỷ niệm chàng và nàng hàng ngày đi học bên nhau. Chàng nhớ con đường lầy lội mỗi khi cơn mưa về chàng dắt Lan cho khỏi ngã.
Suốt từ lúc về, Lan mải mê nằm nhớ lại những viễn cảnh của ngày xưa. Mẹ Lan gọi Lan ra ăn cơm, Lan mới giật mình dậy. Mẹ bảo:
- Chiều tối, mẹ đi gọi vợ chồng em Hương và các cháu về ăn cơm, mừng chị về.
Lúc ấy Lan hỏi mẹ, chồng Hương làm gì hả mẹ, lúc này mẹ kể nàng mới biết, Hương dạy văn, chồng Hương dạy toán, và mới lên làm hiệu phó.
Mẹ quay sang hỏi Lan:
- Còn con đi biện biệt chồng con như thế nào.
Lan ngồi lặng yên một lúc rồi trả lời mẹ - con bị ế rồi mẹ ạ. Con sẽ đón mẹ sang ở với con, con sẽ nuôi mẹ.
Mẹ Lan mắng Lan:
- Cha bố cô, học làm gì nhiều như thế, tiến sĩ với giáo sư, chồng con không có, học nhiều thì để cho ai? Người ta học nhiều để cho con cho cái. Làm tấm gương cho con học tập, chứ cô học chỉ để cho bản thân cô thì có ích gì. Tôi chỉ mong cô học vừa thôi, phải có chồng con. Học tập em Hương ấy, em đã có chồng và hai con, em đã có một gia đình êm ấm.
Nàng không dám nói với mẹ câu gì, nàng nghĩ, Mẹ nói cũng đúng.
Lan hỏi dò mẹ. Anh Du con nhà bác Đông bây giờ làm gì và đã có gia đình chưa mẹ. Mẹ cũng bảo, giống con, cứ mải mê đi học, đi làm, chẳng vợ con gì. Bốn mươi tuổi rồi, nhà bác ý mong từng ngày. Nàng nghe thấy nhưng không nói gì. Nàng suy nghĩ, có lẽ chàng lại giống mình sao.
Buổi chiều hôm ấy, Lan buồn đi dạo trên con đường quen thuộc, nàng ngắm nhìn suy nghĩ, ra đi từng ấy năm trời mà quê hương thay đổi nhiều quá. Tất cả đã thành phố hết rồi, phong cảnh thật là đẹp. Nàng ngồi nghỉ, nàng ngắm nhìn tia nắng hoàng hôn đang dần dần chui vào dãy núi dưới chân trời, những con chim bay vội vã rất nhanh về tổ của nó. Những đàn trâu có những cậu bé ngồi trên lưng hát véo von. Nàng lại nhớ đến Du.
Nàng đang suy nghĩ, bỗng có tiếng chào, nàng quay lại đó là Du. Nàng xúc động, sao anh cũng ở đây ạ. Du ngồi xuống bên cạnh nàng, vừa vui mừng, vừa hồi hộp, tim chàng cứ đập gấp lên, chàng vẫn chưa trấn tĩnh được.
Lan hỏi Du:
- Anh hồi này làm ở đâu, mà giờ này anh đã có ở đây rồi.
Du nói:
- Anh đang nghỉ phép, ở nhà xây nhà cho mẹ. Em anh lấy vợ có con, các em của anh xin ra ở riêng, anh nhường cả nhà cho em anh, anh mua mảnh đất khác bây giờ anh xây cho mẹ anh ở, và mỗi khi anh về, anh ở với mẹ. Anh làm trên thành phố em ạ. Còn em thì sao. Em về chơi hay về hẳn.
Nàng nói:
- Em về chơi thôi ạ. Em cũng về xem tình hình đất nước mình ra sao, có lẽ em cũng muốn về nước để được gần mẹ, không em Hương đi lấy chồng rồi, mẹ thì già em cũng không yên tâm. Em về đợt này nếu như em ở hẳn bên ấy, em sẽ đón Mẹ em sang, nhưng buổi trưa em mới ướm mà cụ đã thuyết minh cho em một bài.
Du hỏi Lan:
- Em đã có gia đình chưa, mấy lần anh gặp bác và Hương, anh hỏi cụ không biết và Hương cũng nói vậy. Sao em ít tin tức về cho gia đình thế.
Nàng cười:
- Đúng là em đáng trách thật. Lan hỏi còn anh thì sao? Anh đã lập gia đình chưa. Lan đã biết về anh rồi, nhưng nàng vẫn hỏi.
- Anh vẫn chưa em. Vì công việc của anh cũng bận rộn. Nói đến đây anh ngừng, một lúc sau mới nói tiếp:
- Anh vẫn đang chờ một người mà từ bé anh hằng mong ước, Lan ạ. Anh không hiểu người đấy đã có gia đình chưa, nếu người đấy có gia đình rồi, anh sẽ chúc cho người ấy hạnh phúc, và có lẽ anh sẽ ở với mẹ cho đến già.
Nàng nghe vậy. tim nàng như thắt lại, có lẽ chàng vẫn đợi mình sao?
Du lại nói:
- Lan biết không, mỗi lần anh về quê, có chiều nào mà anh không ra con đường này, con đường này nó gắn liền biết bao những thân thương mà anh không thể quên được.
Lan nói:
- Chẳng lẽ anh cứ sống theo hoài niệm, của quá khứ hay sao. Nàng nghĩ, nàng lại tự hỏi mình, tình yêu là gì vậy? Sao chỉ những cái nhìn đắm đuối, những lời nói bâng quơ mà nó như một dây chằng buộc nhau lại. Dù cho nhau xa cách trùng khơi, trái tim vẫn hướng về nhau.
Du thấy Lan im lặng, chàng hỏi:
- Lan đã xây dựng gia đình chưa, Lan ngồi in một lúc, rồi mới trả lời, em cũng như anh, bận công việc, rồi học hành, rồi làm thêm để đỡ cho mẹ và cho em, em không có thời gian để nghĩ về mình nữa.
Du lúc này rất vui mừng, trái tim chàng đập rộn lên, chàng nghĩ, chàng không để mất Lan nữa. Chàng ngập ngừng:
- Lan ơi, anh rất yêu em, anh nghĩ sự chung thủy chờ đợi của anh, trời phật đã chứng giám. Anh luôn nghĩ rồi có lúc anh sẽ gặp được em. Bao nhiêu năm anh chờ đợi. Em đồng ý yêu anh nhé.
Lan thấy đột ngột. Nàng nói:
- Để em suy nghĩ đã. Em vẫn đang làm việc bên kia. Chúng mình có được gần nhau đâu, anh có thể tìm nguời khác được mà.
Du nói:
- Anh chỉ cần em nhận lời thôi, dù anh có đợi cả đời, anh cũng đợi. Em đồng ý yêu anh nhé.
Du ôm lấy Lan, những lời ngọt ngào của tình yêu mà lâu nay anh cất giấu trong tim, hôm nay anh tuôn trào. Anh hôn nàng mãnh liệt. Dây chằng tình yêu của con tim, Lan cũng không cuỡng chế được. Họ ngồi với nhau quên cả giờ giấc. Mẹ Lan đang đi tìm Lan, gọi về, rồi gọi vợ chồng Hương về ăn cơm mừng chị.
Mẹ Lan đến gần Du. Mẹ Lan cũng mời Du tối sang ăn cơm. Mẹ cũng mừng và mẹ cũng biết, chúng chơi với nhau từ bé. Bây giờ chúng đến được với nhau thì tốt quá.
Lan đứng lên chào Du và mời Du tối đến ăn cơm cùng với gia đình. Lan ra về làm tiếp các món ăn, để mẹ đi gọi Hương.
Lan đang múc thức ăn thắp hương cho bố, Thì nghe có tiếng ô tô cả nhà Hương và mẹ đã về. Lan nhìn thấy gia đình em trong rất sung túc, Lan mừng cho em. Hương bây giờ không phải Hương ngày xưa nữa, chồng Hương cũng đẹp trai giỏi giang. Hương và các cháu vào ôm chầm lấy bác. Hương cũng biết, chị sang bên trời Tây đi học cũng vất vả, rồi làm thêm cũng đỡ cho Hương lúc vợ chồng Hương mới lập gia đình. Hương được như hôm nay tất cả cũng nhờ chị lo lắng cho hai mẹ con ở nhà. Chị đúng là người tốt, chị hy sinh cho gia đình nhiều như vậy, mà không nghĩ đến bản thân. Hương cũng ân hận lúc Hương còn nhỏ, chuyên đành hanh với chị mà chị toàn phải nhường.
Cả nhà vui vẻ. Còn mẹ Lan thì cứ ngóng mong Du đến, bà cũng mong cho hai đứa thành đôi, bà sẽ bắt Lan về nuớc làm việc cho có đôi lứa, bà có nhắm mắt mới yên lòng. Bà đang mong thì Du đến, bà mừng lắm và giới thiệu với rể, đây là anh Du, bạn với chúng nó từ bé, cũng mải học đến bây giờ vẫn chưa lập gia đình. Hương chạy ra bắt tay Du. Nàng cũng mong chị mình với Du thành đôi thì tuyệt vời.
Tối hôm ấy mẹ Lan vui lắm, mẹ thấy Du rất gần gũi quan tâm đến con gái mình. Mẹ Lan nói:
- Du đã có bạn gái chưa, nếu chưa bác gả con Lan cho.
Hương nhanh miệng trêu Du:
- Mẹ không cần nói câu đấy đâu mẹ. Hai người đấy họ là của nhau từ bé rồi mẹ ơi.
Du nhìn Lan với ámh mắt đắm say của tình yêu, như một cậu bé đói ăn đã nhịn bao nhiêu bữa. Cả nhà vui vẻ làm Lan suy nghĩ không muốn sang trờiTây nữa.
Trong những ngày Lan về nước, nàng cảm thấy vui và hạnh phúc vô cùng. Du thì cũng đang nghỉ phép. Chàng và nàng đã có những thời gian hạnh phúc bên nhau như ông trời đã sắp đặt. Gần đến ngày Lan đi, nàng thấy phải xa gia đình xa người yêu, Lan buồn lắm. Mẹ Lan sợ con gái đi thì hai đứa lại không thành. Mẹ gọi Du nói, nếu hai con yêu nhau thật sự mẹ muốn hai con thành đôi lứa với nhau đi. Con bảo mẹ con sang nói chuyện để công bố cho hai gia đình, và các con đi đăng ký. Các con có còn trẻ nữa đâu, tranh thủ cưới nhanh còn có đẻ con cái cố lấy một đứa. Mẹ sẽ khuyên Lan sang bên kia thu xếp nhanh chóng về nước.
Du thấy mẹ Lan nói vậy, Du cảm ơn mẹ vô cùng. Chàng cùng nhanh chóng làm theo lời mẹ Lan. Lan cũng rất ngạt nhiên chàng lại tiến hành nhanh như vậy, nàng trách chàng:
- Sao anh không bàn bạc với em, mà anh cứ tự nhiên tiến hành như vậy.
Mẹ nàng nghe thấy đi ra nói hộ cho Du:
- Mẹ bảo Du làm thế đấy - mẹ mắng mát con gái: “Cha bố cô, để mà bàn với cô thì tôi có chết, cô vẫn không đồng ý. Cô lại bảo, để con sang bên kia thu xếp, rồi con về mới tính đến chuyện ấy. Tôi từng này tuổi rồi, tôi không theo ý cô được.”
Lan không nói được nữa. tối hôm ấy mẹ Du sang nhà nói chuyện, ngày hôm sau chàng và nàng đi đăng ký. Lan chỉ còn có ba ngày nữa là đã bay rồi. Nàng bảo, bao giờ con về mới tổ chức đám cưới. Mẹ Lan cũng đồng ý. Mẹ nghĩ, chúng đã đăng ký thì chúng là của nhau rồi, mẹ không còn lo nữa.
Nàng chuẩn bị ra đi. Mẹ bảo Lan, con sang bên đấy thu xếp nhanh về nước làm việc con nhé. Lan bảo với mẹ và Du:
- Con đã ý định về nước làm việc rồi. Hôm ở sân bay con đã nói chuyện với lãnh đạo Viện Nghiêm Cứu Sinh học rồi. Hồi con ở bên kia, Viện đã có ý định xin con về, nhưng con còn một số việc phải làm nốt chưa về ngay được.
Du nghe thấy thế sung sướng bế tốc Lan lên quay tít mù. Mẹ Lan thầm nghĩ, đúng là tuổi trẻ bây giờ chúng khác mình thật. Bà bảo hai đứa, mẹ đi ra chợ một lát, Du hôm nay ở đây ăn cơm nhé.
Mẹ đi và nói thế, nhưng chàng và nàng có nghe thấy gì đâu. Du chỉ thấy mẹ đi ra ngõ, chàng bế thốc nàng vào phòng của nàng. Tình yêu dâng trào cả hai đều không kiềm chế được. Hạnh phúc đầu đời chàng và nàng đã hòa vào nhau.
Đến ngày nàng sang trời Tây. Nàng nói với Mẹ và Du. Con sẽ thu xếp nhanh về nước. Du cảm thấy hạnh phúc vô cùng, khi tiễn vợ chưa cưới ra sân bay.
Nàng nói, em chẳng muốn xa mẹ và anh nữa.
Lan sang bên trời Tây đâu có thể thu xếp về nhanh được. Vì nàng cùng đồng nghiệp đang nghiên cứu dở một công trình, nàng phải nghiên cứu nốt rồi mới về Việt Nan được, Nàng còn muốn mang kiến thức nghiên cứu xong đấy về Việt Nam áp dụng, nàng muốn đẩy đất nước mình ngang hàng với thế giới.
Nàng sang bên ấy với bao khó khăn. Nàng đã có bầu, nàng báo về cho mẹ và Du biết. Du mừng lắm. Mẹ nàng thì cứ giục nàng thu xếp nhanh để về, nhưng làm sao có thể về nhanh được. Gần đến tháng nàng đẻ, nàng phải bảo lãnh cho Du sang để đỡ đần cho nàng.
Du sang với vợ, cũng gần một năm. Nàng đã sinh được cậu con trai tuấn tú, và đến nay mọi công việc ổn định. Chàng và nàng bế con về nuớc. Hai bà nội ngoại ôm lấy cháu vui mừng tràn đầy hạnh phúc. Ngôi nhà như có ánh sáng tràn vào.

          
        TRĂN TRỞ

                                                                               

   mh  Minh họa của Tác giả

        Vào mùa thu, cái nắng xiên khoai đã nhạt dần. Bầu trời không còn xanh cao như mùa hè nữa, chiều tối đám mây đã thu hút, nuốt chửng ông mặt trời dưới chân núi, phủ lên một bầu không khí ảm đạm, lạnh lẽo, những hạt sương mỏng manh rơi xuống mặt đất. Những đám khói đốt đồng giờ chỉ còn là những sợi mỏng manh đang bị gió heo may thổi bạt đi. 

     Chị Tẻo vừa đi làm đồng về, thấy người hơi lạnh, chị vào lấy cái áo dài tay mặc cho đỡ lạnh. Trăng đã le lói dần lên của ngày gần rằm, nó to và tỏ sáng, giúp chị cơm nước nhanh chóng cho các con.

     Thằng Trường con trai cả của chị cũng đi học về muộn, vì nó còn ở lại đá bóng. Còn thằng Sơn con út của chị còn nhỏ đi học cấp một về, mệt và đói nó lên giường ngủ một giấc để đợi mẹ đi làm về, nấu cơm. Chị về nhanh chóng nấu cơm. Chị thấy thằng Trường mới cắp cặp về, chị hỏi: - Sao hôm nay con đi học về muộn thế? Chị sai Trường nhặt rau, rửa rau rồi nhanh chóng vào bếp nấu cơm.

     Chị lo cơm nước cho hai con, ăn xong chúng còn phải học bài. Đàn lợn kêu inh ỏi, chị tranh thủ cho chúng ăn, rồi mới đi ăn cơm. Xong xuôi mọi việc, chị Tẻo mới ngả cái chõng tre xuống sân, nghỉ ngơi một lúc. Trong nhà hai con của chị ngồi học cho nó yên tĩnh.

     Lúc này chị mới có thời gian thư giãn. Chị nhìn lên bầu trời,  ánh trăng gần rằm sao nó to và sáng trong thế. Chị lẩm bẩm một mình, “thế này các cụ bảo? Năm nay đến mùa đông thì lại rét đau lắm đấy.” Chị với cái ấm nhôm cũ, rót nước vối đã ủ từ sáng ra uống. Chị ngắm nhìn kỹ lên ông trăng, chị như “thấy chú cuội, chị hằng đang ở gốc cây đa.” Những ngôi sao nhỏ vẫn mở mắt đăm đăm trên bầu trời đen kịt, nhìn xuống mặt đất, vườn cây um tùm trước sân nhà chị. Gió thổi đu đưa làm trong đám tối khu vườn lúc sáng, lúc tối, cây nghiêng ngả, làm chị thấy lành lạnh. Chị lại ngồi bấm ngày, thứ, xem tuần này thứ bẩy anh Thê chồng chị có về không.

    Chị thở dài, nghĩ lại hồi trong quân đội. Chị và anh gặp nhau, cùng ở một đơn vị. Chị là y tá đi theo đơn vị anh, để cứu các chiến sĩ bị  thương đang trong chiến đấu. Chị gặp anh lúc chăm sóc anh khi anh bị sốt rét rừng hành hạ người như tàu lá, môi thâm sì, rét run cầm cập. Từ đấy anh và chị yêu nhau.

    Đất nước đã hòa bình. Chị và anh được ra quân. Anh và chị về lấy nhau. Lúc đấy bố vợ anh đang làm cán bộ ở Hà Nội, tiêu chuẩn nhận con vào làm chỉ được một người. Chị hy sinh, để cho chồng vào làm, còn chị về làm y tá ở xã và làm thêm ruộng cùng với mẹ chồng. Ngày tháng thoi đưa, chị đã sinh được hai con trai với anh.

     Chị nghĩ: Ngày xưa khổ mà vui sướng bao nhiêu, bây giờ sao nó lại buồn đến thế.

     Mỗi lần chồng về, Thê toàn gây sự với chị, rồi chê chị, nói này nói khác với chị, cho chị không biết làm ăn gì. Mỗi lần Thê về chị nấu cơm cái gì Thê cũng chê, có hôm Thê đổ cả nồi canh cá trê, nấu với dưa khú, mà chị phải đi hỏi gần khắp hết làng mới mua được. Cứ tưởng là dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ cho chồng khen. Hồi mới cưới vợ chồng vẫn chan húp xì xụp, bây giờ thì Thê chê:

- Nấu thế mà cũng ăn được à, tanh quá!

    Thê toàn bắt bẻ, khiêu khích chị. Chị vẫn chịu đựng và không nói gì. Chị chỉ buồn thôi, chị sợ to tiếng hàng xóm họ thầm thì, ”chồng thỉnh thoảng mới về mà lúc nào cũng cãi nhau.” Chị đành phải chịu đựng.

    Thê gây sự, rồi bắt chị ly dị với anh, bảo là sống không hợp nhau. Chị Tẻo buồn rầu đau khổ một mình, không dám thổ lộ với ai. Chị cũng biết tính chồng chị, ham địa vị, ham làm giàu. Thê rất tính toán trong việc này.Chị nhớ rõ hồi Thê được bố mới xin vào làm, Thê bảo với bố vợ, tìm mọi cách xin vào phòng cung tiêu. Thê đã tính toán, vào phòng cung tiêu mới làm ăn được. Từ đấy Thê đã làm ăn, có nhiều phi vụ bất chính, cho nên mới dẫn đến hậu quả bây giờ. Chị Tẻo nhớ đến hồi Thê và chị gặp nhau, rồi lấy nhau. Thê đối xử rất tốt với chị, rất yêu chị, quan tâm đến gia đình. Lúc chửa con so, mỗi lần thứ bẩy về, Thê lại đạp xe từ Hà Nội về, qua chợ phố động, lại mua con cá chép nhỏ cheo lủng lẳng ở ghi đông xe đạp, bảo vợ nấu cháo mà ăn để sau này con mình thông minh. Chị sinh con trai đầu lòng, nó như một niềm vui với Thê. Đến đẻ đứa thứ hai lại con trai, anh càng thấy, anh phải có trách nhiệm hơn, anh lo lắng hơn. Anh đi công tác Miền Nam ra, tiện xe cơ quan, chở ra cả chiếc tủ cũ, về cho vợ dùng. Anh càng ham kiếm tiền, để lo cho con cái. Thế mà gần đây, nó như một cú sốc đối với chị. Thê thay đổi nhanh chóng như trở bàn tay với chị.

    Chị là Đảng viên lâu năm, là phó bí thư Đảng của xã, chị lăn lộn việc nhà việc xã hội và nuôi hai con, chăm sóc mẹ chồng. Chị đầu tắt, mặt tối suốt ngày, chị chẳng có thời gian nghĩ ngợi việc của mình.

     Mỗi lần anh Thê về nhà, anh dày vò chị, chị cũng lờ đi để cho gia đình nó êm ấm, người ngoài nhìn vào, cứ nghĩ là chị hạnh phúc. Mỗi lần Thê về, hàng xóm lại gọi ầm lên, “Chị Tẻo ra đón chồng về kìa.”

     Tẻo thở dài, hôm nay lại tối thứ sáu rồi mai lại thứ bảy, tuần này không biết Thê có về không. Chị ngồi ngoài sân nhớ lại những ngày trước, chị lúc nào cũng mong đến ngày thứ bảy, là ngày hạnh phúc nhất trong tuần, cả nhà đầy đủ trong mâm cơm. Thê về rất chiều vợ chiều con. Bây giờ dường như là trái ngược với chị, chị mong Thê đừng về để cho chị yên cái đầu, chị còn lấy sức lực để làm việc, con cái yên tĩnh học hành. Chị đang suy nghĩ thì thấy tiếng xe máy ở ngoài ngõ, lao vụt vào sân chị đang ngồi khiến chị giật mình, đó là chồng chị. Chị vội đứng dậy để Thê dựng xe vào.

     Thê vào nhà thấy hai con đang học. Các con then lét chào bố. Chị Tẻo vội vàng hỏi chồng: - Sao hôm nay anh về sớm thế. Anh đi làm về rồi anh về ngay ạ. Tối muộn thế, anh để hôm sau mới về thì không, về muộn nguy hiểm lắm anh ạ.

      Thê chẳng nói gì chẳng rằng. Chị Tẻo lại nói tiếp, em đi nấu cơm cho anh ăn nhé! Lúc này Thê mới trả lời nhát gừng: - “ Không ăn.” Chị thấy thái độ của chồng, như sắp có chuyện sảy ra. Chị vào chỗ các con, chị bảo: - Các con học xong chưa, muộn rồi đi ngủ, ngày mai còn dậy sớm đi học.

      Chị Tẻo thu xếp mọi việc, chị cũng đi ngủ sớm. Còn Thê ngồi uống nước, gọi điện thoại. Chị Tẻo vẫn không ngủ được, chị nằm nghe Thê nói chuyện trong điện thoại. Thê cũng chẳng giấu diếm gì anh nói chuyện rất thoải mái với một cô gái nào đó, rất tình cảm, bàn cả đường đi nước bước làm ăn nữa. Chị Tẻo nghe được hết mọi chuyện. Chị buồn lắm với thái độ của chồng mình, hồi này anh thay đổi nhiều lắm.

     Chị biết Thê đã có bồ từ lâu ở cơ quan. Chị cho là chị đã lấy phải “một người chồng bạc bội,” chị cũng chẳng thèm ghen, hay cố gìm chân người ta, thì cũng chẳng ăn thua gì.  Chị phải cứng rắn, chị coi là chuyện đời thường, mà bây giờ lại sảy đến với mình. Chị coi thường Thê, chị không thèm đả động đến. Chị thương cho hai đứa con của chị, có một ông bố như vậy. Chị cố giữ cho gia đình êm đẹp, cho người ngoài đừng đánh giá về chị, con chị đỡ hổ thẹn vì chuyện gia đình.

      Thê gọi điện xong, rồi cũng đi ngủ, anh ngủ luôn ở cái ghế dài phòng khách. Chị Tẻo ra uống nước, thấy thế lấy cái chăn mỏng đắp cho chồng.

      Sáng hôm sau, chị dậy rất sớm. Chị thấy lạnh, chị nhìn ra ngoài trời, gần sáu giờ sáng mà trời vẫn tối. Bầu trời u ám, ảm đạm, kéo theo những cơn gió rất mạnh, đập vào cửa nhà thính thịch, rồi mưa sối sả hắt hết vào cửa nhà. Chị vội ra đóng cửa lại. Thê đang ngủ thấy cửa đóng mạnh, Thê không biết, Thê chửi Tẻo: -“ Mày làm cái gì mà mày đóng cửa mạnh thế, mày biết tao đang ngủ, mày cố tình có phải không.” Chị Tẻo thấy chồng nói những câu không có văn hóa, chị cũng chẳng thèm nói. Chị vào gọi các con của chị dậy chuẩn bị đi học, chị rang cơm cho các con ăn, chị xúc một bát để phần chồng, chị cho vào mâm đậy lồng bàn rồi chị bỏ đi làm từ sớm. Mặc dầu trời vẫn mưa, lại còn trở gió nữa.

     Đầu óc chị cứ lung tung nghĩ về chồng mình. Từ hồi bố chị về hưu, cụ lại qua đời, chồng thay đổi nhiều quá. Chị đã nghe được nhiều chuyện ở cơ quan chồng. Toàn là những chuyện không hay một chút nào. Thê tìm mọi cách để tiến thân. Hồi Thê ở tổ cung tiêu, Thê đi lấy hàng ở Miền Nam ra. Trên đường đi Thê kết hợp buôn bán nhiều thứ, rồi ăn bớt tiền của cơ quan. Lúc ấy Thê tí nữa bị đuổi, Thê đến nhà chị phó giám đốc phụ trách tài chính của cơ quan, chị đã bốn mươi tuổi mà vẫn chưa có chồng. Thê kém chị năm tuổi. Chị phó giám đốc như là phải lòng, xóa hết tội cho Thê. Chị còn nâng đỡ Thê nữa, cho Thê đi học tại chức. Bây giờ Thê đã ngồi ở phòng Tổ chức.

      Vì lý do đấy, hay là một sự trao đổi, chị giám đốc yêu Thê. Bắt Thê phải bỏ vợ và hứa với Thê, sẽ giúp đỡ hai đứa con của Thê, nhập được hộ tịch ở Hà Nội, lo công ăn việc làm cho chúng. Chị giám đốc còn vạch đường đi nước bước cho Thê, anh phải đòi nuôi hai con, thì mới làm được mọi việc. Khi Thê và chị giám đốc kết hôn với nhau, hai đứa con của Thê nhập tịch dẽ dàng.

     Thê về nhà Thê cứ làm căng với chị, Thê tỏ ra không yêu chị nữa, để cho Tẻo kinh ghét Thê, đồng ý ly dị.

      Mặc dầu Thê vẫn yêu chị. Thê cũng đau đầu lắm, nghĩ đến cái ghế của anh đang ngồi, nghĩ đến tương lai của hai con. Thê phải quyết định như vậy.

     Tẻo hôm nay đi làm đồng sớm, chị mặc áo mưa, thời tiết bỗng dưng lại thay đổi đột ngột. Chị lại suốt đêm căng thẳng nghĩ về chồng, chị ra làm một lúc, chị thấy trời đất quay cuồng, lộn nhào, chị hoa mắt và ngất đi không biết gì nữa. Cũng may có một cậu hàng xóm đi đuổi vịt từ sớm, nhìn thấy Tẻo ngã không biết gì nữa, cậu hàng xóm vội cõng chị về, rồi gọi bác sĩ. Thê thấy vậy, anh cũng hoảng, anh lấy dầu xoa bóp cho vợ, thay quần áo cho vợ. Bác sĩ đến khám và tiêm cho chị, bác sĩ đưa thuốc và bảo Thê cho vợ uống thuốc. Tẻo đã tỉnh, bác sĩ bảo với Thê: - Chị nhà bị suy nhược cơ thể, và cũng làm việc căng thẳng quá bị ngất đi thôi, bồi dưỡng cho chị nhà nhé!

    Thấy cô vợ xanh mướt, tóc xơ xác không chải, Thê cũng thương vợ, lâu nay mình đối xử với vợ mình thật quá đáng. Anh cũng nghĩ nhiều lắm rồi, thế nhưng cũng không biết làm thế nào, “ Anh đã cưỡi lên lưng hổ rồi.” Anh phải làm nhưng thế, để cho Tẻo chán anh.

      Hai ngày nghỉ ở nhà, Tẻo bị ốm, anh cũng không nói gì nữa. Anh đi chợ nấu cơm cho các con ăn đi học, nấu cháo cho vợ, anh cũng buồn lắm, anh thương Tẻo. Anh cũng không biết, tiếp theo anh nói như thế nào với Tẻo nữa, anh tạm thời im lặng.

     Tối hôm ấy, anh hạ cái chõng tre ở ngoài sân xuống, anh ngồi uống nước, anh nhớ lại ngày gặp Tẻo, Tẻo là cô gái rất tốt, còn xinh nữa chứ! Không biết bao nhiêu anh xông vào tán Tẻo. Lúc đấy anh tự hào với đám bạn của anh lắm, bọn bạn cho là “ hêu.” Giỏi tán gái. Tẻo lúc đấy là người rất thùy mị, dịu dàng, động viên nhẹ nhàng nhất trong các em y tá. Anh cũng tự hào về Tẻo, vì anh đã giành được Tẻo cho anh.

     Bây giờ anh biết làm thế nào đây? Gần đây anh cố làm mọi cách vũ phu với vợ, để cho vợ chán mình. Không ngờ lại đến…nông lỗi này. Anh nhìn lên bầu trời, mưa đã hết. Nhưng trời vẫn âm u, ảm đạm, thỉnh thoảng có những tia chớp đánh dài thành một đường loằng ngoằng, rồi tiếp theo một tiếng sấm từ xa. Ngoài vườn những đàn gà trong chuồng bị nhốt hơi chật, chúng cứ xô đẩy nhau lục cục. Tiếng ếch kêu sau trận mưa ộp ộp, tiếng chó của hàng xóm xủa ầm ĩ. Những hàng cây gió đưa nghiêng ngả, lúc chầm lúc bổng xuống mặt anh. Anh ngồi thấy gai người, anh nhìn vào trong nhà các con của anh đã học xong, chúng đi ngủ hết. Vợ anh cũng ngủ từ lâu. Anh vội vào đi ngủ.

     Anh nằm trằn trọc mãi cũng không ngủ được. Anh nghĩ đến Thắm, “cô phó giám đốc của anh.” Thắm rất tốt với anh. Thắm cũng yêu anh thật sự. Tuy Thắm có hơn anh tuổi, vì Thắm chưa có gia đình, là bà phó giám đốc, nên Thắm trông vẫn trẻ trung, người làm việc thành phố, ăn mặc, cách nói năng rất dễ chịu. Thê cũng rất cảm tình.

     Thắm nâng đỡ anh rất nhiều, nếu như không có Thắm anh phải về với vợ từ lâu rồi. Bây giờ Thắm cũng yêu anh, còn vạch ra tương lai sán lạn cho con anh nữa. Anh phải làm thế nào đây với vợ anh, để vợ anh, nghe anh, vì còn tương lai các con nữa chứ! Thê suy nghĩ nhiều cũng mệt và thiếp đi lúc nào không biết.

     Tẻo đã đỡ. Gà mới canh ba, chị đã chồm dây lụi cụi nấu cơm nước. Tẻo cũng nghĩ thương Thê, chắc anh cũng phải suy nghĩ và đấu tranh nhiều lắm. “Tẻo như đọc được hết các suy nghĩ của chồng.” Biết đêm qua Thê ngồi rất khuya ở ngoài sân, chị cứ để yên cho anh ngủ. Hai con của Tẻo ăn rồi đi học.

     Tẻo cũng chưa được khỏe, chị không đi chợ được, chị ra bắt con gà nhỏ nấu cháo, để trưa cả nhà cùng ăn. Chị để im cho Thê ngủ, dậy lúc nào thì đã có cái ăn.

     Chị ngồi nghỉ. Chị ngắm nhìn Thê ngủ, Thê cũng đã già rồi, tóc mai đã điểm bạc, chị thương anh cũng vất vả với vợ con. Chị cũng hiểu Thê, anh lo lắng cho các con của anh, tương lai các con. Chắc anh cũng phải suy nghĩ rất lung khi anh quyết định như vậy. Còn chị, chị lại nghĩ khác, chị không phải hạ mình thế được. Mình sinh ra các con, mình phải tự nuôi các con ăn học đến nơi, đến chốn. Các con của mình phải cố gắng học thật tốt, để có kiến thức, rồi trước sau chúng sẽ có địa vị trong xã hội. Làm sao mình phải chấp nhận cho con “đi ở đợ” với bà dì hai như vậy.

     Chị cũng đau đầu lắm! Chị chỉ buồn với Thê thôi, sao Thê lại có những hành động như vậy. Chị dù sao cũng là phó bí thư của xã, mà lại mang một cái tiếng chồng bỏ. Chị không lo cho trong ấm thì chị làm thế nào ngoài êm được. Thế hóa ra mình đầu tắt mặt tối mà không đảm việc nhà à? Chị Tẻo trăn trở mãi, thật là tiến thoái lưỡng nan, đâu có phải như các cụ nói: “ Rằng yêu thì nói là yêu, không yêu nói phứt một câu cho rồi,” mà dễ được.  

    Trời tờ mờ đất, lợn kêu rít lên đòi ăn. Tẻo lại lúi húi trộn bèo cám cho lợn. Đang loay hoay bê nồi cám vật vã thì Thê dậy. “ để anh bê” Thê nhanh nhẹn, tranh bê nồi cám, tóc hai người chạm cả vào nhau làm Tẻo đỏ mặt. Thê giật mình, hai con của anh hôm nay đi học bị nhịn đói. Thê không biết vợ dậy làm mọi việc. Thê vội lấy xe để đi chợ. Tẻo gọi anh lại. Tẻo nói với Thê:

     - Em đã nấu cơm cho các con ăn đi học rồi, em lại nấu nồi cháo gà để đến trưa ăn, anh múc anh ăn đi không thì đói. Các con về chỉ việc đun lại cho nóng thôi.
    Lúc này, Thê mới hỏi:
    - Em đã đỡ chưa, mà em dậy làm được nhiều thứ thế.
    Tẻo nói:
    - Em đỡ rồi anh ạ, anh đi ăn không đói.
    Thê múc một bát ăn xong, Thê tranh thủ đi xe xuống chợ, mua một ít thức ăn cho vào cái tủ lạnh cũ anh mang từ Miền Nam ra chạy chỉ hơi man mát, để cho vợ lấy ăn dần. Chiều Thê phải ra Hà Nội đi làm. Đợt này Thê định về nhà tìm mọi cách nói với vợ, để vợ đồng ý ly dị giả vờ, anh còn lo cho các con. Nhưng vợ bị như thế anh chẳng nói được gì. Thê cũng tính toán: - Nếu Tẻo đồng ý như thế, Thê vẫn coi Tẻo là vợ cả, anh còn lo được cho hai con đỡ vất vả, lại còn có cơ hội xin được nhà máy một căn hộ nữa.
    Thê đi chợ về, anh còn xào sáo cho các con của anh thêm mấy món. Anh ăn xong một lúc anh phải ra Hà Nội đi làm. Trước khi đi, anh đưa cho vợ một ít tiền, anh bảo với vợ cầm lấy để bồi dưỡng, mua thức ăn cho các con, chúng học vất vả lắm, phải cho chúng ăn uống đầy đủ chất vào. Rồi Thê dắt xe đi.
    Thê đi ra ngoài xóm, bà con xóm giềng ai cũng chào Thê:
    - Anh lại ra đi công tác à.
    Bà con vào thăm Tẻo bị ốm từ hôm qua. Ai ai cũng khen Thê, thấy vợ ốm, cơm nước, chợ búa, lo lắng, bây giờ phải đi thấy nét mặt của Thê cũng không được vui. Bà con khen tấm tắc Thê.
    Tẻo ngồi dậy mời bà con uống nước. Tẻo nói: - Em khỏe rồi, lúc đấy trời mưa, em bị ướt, chắc bị cảm lạnh một tí thôi.
     Bà con thấy Tẻo đã khỏe rồi, mọi người cũng mừng. Tẻo đối với bà con rất tốt, nửa đêm có ai bị ốm hay làm sao, gọi một câu là chị đến khám cho mọi người. Chị còn động viên an ủi cho mọi người để nhanh khỏe. Hôm nay chị ốm, mọi người cứ kéo nhau đến thăm hỏi.

    Thê đi ra ngoài đường, anh ngắm nhìn hai hàng cây thẳng tắp. Trời đã hửng nắng, ánh nắng cuối thu đã nhạt dần, nắng hắt nhẹ lên những trái bưởi đang ngả thành màu vàng, những cành nhãn đã thu hoạch hết để lại những cành trơ trụi, lá đã chuyển mùa, những con bướm bay lượn hút những nụ mướp cuối mùa. Anh ngắm nhìn cảnh chiều hoàng hôn ở quê sao nó thanh bình đến thế, rất thoáng đãng và mát dịu. Anh nhìn những người dân ở đây họ sống bình dị và mến khách, nét mặt của họ thật đôn hậu.

    Anh nhớ hồi anh và Tẻo đang yêu nhau khi còn ở quân đội. “ Hai đứa đèo nhau bằng cái xe đạp,” vừa đi vừa nói chuyện. Con đường ngày ấy trời mưa còn lầy lội, ổ gà, ổ vịt lúc lên lúc xuống. Tẻo ngồi đằng sau, ôm chặt lấy anh không thì ngã. Bây giờ, nhờ lời dặn của Bác ngày Hòa bình sẽ miễn thuế nông nghiệp, xã lấy tiền đó làm con đường bê tông chạy đến cửa nhà.

     Thê mỗi lần về nhà, anh đều sang bên mẹ anh. Nhà mẹ anh ở ngay cạnh khu vườn nhà anh. Mẹ đã già rồi, mắt lại rất kém. Bà ở một mình, hàng ngày Tẻo và các cháu thay nhau sang chăm lo cho bà. Mẹ Thê cũng không biết mọi chuyện về Thê, anh định ly dị vợ. Mẹ khen con dâu rất tốt, may anh lấy được cô vợ “ vừa tốt tính, vừa xinh nữa chứ!” Nhà mình thật có phúc con à. Con phải đối xử tốt với vợ con nhé!

     Thê đi trên con đường biết bao suy nghĩ. Đầu óc Thê như muốn vỡ tung ra. Anh về đã thấy Thắm ra đón từ cổng khu tập thể. Thắm cũng nghĩ rằng Thê đợt này về đã giải quyết, xong mọi việc với vợ ở quê rồi. Thắm đon đả bảo Thê:
    - Anh cho xe vào nhà em, rửa mặt mũi, chân tay, em đã nấu cơm rồi. Em dọn cơm chúng mình ăn nhé!
   Thắm nhìn nét mặt Thê rất buồn. Thắm hỏi:
    - Sao anh vẫn chưa giải quyết được gì ạ.
    Thê nói:
    - Anh chưa em à.
    Rồi Thê kể lại mọi việc cho Thắm nghe. Thắm động viên Thê, để đợt sau vậy.
    Thắm đóng cửa lại, Thắm ra ngồi sát Thê, ôm Thê. Thắm tỏ ra nhớ Thê, ghen với Thê đã về với vợ mấy hôm.

    Tẻo hôm nay tinh thần đã khỏe mạnh. chị đi trên con đường xuống xã, nó uốn hình con tôm, theo con mương của làng chị. Hai hàng phi lao chạy, cũng uốn cong hình con Tôm, trông xa như bản đồ. Thỉnh thoảng có các em buộc trâu dưới gốc, chúng rủ nhau đá bóng. Dưới mương, những đàn vịt bơi lội đuổi nhau, chúng kêu càng cạt. Những bác nông dân vác cuốc đi làm ruộng. thấy chị họ hỏi han tíu tít. Trong lòng chị thấy khoan khoái. Chị vào đến xã, mọi người đều hỏi thăm chị, Trêu chị:- “ Chồng mới về, ốm là phải thôi.” Chị nghĩ trong đầu, “ Nếu phải như thế thì tốt biết chừng nào.” Chị thoáng thấy rất buồn. Trong buổi họp hôm nay chị không được hào hứng cho lắm.

    Tẻo đi họp về, Chị rẽ vào mẹ chồng cơm nước trước cho mẹ. Chị mới về nhà nấu cho các con. Mấy mẹ con ăn xong, các con lại lên bàn học. Còn chị vào phòng viết lại bản báo cáo cuộc họp hôm nay. Chị nghe thấy tiếng gọi ở ngoài cổng. Chị giật mình, sao hồi này Thê về liên tục thế nhỉ? Chị ra mở cửa. Chị hỏi:
    - Sao hôm nay anh về sớm thế?
    Thê hỏi:
    - Em đã khỏi chưa.
    Tẻo nói:
    -Em khỏi  rồi, hôm nay em vừa đi họp dưới xã về.
    Tẻo vội vã hỏi chồng.
    - Em đi nấu cơm cho anh ăn nhé! Mẹ con em vừa ăn xong.
    Thê trả lời:
     - Anh vừa ăn phở ngoài kia rồi, anh biết mẹ con em ăn rồi, nên anh ăn ngoài kia cho em đỡ vất vả.
     Buổi tối hôm ấy, Thê ngồi ngoài hiên uống nước, đợi vợ viết xong bản báo cáo. Thê đợi các con học bài đi ngủ. Thê gọi vợ vào trong bếp, đóng cửa lại, để các con khỏi nghe thấy. Thê nói với vợ, mọi dự định của Thê. Cuối cùng Thê đưa cho vợ tờ đơn ly dị, Thê bảo Tẻo ký. Lúc này Tẻo như chết lặng người đi. Tẻo cũng biết sẽ có ngày như thế này từ lâu. Tẻo chấn tĩnh. Tẻo hỏi anh:

    - Anh đã suy nghĩ kỹ chưa, anh làm như thế này có làm tổn thương đến các con không. Anh đã nói với mẹ chưa? Hít một hơi thật sâu Tẻo đành lòng nói tiếp: - Thôi thì anh cảm thấy suy nghĩ của anh là đúng, đối với em, em sẽ chấp nhận hết. Nhưng em mong anh ngày mai, anh nói với mẹ, với các con. Em sẽ ký.

    Tẻo vội đứng lên mở cửa đi ra. Ngoài trời đang mưa lớt phớt, tiếng ếch kêu inh ỏi, lại nghe thấy tiếng “ gà mái gáy dở.” Các cụ toàn bảo: - “ Làng mình, chắc chắn nhà ai lại có chuyện.” Tiếng gió thổi rì rào, trong vườn cây cối nghiêng ngả. Tẻo bước đi chệnh choạng như muốn ngã. Thê vội chạy ra đỡ vợ vào phòng ngủ. Thê biết Tẻo bị choáng, anh động viên vợ, bảo vợ đi ngủ. Anh cũng nằm ngủ cạnh vợ.

     Thê cũng suy nghĩ? Ngày mai anh nói thế nào với mẹ, các con của anh đây. Anh trằn trọc mãi không ngủ được. Anh cũng thấy Tẻo không ngủ được, anh xoa bóp đầu cho vợ dễ ngủ, anh nói:

     - Em cứ yên tâm, chúng mình đành hy sinh cho các con, tương lai của các con. Anh xin lỗi em, anh đã chót làm ăn…, Nếu như không có Thắm, thì anh đã bị đuổi. Em hiểu và thông cảm cho anh, “ anh đã cưỡi trên lưng hổ rồi.” Em đồng ý cho anh, ly dị giả vờ thôi em, em vẫn là vợ của anh. “ Anh rất yêu em,” anh ôm vợ.

     Sáng hôm sau, anh đi chợ, anh sang cơm nước cho mẹ, anh cũng ăn cùng với mẹ. anh tìm mọi cách để gần mẹ. Anh thủ thỉ nói mọi kế hoạnh cho mẹ. Mẹ anh choáng váng, mẹ chỉ nói, anh muốn làm thế nào thì làm. Tôi chỉ cưới vợ cho anh một lần. Tôi chỉ coi mỗi nó là con dâu thôi. Còn mặt mũi nào nhìn bà thông gia. Anh làm sao lại như vậy. Mẹ khóc, thương cho con Tẻo, nó là người tốt, nó phải chịu thiệt thòi như vậy.

     Thê thấy thế sợ mọi người nghe thấy mẹ khóc lóc, anh vội đi về, để mẹ bình tĩnh. Anh về đã thấy các con đi học về hết, chiều thứ bảy con anh không phải đi học thêm, anh tìm cách nói với các con. “ Bố hứa sẽ đưa các con ra Hà Nội đi học sớm.” Các con của anh đều khóc, thấy bố mẹ như thế, nhất là con lớn của anh, nó phản đối.

      Thê nói với vợ, em ra nói đỡ cho anh, các con biết dự định cả của em nữa, không thì các con không tin anh.

      Tẻo cũng cố tỏ ra cứng rắn, Tẻo nói với các con: - Các con đồng ý đi, các con sẽ ra Hà Nội học, ở ngoài đấy có đủ điều kiện để các con phấn đấu. Mẹ cũng vì các con, mẹ cũng quyết định giống bố con.

      Tẻo bảo Thê đưa đơn, Tẻo ký và đưa cho các con ký.

    Buổi tối, không khí trong nhà rất buồn bã, các đứa con không nói chuyện gì với bố. Chúng ngồi ăn cơm đều quay mặt đi, Tẻo động viên các con, gắp thức ăn cho các con, sợ chúng nghĩ nhiều rồi ốm. Chị cũng buồn lắm. Chị nghĩ: Không biết lúc tòa gửi giấy mời ra tòa, chị biết ăn nói gì với bà con trong làng, xã, họ nói gì về chị.

     Thê rất nhanh chóng thu xếp ổn thoả mọi việc. Thê tổ chức lấy Thắm ở cơ quan, đưa hai con lên Hà Nội. Thắm đã xin được nhà máy một căn hộ tập thể. Thắm cũng tốt, chăm lo cho hai đứa con của Thê. Nhưng Thắm vẫn ghen với Tẻo. Thắm còn tai ngược cho người xây ngăn tường từ khu vườn của Tẻo, sang mẹ Thê để cách biệt. Trước đây bước qua vườn là sang nhà mẹ, bây giờ phải vòng qua cổng mới vào được nhà, thật là gần nhà xa ngõ. Bà con hàng xóm vẫn coi Tẻo là con dâu, ở quê không có chuyện ly dị là cắt đứt, Tẻo vẫn sang chăm sóc bà mẹ chồng đã lòa, lại lợn gà cám bã cả hai nhà.

     Thê từ hồi lấy Thắm, hàng năm mới chỉ về quê được một, hai lần, Thắm rất ghen với Thê, Thắm không cho Thê về nhiều. Tẻo rất thương mẹ chồng. hàng ngày Tẻo sang chăm sóc nhiều hơn để động viên mẹ. Mẹ Thê càng thương yêu Tẻo, mẹ nói: “Nếu mẹ làm được gì, hay đánh đổi cả cuộc đời của mẹ, để mẹ bù đắp cho con mẹ cũng làm. Bây giờ mẹ chỉ có một mình con, là con dâu của mẹ thôi”. Rồi mẹ ôm Tẻo mẹ khóc.

                                                                                                                                    Hà Nội ngày 20-9-20015
   
     Tình yêu người lính

                                                                       Truyện ngắn của Hồng Huyên

       mhMinh họa: ST

        Nhận được điện thoại của anh trai, tôi giật mình vì thấy giọng của anh rất trịnh trọng:

        Mời các em về dự lễ trao bằng công nhận di tích lịch sử cho Miếu Giáp Lương và Giếng Hóa Giáp Đông, Miếu Giáp Đông của làng mình. Các em về nhé!

        Tôi hồ hởi đáp:

         -Vâng! Nhất định rồi chúng em phải về chứ anh.

         Anh tôi làm ở phòng văn hoá huyện, là họa sĩ nên trang trí, vẽ áp phích, tranh cổ động, tuyên truyền rầm rộ lắm. Mặc dầu sinh sống và làm việc ở Hà Nội đã nửa đời người, nhưng mỗi khi nhắc đến làng của tôi lòng tôi không khỏi bồi hồi. Làng của tôi đẹp lắm, làng tôi nằm ở cuối Hà Nội bên đê là tỉnh Hà Nam. Gữa Hà Nội và tỉnh Hà Nam có con sông Nhuệ chạy dài như dải lụa giữa những rặng tre ríu rít tiếng chim. Về gần đến làng tôi đã nghe thấy đài phát vang vọng từ xa. Tiếng hát chèo quê lụa Hà Tây của chúng tôi hay biết chừng nào. Nó vang vọng thánh thót trên không gian. Lòng tôi xúc động vô cùng. Tôi nhớ những ngày xưa bé. Hồi tôi còn nhỏ khoảng năm, sáu tuổi, tôi thường theo anh, chị tôi xuống sân Miếu để nghe các anh chị tập hát, múa chuẩn bị đón Trung Thu. Đội Nhi Đồng, Thiếu Niên, Đoàn Thanh Niên thi đấu các tổ chức với nhau. Lúc bấy giờ cuộc chiến tranh chống Mỹ đang dữ dội. Máy bay Mỹ thỉnh thoảng vẫn giội bon xuống xã tôi. Một xã có ba thôn: Thôn tôi là thôn Giang Triều, thôn dưới là Kim Giang và thôn Đông Đình. Hồi đó trong lúc chiến tranh dữ dội nhưng các anh chị tối đến vẫn tập hát múa để cổ vũ tinh thần chiến đấu. Còn sáng ra, loa truyền thanh suốt ngày kêu gọi mọi người đi sơ tán. Mẹ tôi nấu cơm từ nửa đêm để cho bọn giặc khỏi nhìn thấy khói. Sáng ra, vì tôi còn bé, nên mẹ tôi cho tôi vào gánh. Một bên là tôi, một bên là cơm canh, còn các anh chị lớn đì bộ. Hồi ấy, máy bay Mỹ giội bon xuống xã tôi, biết bao nhiêu bon nổ chậm, các du kích phải đi tháo gỡ rất nguy hiểm. Bây giờ xe ô tô chạy trên đường bê tông rộng thênh thang qua làng, qua cổng nhà tôi. các nhà xây như vi la biệt thự mọc lên. Cuộc sống làng tôi bây giờ thật là cao cấp.Thanh niên làng tôi rất chịu học, có nhiều tiến sĩ, giáo sư nữa, nhà văn, họa sĩ cũng có. Tôi tự nghĩ mức sống quê tôi cao cấp quá. Tôi nhìn lối đi xuống Giếng Hóa và Miếu Giáp Đông ở gần nhà của anh tôi. Thấy lá cờ hội, cờ Phật phấp phới cùng cờ đỏ sao vàng mà lòng tôi xúc động vô cùng. Tôi thấy bà con trong làng, các cụ áo the khăn xếp, thanh niên thì com-lê, áo dài tấp nập đến nhà văn hóa, sân đình của làng. Những ô tô bốn chỗ ngồi, bảy chỗ ngồi, xe khách đỗ đầy ở sân vận động, dường như những người đi xa xứ làm ăn già, trẻ tất cả đều về trảy hội hết. Tôi đi đến sân đình thì thấy mọi người đang bắt tay nhau, ôm nhau thắm thiết. Tôi vào đến sân tất cả cũng ùa ra ôm tôi chào hỏi quấn quýt. Lũ bạn bè học với tôi ngày bé ở cấp một, cấp hai bây giờ đã ngoài năm mươi hết rồi. Ai cũng vui sướng được gặp nhau trong ngày hội. Tôi bất chợt thấy tim tôi đau nhói, như có ai nhìn xiên vào tim tôi. Tôi quay về phía bên tay trái nhìn thấy anh ấy. Anh vẫn nhìn tôi say đắm như hồi chúng tôi mới quen nhau.                                                                                                                                  

       Ngày ấy! Tôi đang học lớp 12, còn anh thì năm cuối của đại học. Anh đến với tôi từ ngày ấy. Hồi đó tôi  còn nhỏ mới học cuối lớp 12 trong đầu tôi với biết bao hoài bão. Trước mắt, tôi đang lo sợ đến đường đi nước bước của đời tôi, lo sợ có đỗ vào đại học hay không. Tôi gặp anh ấy lúc bấy giờ, trong lòng tôi cứ nghĩ là phải tập trung vào học, nhưng trái tim tôi cứ bồi hồi mỗi khi gặp anh. Hồi đó bố tôi làm cán bộ ngân hàng ở Hà Nội. Bố đưa tôi lên học cấp ba ở Hà Nội. Anh thỉnh thoảng vẫn đến chỗ tôi và không biết tôi đã yêu anh từ lúc nào. Anh cũng yêu tôi qua các cử chỉ và hành động. Mặc dầu hồi đó anh rất nhút nhát chưa bao giờ anh hỏi: “yêu anh không.” Anh chỉ thể hiện việc làm của anh giành cho tôi. Tôi tốt nghiêp lớp 12, còn anh thi học xong đại học. Lúc đó tôi vẫn còn mông lung lắm rất lo nghĩ cho tương lai của mình. Tôi quyết định quên anh đi một thời gian để tập trung vào học tập, bởi vì tôi cũng tự nói với chính mình. Anh ấy đã nói gì với mình đâu, mà tim mình cứ ngộ nhận thế! Thời gian sau tôi thi xong đại học, đang đợi kết quả. Còn anh nghe tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường làm  nghĩa vụ quân sự. Thời gian đó chúng tôi ít gặp nhau. Tôi bước vào đại học đã được hơn một năm. Vào ngày chủ nhật tôi về quê chơi. Tối hôm đó tôi nhớ có Đội cải lương Hoa Mai về xã tôi biểu diễn. Cả xóm chúng tôi ai cũng nấu cơm sớm để ăn sớm đi xem.Tôi và chị dâu tôi cũng ăn cơm sớm để đi xem. Hôm nay đoàn cải lương biểu diễn ngoài trời, đông người đến xem lắm, mọi người cứ chen lấn xô đẩy. Khổ nhất là những con gái như tôi, bọn con trai lợi dụng chỗ đông đúc mà càng xô đẩy. Đang lúc hoang mang thế, đông thế. Tôi nghe thấy tiếng gọi tên mình, tôi nhìn thấy anh ấy, anh bảo: “Đưa tay cho anh để anh kéo em ra.” Tôi làm theo anh bảo. Tôi thoát khỏi đám đông ấy. Lúc ra được bên ngoài đám chen, tôi như muốn ôm chầm lấy anh vì vui sướng. Anh như một vị cứu tinh của em, tim tôi như thốt lên như vậy. Hôm ấy, anh mặc bộ quần áo bộ đội rất nghiêm túc của một người lính, vì thế bọn con trai xã tôi hay các xã bên cạnh không dám đến gần chúng tôi.

 Anh nhìn tôi và nói:” Em đi xem ở đây là thế đấy, không như ở Hà Nội đâu.” Rồi anh cầm tay tôi rất chặt, anh sợ mọi người xô đấy lại ngã. Anh là người rất nhát. Trong buổi tối hôm ấy, anh đứng cạnh tôi, anh chỉ nhìn  tôi với cặp mắt âu yếm, anh ngượng ngùng như muốn nói gi với tôi nhưng anh lại  sợ. Chúng tôi gặp nhau, tôi và anh ấy mừng thật sự. Mãi đến lúc chuẩn bị hết vở cải lương anh mới hỏi: “Baogiờ em đi.” Còn tôi, tôi cũng xấu hổ lắm, tôi không còn dám hỏi  anh! Chúng tôi cứ đứng gần nhau cho đến khi tôi nhìn thấy chị dâu tôi đang đi tìm tôi. Tôi gọi chị tôi cũng mừng đã tìm được tôi rồi. Thế là anh ấy dẫn chúng tôi ra ngoài lánh vào một chỗ để cho mọi người ra dần và gần hết chúng tôi mới đi. Trong buổi tối hôm ấy, cả ba chúng tôi đều nói về vở kịch cải lương nhất là chị, chị tôi hăng say kể. Còn  tôi và anh đi bên cạnh để nghe. Chị cũng đoán là chúng tôi đứng bên nhau, nhìn nhau nói chuyện thì xem được gì. Gần về đến nhà, chị tôi biết ý đi rất nhanh, chị về trước. Anh đưa chúng tôi về đến nhà, rồi  chúng tôi đứng ngoài cổng một lúc. Anh vẫn lúng túng với tôi và cũng chẳng nói được câu gì. Tôi tự nghĩ sao anh vào bộ đội rồi mà vẫn nhút nhát như vậy. Anh cầm tay tôi anh nói muộn rồi em ạ! Em vào đi ngủ đi, mai em còn phải ra đi học. Tôi vâng! Rồi tôi đi vào nhà. Trong đêm hôm đó, tôi cũng khó ngủ, đầu tôi cứ nghĩ  miên man, tôi cũng không biết anh có yêu tôi thật sự không? Bởi vì anh có nói gì với tôi là: anh yêu tôi đâu, anh nhát quá. Hôm sau tôi phải đi ra học, còn anh ở lại hai ngày sau anh mới đi.Hôm anh đi qua Hà Nội, anh vào chỗ tôi. Tôi mời anh ở lại ăn bữa cơm trưa. Buổi trưa bố tôi đi làm, bố ăn cơm ở cơ quan. Trong bữa cơm chỉ có tôi và anh, thế rồi anh vẫn nhút nhát chẳng nói với tôi câu gì. Tôi ngượng không dám nhìn vào mắt anh, tôi gắp cho anh , anh lại gắp cho tôi. Ăn xong một lúc anh vội ra đi không nhỡ tàu. Anh bắt tay tôi, anh nhìn tôi lưu luyến, anh như muốn ôm tôi nhưng anh lại ngượng. Anh vội vã đi về đơn vị. Từ đó anh mất hút một thời gian. Tôi không nhận được tin tức về anh. Trong thời gian đó chiến tranh biên giới nổ ra. Tôi rất lo cho anh nhưng tôi cũng không nhận được tin tức. Sau những năm tháng ấy. Tôi gặp chồng tôi bây giờ. Chúng tôi xây dựng gia đình với nhau. Nhưng tôi vẫn  theo dõi, dò hỏi về anh, qua một anh bạn của anh  tôi mới biết. Chiến tranh phía Bắc nổ ra rất ác liệt, đơn vị của anh phải lên trận tuyến đó để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Anh bị thương và đã chuyển về khu an dưỡng của quân đội. Anh giấu tôi và không cho  tôi  biết tin tức về anh. Sau thời gian đó, chiến tranh biên giới kết thúc. Anh được ra quân trở về. Anh biết tôi đã xây dựng gia đình rồi, anh rất buồn. Còn tôi, tôi cũng buồn lắm và thầm nghĩ trách anh, nhưng rất thương anh. Tôi chỉ mong cho anh gặp được một người khác, anh hạnh phúc và thành đạt trong sự nghiệp. Tôi được biết anh chuyển công tác về một cơ quan làm kinh tế. Anh đã được bổ nhiệm làm cán bộ. Anh cũng chật vật vất vả lăn lộn với cuộc sống. Anh gặp rất nhiều khó khăn. Cả thế giới bị suy thoái cơ quan anh bị phá sản. Sau đó anh đã phải chuyển biết bao nhiêu là nghề khác và anh cũng xây dựng gia đình. Tôi rất mừng cho anh và mong anh được hạnh phúc. Thế rồi ngày tháng trôi đi, đã được hơn ba mươi năm, hôm nay trong ngày lễ hội tôi lại được gặp anh. Anh đi đến gần tôi, tôi quay lại chào anh. Anh bắt tay tôi rất chặt và vẫn nhìn tôi như hồi nào.

         Anh hỏi tôi: “em có khỏe không,” tôi trả lời: “em khỏe.” Lúc đấy loa truyền thanh vang lên: “Xin mời các cụ, các bác, các vị đại biểu, các anh chị, các cháu vào nhà văn hóa để dự lễ trao bằng di tích.” Bao nhiêu năm tháng bây giờ gặp lại nhau, bao nhiêu chuyện muốn nói, nhưng anh vẫn nhút nhát đi sau tôi một bước. Trong ngày lễ hội, có mặt của các vị lãnh đạo Thành phố, cấp quận, huyện đều có mặt đầy đủ. Các vị đại biểu biểu Thành phố thay mặt cho nhà nước phát biểu và  trao tặng bằng di  tích cho Miếu Giáp Lương và Giếng Hóa, Miếu Giáp Đông cho thôn Giang Triều, xã Đại Cường Huyện Ứng Hòa Hà Nội. Anh ngồi bên cạnh tôi nói với tôi: “Làng mình Chùa và Đình cũng được vào di sản cấp nhà nước trao tặng  rồi em ạ. Hôm nhận bằng anh cũng về nhưng anh không nhìn thấy em.”                    

        Tôi nhìn lên trên lễ đài xem ai phát biểu mà hùng hồn thế! Hóa ra là anh trưởng họ của tôi. Anh bộ đội về bây giờ là bí thư đảng bộ của xã. Trông anh tôi mà hãnh diện, anh mặc bộ quần áo con lê thắt cà vạt trông trang nghiêm làm sao. Anh phát biểu hồ hởi và phấn khởi, tự hào về quê hương mình. Đến lượt chủ tịch xã. Tôi hỏi anh: ”Chủ tịch xã mình là ai thế!” Anh nói: ”Chủ tịch xã mà em cũng không biết à!.” Anh trêu tôi, anh bảo: “Em phải chịu khó về quê vào, không thì em mất gốc đấy!” Rồi anh nói tiếp: “Em đi lấy chồng xa, em có gì mà lưu luyến đến quê đâu. Các kỷ niệm ngày thơ ấu lâu rồi em cũng quên hết!”.

          Tôi biết anh đang châm trọc tôi. Tôi đành quay lại anh. Tôi cũng hỏi: “ Anh xa quê hương lâu lắm rồi, anh cũng có nhớ cái gì không?”.

          Anh đáp lại tôi. Anh nói như đúng rồi: “Việc nhỏ nhất cho đến việc lớn, anh vẫn nhớ không bỏ sót một chi tiết nào.” Tôi sợ nói chuyện mất trật tự. Tôi quay lên trên xem chủ tịch xã là ai. Tôi trông anh chủ tịch rất quen mà tôi vẫn không nghĩ ra được. Quay lại phía anh, tôi hỏi anh: Ai đấy hả anh? Anh bảo tôi: - Đó là Hùng con bác Năm em à. Tôi kêu lên:

       Đó là Hùng bạn em ngày xưa. Chúng em học cùng với nhau từ hồi cấp 1 cấp 2 anh ạ! Lâu không gặp nhau bây giờ trông bạn ấy khác quá.

         Anh trêu tôi: “Hôm nay may ngồi cùng anh, không thì ra đường gặp bạn, đánh nhau vỡ cả đầu, cũng không nhận ra được bạn”. Tôi nhìn lên xem  bạn tôi đọc và phát biểu thế nào. Trông bạn tôi bây giờ cũng oai nhỉ. Tôi cũng tự hào về bạn. Tôi nói với anh: “Ngày xưa, Hùng cùng học với em, bạn ấy hiền lắm, học cũng chưa được xuất sắc, bây giờ bạn ấy phấn đấu, nói năng chững chạc hẳn lên.” Anh nói: “ai chẳng thế, em à.” Anh còn nhát hơn cả bạn em ý. Anh lại nhìn tôi nói: “Thế anh mới đánh mất tình yêu chứ! Nếu như bây giờ anh không chịu mất người yêu đâu.” Tôi nhìn anh. Thấy mặt anh phảng phất nỗi buồn. Tôi cảm thấy lúng túng. Tôi nhìn lên trên, chủ tịch vừa hay đọc xong diễn văn,  cả hội trường vỗ tay. Bây giờ tiếp đến mục văn nghệ của làng. Chị dâu tôi cũng ở trong đội văn nghệ.Tiếng chèo lảnh lót vang lên. Tôi lặng người đi để nghe thảng thốt trong tim. Tôi bảo anh: “Các chị hát chèo hay quá.” Mình phải tự hào, “Quê luạ” của mình anh nhỉ? Anh nhìn tôi và nói: “Em có hát chèo được không,” không hát được là em đã “mất gốc rồi đấy”.

     Anh lại bảo: “Gái quê lụa dù có đi đâu chăng nữa thì vẫn phải giữ được bản sắc của quê mình. Thế mới giữ được truyền thống của quê cha đất tổ chứ.” Tôi lấy tay đập vào tay anh. Anh đừng có trêu em nữa đi! Em thấy anh bây giờ nói nhiều và lém lỉnh thế.

       Tôi trêu anh! Ngày xưa giá như anh được như bây giờ thì đâu đánh mất “ tình yêu”.

        Anh trêu tôi : “bây giờ anh không chịu mất nữa, em có chịu không.” Thật sự tôi nghe thấy anh trêu, tôi giả vờ không nghe thấy anh nói. Tôi sợ những người xung quanh tôi không hiểu, họ hiểu lầm chúng tôi. Rồi tôi ngẩng đầu lên, xem ai ngâm thơ mà hay thế. Tôi nhìn thấy hóa ra là chị dâu của tôi. Tôi cũng không ngờ chị dâu tôi lại ngâm hay đến thế. Tôi hỏi chị bên cạnh: ”Thơ ai viết đấy,” chị ngồi bên cạnh tôi không biết tôi là em trai. Chị bảo anh Nghiêm đây? “Chồng viết vợ ngâm,” nổi tiếng ở làng em ạ. Tôi rất tự hào anh trai của tôi! Anh là họa sĩ, bây giờ lại làm nhà thơ nữa chứ. Thơ của anh rất hay, thơ  anh được đăng lên nhiều báo. Anh thấy tôi suy tư nhiều quá. Anh quay lại bảo tôi: “Em nghĩ gì mà trầm tư thế!” Anh nói: “Nhà em ai cũng có chất nghệ đấy.” Tôi bảo với anh: “Đó là một nghề nghiệp thôi  mà.” Anh hỏi tôi: - Dạo này chồng em ra được nhiều sách không?

       - Vâng! Chồng em cũng được gần chục cuốn rồi anh ạ.

      Anh nói: Bao giờ ra Hà Nội tặng anh một quyển nhé!

      Tôi nhận lời và bảo với anh đến giờ bế mạc rồi, anh có tranh thủ đi lễ không. Đi lễ xong các nơi rồi mới về ăn cơm anh a. Anh cũng đồng ý như vậy. Chúng tôi và mọi người ai ai cũng tranh thủ đến bàn công đức, dù ít dù nhiều  trong lòng chúng tôi cũng có một ít bồi hồi, đóng góp tu tạo cho quê hương ngày càng tươi đep hơn. Chúng tôi đi lễ vể rồi vào nhà ăn, mọi người đã về đông đủ. Anh vẫn ngồi mâm cùng tôi. Mọi người nâng cốc chúc mừng nhau, hỏi han nhau rất vui. Hôm nay chúng tôi về được coi là khách mời nên ở làng, các cán bộ xã rất quan tâm. Họ đi từng bàn ăn để chúc mừng. Đến bàn tôi anh Bí Thư là trưởng họ của tôi, trêu tôi:

      - Em của anh hôm nay xinh thế, lộng lẫy quá, rồi anh lại hỏi tôi -Thế chồng em hôm nay không về à?

       - Hôm nay chồng em đi họp anh ạ. Anh bảo tiếc nhỉ? Hôm nay có em rể là nhà văn về thi hay quá. Người đứng bên cạnh tôi là chủ nhiệm xã, bạn cũ của tôi . Tôi ngồi im xem bạn có nhận ra tôi không. Cậu bạn nhìn tôi nhưng không nhận ra. Vì thế chúc mừng xong bàn của tôi rồi chuẩn bị ra bàn khác. Anh ngồi bên cạnh tôi, kéo Hùng lại, anh bảo Hùng có nhận ra cô này là ai không. Hùng nhìn tôi một lúc chỉ bảo là rất quen nhưng không nhớ ra ai. Thấy Hùng cũng ngượng không nhận được ra, tôi chủ động đứng lên một cách rất mạnh bạo, tỏ ra là mình nhận ngay bạn, bởi vì tôi được anh ấy giới thiệu rồi. Tôi giơ tay ra bắt tay  Hùng. Hùng cũng ngượng vì không nhận ra tôi. Tôi trêu Hùng và gợi cho Hùng; Hồi bọn mình học cấp 1, cấp 2 bạn có nhớ một cô bạn lúc nhỏ gày và yếu nữa chứ, ngồi song song với bàn của cậu  không. Hùng nghĩ ra ngay tôi, Hùng nói với tôi:

      - Kể ra chúng mình không gặp nhau mấy chục năm rồi còn gì. Ai trông cũng khác nhiều lắm!

       - Thế bạn bây giờ làm ở đâu?

       - Mình là họa sĩ ai thuê gì thì mình làm, rảnh dỗi thì sáng tác. còn mình nhìn cậu, bây giờ cậu làm chủ tịch: “trông oai quá.” Mình trêu cậu thế thôi! Kể ra xã mình có những người lãnh đạo như cậu, cho nên mình thấy quê mình đổi thay nhiều lắm.Hùng ngồi nói chuyện một lúc, Hùng xin phép còn đi tiếp khách.  Mâm của chúng tôi cũng ăn xong rồi. Mọi người ra bàn uống nước. Tôi cũng vội về nhà anh tôi, thắp hương các cụ xong còn đi ra Hà Nội cho sớm. Tôi ra về nhưng không nhìn thấy anh ấy đâu để chia tay. Về đến nhà anh tôi, mọi người đã về hết. Anh tôi bảo. Em lên thắp hương đi, rồi xuống nhà uống nước. Thắp hương xong, cả nhà ngồi ở bàn uống nước, nói chuyện râm ran cả nhà. Tôi quay lại anh tôi. Tôi bảo anh: “ Hôm nay anh làm thơ hay quá! chị ngâm cũng hay”.

         Anh tôi bảo: - Anh mới làm bài thơ về mẹ cũng hay. Để anh bảo chị ngâm cho mà nghe? Chi tôi ngâm cả nhà ngồi yên lặng để nghe. Trong lòng tôi nghe và xúc động vô cùng. Tôi khóc vì cũng nhớ mẹ. Bài thơ anh tôi viết hay quá! Đúng với tâm trạng của mẹ. Mẹ tần tảo nuôi bốn anh chị em chúng tôi. Bây giờ chúng tôi trưởng thành hết rồi và cũng không đến nỗi khó khăn, thì mẹ không còn nữa. Tất cả chúng tôi đều không cầm được nước mắt. Bỗng nghe tiếng điện thoại của tôi rung lên, tôi nhìn thì không thấy số này trong danh mục, nhưng  tôi vẫn nghe. Nhấc máy lên, tôi hỏi ai đấy. Tôi nghe thấy nói: “Anh đây.”Tôi giật mình và ngạc nhiên sao anh lại biết số điện thoại của mình nhỉ? Anh nói: “Em về lúc nào mà anh không biết, bao giờ em đi.”

        - Vâng! Một lúc nữa em đi, anh có rảnh xuống nhà em chơi. Thôi, anh đang bận, có một chút việc em ạ. Anh bảo tôi đi cẩn thận. Bao giờ rảnh đến tặng anh một quyển sách.

        Tôi hỏi anh bao giờ anh đi. Anh nói:

        Sáng mai anh còn ăn đám cưới đứa cháu xong rồi mới đi, nếu không có đám cưới thì đi cùng nhau. Anh lại nhắc tôi một lần nữa, phải tặng sách cho anh, rồi chào tôi bằng tiếng Anh “Thank” em, đi may nhé! Tôi  vào nhà uống nước rồi chuẩn bị đi về cho nó sớm. Uống nước xong, tôi chào cả nhà rồi tôi đi. Ngồi trên xe lòng tôi nặng trĩu biết bao nhiêu suy nghĩ…

       Mấy ngày sau, tôi lên hiệu sách ở Bờ Hồ, tình cờ tôi gặp anh đang ở hiệu sách. Anh gọi tôi và nói:

      - Em cũng lên hiệu sách à? Chẳng đợi tôi trả lời, Anh hỏi: - Trong này có sách của chồng em không?

       - Có ạ! Nhưng không biết có còn không.

       Tôi hỏi anh:

- Sao hôm nay anh rảnh thế! Anh bảo: - Anh làm gần đây em ạ. Tự nhiên anh thấy buồn đi lang thang ra ngoài hiệu sách xem có cuốn nào của “chồng em không.” Anh trêu tôi.

       - Anh! Ở cốp xe của em cũng có một  cuốn ngay tiện gặp anh em tặng luôn cho anh.

       Anh rủ đi uống nước. Gần đây có hàng cà phê, chúng tôi vào ngồi. Anh nói: - Anh đang buồn quá may lại gặp em ở đây, anh thấy vui quá!

       Chúng tôi ngồi bên nhau nói chuyện rất nhiều. Anh thổ lộ hết với tôi! Ngày xưa anh yêu em biết chừng nào, thế mà em không biết. Lúc đấy anh vẫn trong quân đội, nhớ em anh chỉ muốn lên tàu về ngay với em. Nhưng anh lại nghĩ. Em còn trẻ quá, em vẫn còn ngây thơ và trong sáng. Anh biết là em còn phải học, còn phải phấn đấu. Anh không muốn quấy rối em. Anh âm thầm chịu đựng, kìm nén mình lại để cho em yên  ổn học tập. Chiến tranh biên giới nổ ra, đơn vị anh phải lên trận tuyến. Anh bị thương, lúc đó đơn vị chuyển anh đi an dưỡng và điều trị. Trong những ngày điều trị ấy, anh đấu tranh tư tưởng vô cùng. Anh suy nghĩ có nên cho em biết không, đầu anh như vỡ ra, nhưng anh lại không dám. Anh sợ em có còn yêu anh nữa không, vì lâu lắm rồi anh không liên lạc được với em. Anh quyết định thôi. Tôi nghe anh nói mà lòng đau đớn vô cùng. Tôi thầm trách anh, anh là người vụng về quá, trong tình yêu chỉ sợ, mà không biết quyết đoán cho mình. Anh nhìn tôi, thầy tôi im lặng, anh hỏi tôi: - “bây giờ em có còn yêu anh nữa không!” Lúc ấy tôi không cầm được nước mắt và nói: “làm sao em có thể quên được anh đây.” Anh rút trong ví ra đưa cho tôi, anh nói: “ Em đọc tờ giấy này đi.”Anh như chứng tỏ tình yêu của anh đối với tôi. Tôi nhìn tờ giấy đã vàng ố như anh đã cất giữ từ lâu lắm rồi. Tôi cầm tờ giấy ra đọc, tôi mới biết bài thơ anh viết giành cho tôi. Anh nói: “Bài thơ này lúc nào anh cũng cất giữ ở trái tim anh,” và anh cảm thấy “em luôn ở bên anh.” Giờ đây gặp em anh không giữ được lòng mình nữa. Em có hiểu cho anh không? Nước mắt tôi đầm đìa, xúc đọng vì thương anh. Tôi thầm trách anh và tôi nghĩ bây giờ anh mới nói thì có nghĩa lý gì đâu. Anh thấy tôi khóc, anh ôm tôi và nói: - “Bài thơ này anh viết vào một đêm trời rất lạnh, trăng rất sáng. Anh đứng gác trên một quả đồi chỉ có một mình anh. Lúc đấy trời đấy sao anh nhớ em vô cùng. Anh như muốn bỏ cả gác để về bên em.”

      Trời ơi! Tim tôi đau nhói, tôi bảo anh đừng kể nữa. Anh kể bây giờ thì  tất cả đã muộn rồi anh ạ. Anh nói: “Bây giờ chúng mình….” Không được đâu anh!  Em đã có một tổ ấm rồi, anh  cũng thế. Tôi sợ anh lại nói! Tôi vội vùng ra và đứng dậy vì cũng muộn rồi, tôi xin phép anh, tôi về trước. Tôi ra ngoài trời rét vô cùng, cái rét mùa đông sao lạnh thế. Lòng tôi nặng trĩu và lảo đảo bước đi  như sắp ngã. Tôi thương anh vô cùng. Tôi quay lại vẫn thấy anh ngồi trong đó. Không hiểu sao tôi lại chạy vào với anh. Tôi lấy chiếc khăn màu xanh của tôi quàng cho anh, thấy anh mặc phong phanh quá. Tôi bảo: - “Anh quàng cho ấm trời rét lắm anh ạ. Em mong anh hạnh phúc với những gì mà mình đang có.” Chia tay anh, Tôi đợi mùa lễ hội năm sau. Chẳng biết anh có về…

 

                                                         

                                                                  Ngày 1 tháng 4 năm 2015

                                                         Tác giả ; Hồng Huyên             

 

                                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                    Cảnh đẹp quê hương

 

     Đoàn nữ họa sĩ của chúng tôi đi thăm quan thực tế đầu xuân ở Ninh Bình. Tôi ngồi trên xe nhìn qua cửa kính, hai bên đường hoa gạo nở rực rỡ nhưng sắp đón mùa hè tới và tạm biệt mùa xuân. Những cánh hoa rơi rụng xuống đất như một dải thảm đỏ, trên trời đỏ rực các hoa đang đua nở. Chúng tôi đến Ninh Bình và dừng chân ở nhà thờ Thánh Xứ Sở Kiện. Chúng tôi ai ai cũng ngạc nhiên về vẻ đẹp hoàn trán, với kiến trúc cổ kính và tĩnh mịch, như đi vào trong một lâu đài cổ thế kỷ thứ 19, những cây gạo nở đỏ rực ở cổng nhà thờ và dọc con mương, xen lẫn với kiến trúc cổ kinh của Thánh Xứ Sở Kiện làm du khách có cảm giác như đi vào trong câu chuyện cổ tích. Chúng tôi ai ai cũng lấy máy ảnh ra chụp. Chúng tôi đi sâu và trong nhà thờ, tôi choáng ngợp bởi các kiến trúc được xây dựng hoành tráng, của các bàn tay khối óc của người dân nơi đây. Chúng tôi đi càng sâu vào trong như lạc lõng vào không gian chuyện cổ với kiến trúc công nghệ cao nhất của Châu Âu lúc bấy giờ, kiến trúc xây dựng rất lô – tíc. Tôi ước lượng nhà thờ này (dài hơn 67m rộng hơn31m nhân với chiều cao hơn 23m). Nhà thờ này được đánh giá là huy hoàng nhất tại Đông dương lúc ấy, với kiến trúc từ một nhà tranh vách đất thành một đại chủng viện bề thế cho toàn bộ giáo phận Đàng Ngoài. Chúng tôi các nữ họa sĩ cứ tản ra mỗi người mỗi góc thể hiện góc đẹp riêng của mình. Tôi đến gần chị Chủ Tịch hội chị nói: “chúng mình hôm nay đi thăm và dừng chân ở đây thật là tuyệt đẹp, và rất có ý nghĩa cho các họa sĩ chúng mình em nhẻ”.

       Chúng tôi không ngờ rằng, nơi đây, từ rất lâu, bàn tay tài hoa và khối óc nghệ sĩ của những người nông dân đất Việt đã tạo nên những công trình có giá trị mỹ học rất cao. Chúng tôi đều muốn ghi lại những tài hoa ấy vào tranh của mình, để góp phần tôn tạo và quảng bá di sản của cha ông để lại.

                                                             

                                                        Ngày 26- 4 – 2015

                                                  

Nguồn tin: HNV.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây