Truyện và ký của Nguyễn Văn Ngọc

Chủ nhật - 12/12/2021 20:31
Tác giả Nguyễn Văn Ngọc
Tác giả Nguyễn Văn Ngọc

      Mẹ tôi đi về phía mặt trời lên 
                                                             Truyện ký của Nguyễn Văn Ngọc

    images1527030 anh7 32483
   
       
Mẹ tôi sinh ra trên vùng đất bên cạnh dòng sông Lam. Con sông hiền hòa, bao dung, nối đôi bờ Hà Tĩnh và Nghệ An. Con sông dài dằng dặc trong ký ức mỗi con người  ở vùng quê này. Con sông một thời trầm tư  lặng lẽ trôi, con sông ám ảnh, thu về bao cảnh đời cơ cực của miền quê dưới thời thực dân Pháp nô lệ.
      Thời kỳ 1930-1931, 1936- 1939, vùng quê Nghi Xuân, Nghi Lộc là một trong những điểm nóng của lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp ở  địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngày 1/5/1930, ngày quốc tế lao động, mẹ  hòa vào dòng người biểu tình  ngược lên thành phố Vinh, lúc đó mẹ tôi bước sang tuổi 24. Thời kỳ 1936-1939, mẹ  tiếp tục tham gia phong trào đấu tranh cách mạng. Từ cái nôi, cội nguồn lịch sử đó,  mẹ  kết duyên thành vợ chồng với ông Lý Dung trong làng mẹ. Ông Lý Dung có tham gia gây dựng phong trào đấu tranh ở vùng quê này. Mẹ tôi lấy tài liệu giấu trong nhà mẹ  do các chiến sĩ gửi lại đó, rồi đem đi ấn loát ở địa điểm bí mật. Lúc thực dân Pháp truy quét gắt gao những người cách mạng,  mẹ  lại đi đò sang bên kia sông, mẹ sống trong sự đùm bọc của người dân Hà Tĩnh. Khi thấy lặng yên bên bờ sông quê mẹ.  Mẹ lại sang đò về quê .  Con đò đi qua về lại trong không gian trầm mặc, buồn thảm của thời kỳ lịch sử, những năm tháng mà cuộc sống của người dân lầm than dưới ách thống trị của Pháp. Mỗi khi xuôi đò sang sông, mẹ lặng đi trong những câu hò, câu hát chở nỗi buồn man mác, chở những số phận kiếp người nô lệ đi về phía dòng sông, để tan vào nước sông Lam. Mẹ đi chợ sáng, chợ chiều, rồi cải trang bằng nhiều trang phục bên ngoài dáng hình của mẹ, mẹ đi hun hút vào đêm, băng qua những  cánh đồng quen thuộc trong không gian mùa đông tê lạnh. Đầu năm 1931, người dân vùng quê này giết tên tri huyện : Tôn Thất Hoàn, là một tri huyện gian ác nhất trong xứ . Những trận đàn áp bắt bớ diễn ra liên tiếp sau sự kiện đó. Những người bị tình nghi tham gia cuộc vây bắt đó bị  gom về cây đa Chính Vị thuộc xã nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An, nơi có đền Chính vị( sau này là di tịch Lịch sử  văn hóa Quốc gia). Thực dân Pháp hành quyết tại nơi ấy 22 chiến sĩ cách mạng, trong đó có đồng chí Nguyễn Phong Sắc, bí thư xứ ủy Trung kỳ, giặc Pháp còn thiêu hủy 320 ngôi nhà ở Song Lộc-Tân Hợp. Mẹ tôi, lúc ấy,  nhanh chân chạy vào một nhà dân bên dòng  sông Lam. Một tốp lính ào tới, may mà trong khoảng khắc ngắn ngủi đó, phía sau nhà, con rắn độc bất ngờ lao ra, mấy thằng lính không chú ý việc bắt bớ, cứ lao vào  đập  rắn. Mẹ tôi chớp lấy thời cơ, nhanh chân lách nhẹ cửa sau lao ra và chạy miết về bên kia làng khác, trong ánh đêm bắt đầu đổ xuống. Mẹ  lại gồng gánh đi về phía đó. Mẹ  đi về phía mặt trời lên. Nơi đó có ánh sáng cách mạng,  có  anh em đồng chí đang âm thầm gieo những  hạt giống cách mạng. Mẹ  có thời gian ở tù. Mẹ ra tù  và  lại trở về bên dòng Lam, xuôi dòng sang bên kia, sống tạm  những tháng ngày bên đó. Ông Lý Dung hướng dẫn mẹ  cách tiệp cận với những con người tham gia hoạt động đấu tranh; cách chuyển giao tài liệu bí mật. Sau một thời gian, phong trào lắng xuống để chuẩn bị cho một phong trào khác . Một mùa thu, chồng mẹ tôi đột ngột qua đời vì bênh đau tim. Lòng  mẹ  nặng trĩu đau buồn. Chiều chiều, mẹ  lại trở ra sông Lam . Sông Lam thở dài trong buổi chiều đổ xuống như lòng mẹ  đau đáu thận phận một con người. Ký ức về người chồng lại hiện  trên dòng sông.  Bóng dáng con đò, dòng sông vắt  qua cuộc đời mẹ tôi…
         Mẹ  thường qua bên Hà Tĩnh để ấn náu, vì bên ấy có mấy người phụ nữ trong làng lấy chồng về  Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Lúc thực dân Pháp dò xuống  vùng đó, mẹ  lại trở về bên này.  Mỗi lần đi qua cánh đồng, tôi đến thắp hương trên hai ngôi mộ,  những ngôi mộ của cố ông, cố bà tôi, những người đã từng tham gia hoạt động cách mạng. Người mẹ sinh ra mẹ tôi  là chị ruột ông Võ Văn Đồng.  Ông Võ Văn Đồng  từng làm bí thư huyện ủy Nghi Lộc, Giám đốc bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Ngôi mộ vợ ông Đồng cũng nằm bên cạnh chồng. Ông Đồng là người nâng đỡ dìu dắt mẹ tôi trong thời gian mẹ  tham gia đấu tranh cách mạng thời kỳ 1936-1939 ở vùng quê này. Vợ ông Đồng là người Thanh Chương,  nơi miền quê được gọi là  lò lửa cách mạng. Hồi ấy, ông Đồng thường lui tới cha mẹ vợ ông Đồng để họp chi bộ, bàn kế hoạch đấu tranh. Và nơi đây trở thành địa điểm  quan trọng của một tổ chức cách mạng trên đất Thanh Chương. Sau một thời gian, duyên của ông Đồng bén với  cô gái trong gia đình. Rồi người con gái đó theo chồng về miền đất Cửa Hội. Mẹ tôi cô đơn dằng dặc. Mẹ gánh nỗi cô đơn trên đôi vai đi đến với dòng sông, đến với con đường quen thuộc ra phía chợ. Bờ vai của chồng, bờ vai để mẹ  tựa vào đó mà ngược xuôi đi về  không gian có mặt trời lên, có ánh bình minh của cách mạng. Mẹ thui thủi một mình trong đêm vắng, thân cò trên đồng bãi  gieo hạt lúa để có hạt gạo; mùa về, mẹ gom từng hạt gạo để dành , thỉnh thoảng làm bữa cơm chập choạng tối cho anh em trong tổ chức ăn tạm, để họ kịp lao vào bóng tối tiếp tục hoạt động. Mẹ tôi là một Đảng viên, thường lui tới những cơ sở bí mật của cách mạng được gây dựng tại huyện Nghi Lộc trong thời kỳ đó.
  Ở làng bên kia, có một người phụ nữ rất đẹp, người Hà Tĩnh bén duyên thành vợ chồng với một người trong làng. Bà Hương xe duyên mối lái thành công cho mẹ tôi về với ông Nghè Mai, làm vợ một tiến sĩ danh giá của thời kỳ cuối của chế độ phong kiến. Mùa thu ấy, mẹ  qua đò cuộc đời lần 2. Mẹ đã một đời chồng rồi mà chưa có con. Sắc đẹp mẹ  luôn gìn giữ. Mùa đông giá lạnh, vậy mà nước da mẹ tôi vẫn hồng hào. Có lẽ trời phú  cho màu da thuộc giống nòi. Ông Nghè Mai mê lắm. Được bước vào làm dâu  trong một gia đình của tri thức phong kiến, mẹ  mừng lắm. Trong một lần qua sông với mẹ, tôi được nghe mẹ kể một mảnh đời bên kia sông. Có lần khi trở về thăm nhà, mẹ  mang cả bài thơ : “  Giang Đình hữu cảm “ của ông Nghè Mai, sau này được lưu giữ tại Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia  Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa thế giới. Tiến sĩ Nguyễn Mai( 1876-1956), người xã Tiên Điền, tổng Phân Xá, huyện Nghi Xuân, Phủ Đức Thọ, tỉnh Hà tĩnh( nay thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Nguyễn Mai là cháu họ bốn đời của Đại thi hào Nguyễn Du, đỗ cử nhân năm Canh Tý( 1900), rồi đỗ tiến sĩ khoa giáp thìn(1904) năm Thành Thái thứ 16. Nhà ông Nghè Mai, lúc nào cũng đông khách, chủ yếu là bạn  thơ phú của  chồng.  Buổi sáng, dậy sớm để chuẩn bị tiệc trà cho chồng tiếp khách .Thời gian qua mau mà mẹ  vẫn chưa có con. Mẹ tôi tự hào, vì khi ra tù, chưa có nơi nương tựa cuộc đời, mẹ lại được sang bên kia sông , kết duyên với một tri thức có tiếng tăm. Mẹ làm dâu ở xứ này, người ta đều khen mẹ nhiều. Nhưng rồi, mẹ không ở lại lâu dài bên kia dòng sông. Sau này, mẹ cũng không kể rõ lý do mẹ chia tay ông Nghè Mai. Nhắc lại mẹ chỉ thở dài và hướng khuôn mặt buồn về phía dòng sông.
    Đi  về trên con đò dòng sông Lam, mẹ  man mác nỗi buồn. Nhìn dòng nước trôi chầm chậm, mẹ  quặn đau nỗi lòng. Mẹ  tên thật là Lưu Thị Cầu, thường gọi là bà Cư,  sinh ra ở làng Xuân Giang, xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An. Làng Xuân Giang bây giờ nằm gần con đường mới, người ta đặt tên là con đường sinh thái. Phía trước mặt con đường là dòng sông Lam ,  sông có tự ngàn đời chảy qua vùng quê mẹ, dòng sông như dải lụa màu xanh ngọc bích, ôm lấy những con thuyền ngược xuôi qua cầu. Không gian ở nơi này thơ mộng lắm, các làng kế tiếp nhau, mặt hướng về dòng sông,  làng vẫn lưu giữ được tên gọi như ngày xưa, vẫn còn những vòm cây xanh như thưở ấy, mùa nắng những hàng cây vươn mình ra đón những làn gió biển, vòm cây rung rinh trong nắng  hạ trong mỗi buổi sáng bình minh lên từ phía dòng sông. Vòm cây bao bọc quanh làng, bao bọc lấy ngôi đền Chính Vị, ngôi đền của lịch sử oai hùng. Mùa đông, cây xanh bọc lấy làng, che gió lạnh, giữ ấm cho con người ở làng quê. Từ làng Xuân Giang thưở ấy, mẹ  lại bước ra dòng sông đến với con đò quen thuộc để ngược xuôi về bên kia. Con sông lấp loáng ánh nắng như trải một lớp bạc trắng nhấp nhảy trên mặt nước, bên cạnh dòng sông là con đường sinh thái,  chạy dài lên thành phố Vinh, chạy ra vùng bãi Lữ ( Nghi Yên, Nghi Lộc) vươn dài về Diễn Châu. Tôi đi đâu xa về cũng muốn trở lại làng Xuân Giang của mẹ .  Bạn bè từng sinh ra ở làng quê này, nay trưởng thành đi xa bao miền quê, luôn có nỗi nhớ làng, cứ nao nao hướng về nơi này, nhất là khi mùa hạ về chao nghiêng trên dòng Lam . Bao nhiêu kỷ niệm bạn bè một thưở, cứ ùa về trong ký ức. Miền quê này, dung nạp nhiều yếu tố văn hóa , có phải chăng chịu ảnh hưởng của văn hóa một dòng sông tự ngàn xưa. Con người ở đây như dung nạp , neo về trong mình vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Con người vừa trữ tình vừa có cái gì đó quyết đoán; vừa nhẹ nhàng trữ tình như dòng sông nhưng lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết, biết vượt lên những sóng gió cuộc đời , biết xử lý những tình huống éo le trong cuộc sống để giành lấy hạnh phúc. Cha mẹ đặt tên cho mẹ tôi. Có phải  vì duyên đời  đã lặn vào tên mẹ. Mẹ lưu mãi trong đời như cánh cò bay qua bay lại trên cánh đồng làng quê. Mẹ lưu giữ trong đời hình ảnh  những chiến sĩ cách mạng, những người đã hy sinh, những người còn sống sót sau cuộc biểu tình Xô Viết Nghệ Tĩnh. Mẹ đi về trong chênh vênh nghiêng ngả của dĩ vãng buồn đau với tình duyên. Trên đôi gánh mẹ,  mẹ gánh đơn côi từ hai phía. Phía bên này cầu là quê hương thứ nhất, phía bên kia cầu là quê hương thứ 2. Hai phía đi về trong lòng mẹ. Mẹ lưu lại dòng sông trong đời mình, lưu lại cái niềm cầu mong  có cây cầu  bắc qua sông  để nối hai miền quê thân yêu, ước cây cầu bắc qua sông  để con người của hai miền quê đi về trong không gian rộng dài, tuôn chảy của dòng sông từ ngàn đời.
          Trở lại một ngày mùa hạ bên cây cầu mới Cửa Hội. Con đứng lặng trên cây cầu mới này mà ngồn ngang bao nỗi niềm. Nước chảy qua cầu trong xanh. Bóng mẹ  trên con đò xưa  lại  ùa về trong ký ức qua cuộc đời huyền thoại của mẹ. Bóng dáng mẹ với  đôi quang gánh ngược xuôi về chợ bên dòng sông, bóng mẹ đi về hướng mặt trời lên. Hồn mẹ neo đậu trên dòng sông này, sông ơi hãy đưa hồn mẹ về nơi chiếc cầu mới bắc qua sông để mẹ  được đi về hai phía quê hương. Ở nơi đây, bây giờ đổi thay nhiều lắm, trước đây những ngày sống trong hòa bình, thỉnh thoánh mẹ ngồi hóng mát trên con đường sinh thái, để đón những con thuyền đánh cá trở về . Có lẽ thời gian sống với người chồng là tiến sĩ ( thường gọi là ông Nghè Mai), mẹ tôi được tiếp nhận những nét đẹp về văn hóa con người Việt Nam qua thơ văn. Mẹ thuộc rất nhiều những bài dân ca xứ Nghệ, những câu hò, điệu ví neo đậu trên dòng sông.  Nét sinh hoạt văn hóa ấy vắt hai bên dòng sông và đi vào đời sống tinh thần của con người ở nơi đây. Mẹ lớn lên trên cái nôi văn hóa ấy.
       Cuộc sống dần trôi. Cuộc sống đời người, số phận nhiều khi có sự giao thoa giữa thăng và trầm. Tưởng như đã bình yên, khi bước sang đò đời lần  2 ở miền quê Hà Tĩnh. Nào ngờ mẹ lại đơn côi trong ngôi nhà cũ của mình.Hai lần sang đò đời mà mẹ vẫn chưa có con.  Dường như  số phận người phụ nữ lận dận  neo vào đời mẹ từ lâu rồi. Mẹ đơn chiếc làm bạn với đôi gánh, làm bạn với con đò bên sông. Nhưng mẹ không đơn côi vì mẹ  lấy lại niềm vui  công việc trong hoạt động xã hội .  Đời mẹ đã bước ra từ những ngày gian khổ nhất, thời gian ở tù, trong những tình huống gay cấn nhất, tưởng như không thoát khỏi bàn tay của kẻ thù.  Mẹ bước ra từ trong ánh bình minh ánh sáng cách mạng, nên mẹ vững vàng hơn trong giông tố cuộc đời.
      Mẹ  qua đò đời lần thứ 3. Năm ấy, mẹ  kết duyên với một người trong làng, người đàn ông ấy là y sĩ. Người đàn ông ấy chính là cha tôi. Cha tôi rất chiều chuộng và yêu thương mẹ con. Ba lần đò , ba đời chồng mới có được một đứa con. Đôi gánh  của mẹ  mòn vẹt trên vai mẹ qua những chặng đường đời…
      Ai biết được trước cuộc đời . Bất ngờ, cha tôi qua đời . Đời mẹ sao mà  man mác buồn. Nước mắt mẹ qua hai lần đò đời trước chưa kịp ráo thì đến lượt những dòng nước mắt lại tuôn ra từ đôi mắt mẹ. Những giọt nước mắt nối nhau dài trong đời mẹ.  Cõng trên lưng mẹ ba đời chồng, mẹ lại gánh cô đơn đi trong không gian bàng bạc của bóng đêm. Bây giờ có đứa con gái, người con duy nhất của mẹ . Tình yêu con của mẹ sâu thẳm, mênh mông biết nhường nào. Đứa con gái cứ chạy lon ton phía trước mặt mẹ  mỗi lần mẹ đi chợ về khi bóng trưa đổ dài xuống sân nhà.
         Mẹ không còn bờ vai của người đàn ông, bờ vai thứ ba của đời mẹ. Nhưng mẹ lại có bờ vai của đứa con gái mẹ. Lòng mẹ tựa vào lòng con, con ở trong sâu thẳm của tâm hồn mẹ. Con lớn dần lên trên đôi vai gánh gồng của mẹ về phía chợ. Cuộc đời mẹ , ba lần qua đò đời. Bây giờ mẹ đã về bến đỗ bình yên của mẹ  sau bao nhiêu bão tố của cuộc đời mẹ. Hôm mẹ được nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, mẹ mừng lắm. Mẹ nhớ lại thật nhiều  những câu chuyện về những người bạn trên đất quê này đã cùng mẹ tham gia hoạt động cách mạng trong những năm gian khó. Hình ảnh bà Xân, bà Thiu luôn lưu giữ mãi trong tâm trí mẹ tôi.
      Một mùa đông sắp hết. Mẹ qua được mùa rét cóng ở miền quê này. Rét cắt da thịt. Rét làm da mẹ nhăn nheo,  dịp đó về quê mẹ, cứ muốn ngồi bên bếp lửa đỏ giữa nhà. Mẹ đưa đôi bàn tay gầy guộc lên trên ngọn lửa. Bếp lửa  hội tụ tình cảm sum vầy của gia đình,  người quê hương. Bữa cơm giản dị với nồi khoai luộc và bát cà quê, bát canh rau ngót, mẹ trồng quanh nhà. Tất cả vẫn còn nguyên sơ trong nhà mẹ.  Mẹ lại kể về quãng đời cuộc đời mẹ. Mẹ kể trong tiếng khóc thầm mà lòng tôi đau nhói . Tôi nhớ về  dòng sông, nơi có những con đò chở mẹ tôi qua sông.  Mẹ gánh hai đầu miền quê có bóng dáng  ba người chồng….
   
    Đứa con của rừng

       Hoàng hôn trên cánh rừng già chầm chậm buông về, tiếng thì thầm của lá cây rừng và tiếng suối róc rách đổ xuống  phía cửa rừng. Đêm rừng bao trùm mênh mông .mái trường thân yêu cách rừng không xa lắm.Tiếng vọng của rừng với đầy đủ những thanh âm cứ trôi về phía trường.Đêm tháng mười dãn ra, diệu vợi. Một đêm Ngà thao thức. Bên ngoài cửa sổ  phòng ở của Ngà, thấp thoáng ánh trăng, gợi nhớ về một đêm trăng rằm, dưới chân đồi ở miền quê, Bình Tâm đã ngỏ lời yêu Ngà. Hai người đính hôn nhau sau mùa trăng tháng sáu.

       Cưới vợ được vài ngày, Bình Tâm có lệnh trở về đơn vị, chuẩn bị vào chiến trường miền Nam. Ngà dạy ở vùng quê một thời gian rồi lên công tác tại một huyện phía tây Nghệ An. Đêm nay, Ngà lần dở những trang nhật ký ghi lại kỷ niệm thời yêu nhau, đọc lại những bức thư Bình Tâm gửi  cho Ngà khi ở chiến trường. Nét chữ của Bình Tâm không được nắn nót như những dòng thư đầu tiên khi ở quê.Có lẽ Ngà hiểu được đây là dòng chữ viết vội ở nơi khói lửa  chiến trường. Mỗi dòng thư của Bình Tâm lại trôi về  bao miền ký ức sâu thẳm: “ Đơn vị anh đang hành quân đến nơi khác. Dọc đường nghỉ lại một chốc, anh tranh thủ viết thư về thăm em. Anh đang ở con đường dọc cánh rừng già. Các anh đã quen với cuộc sống ở rừng..”. Nằm mắc vọng nơi cánh rừng, Bình Tâm cứ hình dung nơi quê nhà có bố mẹ và Ngà. Bình Tâm nhớ về dãy đồi thoai thoải nơi quê mình. Bình Tâm và Ngà từng đặt chân lên đó hái sim.

     Mỗi sáng mai lên, Ngà đến lớp học. Ngoài việc dạy học, Ngà còn tham gia công tác đoàn thể. Ngà làm bí thư chi đoàn giáo viên. Tập thể giáo viên ở ký túc có nhiều cô ở dưới xuôi lên chưa xây dựng gia đình. Trời phú cho Ngà giọng hát hay, múa dẻo, tính tình lại sôi nổi, chan hòa với mọi người.Xung quanh trường là rừng núi bao bọc. Nhà trường thường tổ chức văn nghệ nhân các ngày lễ .Ngà được giao nhiệm vụ tổ chức chương trình văn nghệ. Đêm văn nghệ, có cả những chàng trai cô gái người Thái ở bản Châu Kim gần trường đến tham gia.Những làn điệu dân ca người Thái lần đầu Ngà được thưởng thức. làn điệu dìu dặt thấm vào chiều sâu của đêm rừng.Tiếng sáo réo rắt  quyện với bài hát Xuối, Nhuôn của người Thái. Chiến là người thanh niên miền xuôi theo bố mẹ lên sống ở vùng núi này. Chiến nhanh nhẹ hoạt bát, đam mê ca hát. Ngà và Chiến quen nhau trong những buổi biểu diễn văn nghệ. Chiến hiểu thêm Ngà qua các câu chuyện người ta kể về  cô giáo Ngà. Những câu chuyện  ngợi ca Ngà dạy giỏi , gần gũi thương yêu học sinh, lại có năng khiếu văn nghệ. Không biết tự bao giờ, giây phút nào mà Chiến đã cảm mến và đem lòng yêu mến Ngà. Chủ nhật, Chiến cùng Ngà  chiêm ngưỡng dòng thác 7 tầng , dòng thác đang hoang sơ. Thác bảy tầng thật đẹp. ở đây âm thanh của 7 tầng hợp lại như bản nhạc du dương. Nước trắng xóa từ trên cao đổ ào xuống, trắng xóa như những mái tóc bà Tiên xỏa buông xuống. Tiếng vọng từ rừng tràn về. Thiên nhiên ở đây lại dang vòng tay đón đợi những con người …

         rừng Minh họa : ST

      Một đêm gần tết , trong khu ký túc , giáo viên dưới xuôi  về hết. Chỉ còn Ngà nấn ná ở lại chưa vội về, tranh thủ mua một ít quà tết để mang về quê. Chiến đến trường, không gian vắng vẻ. Đêm ấy, hai người về bên nhau. Trăng đầu tháng hắt từ cánh rừng già xuống, soi rõ sân trường yên ắng. Rừng như đứng lặng, gió dường như mệt nhoài, không còn vi vu. Căn phòng ở của Ngà, ánh trăng lọt  vào qua cửa số , thấp thoáng cơ thể người con gái có nước da trắng nõn.Lồng ngực Chiến như nóng dần lên. Chiến ôm chặt lấy Ngà.Tiếng rên nhẹ thút thít từ hai cơ thể đang nhập vào nhau trong loáng thoáng ánh trăng đổ vào phòng.Một đêm bình yên trôi qua.Một thời gian sau , Chiến lên đường nhập ngũ. Chiến đến chào tạm biệt Ngà. Hai người ôm nhau trong bóng tối. Đêm đó, Chiến không ngủ lại. trước khi ra về, bàn tay Chiến xoa nhẹ bụng Ngà. Chiến thủ thỉ : “ Em cố gắng giữ gìn sức khỏe , giữ cái thai trong bụng cho con mình được an lành. Đó là báu vật vô cùng quí giá mà chúng mình có được. Mong em tha lỗi cho tình yêu của anh. Một tình yêu vượt qua ranh giới..”. Thế là Chiến vào bộ đội một ngày mùa hạ. Những cây phượng đang giữa tháng năm rung rinh sắc đỏ. Đã qua mấy mùa phượng rồi, Chiến xa Ngà.

            Bất chợt, Ngà nhận được thư Bình Tâm. Nhận thư chồng  mà lòng ngổn ngang  bao suy nghĩ. Nét chữ của Bình Tâm hiện lên trong thư, Ngà như đọc được lời nói thủ thỉ từ trái tim chồng : “Anh vẫn khỏe! mai mốt, đơn vị anh về Khe Sanh, mặt trận nóng bỏng đang tập trung ở đó. Em đừng buồn những ngày xa anh, rồi ngày nào đó anh trở lại cùng em, lên nơi em công tác, anh luôn nhớ quê nhà, nơi đó đang có bố mẹ anh…”.Thời gian đầu khi Ngà mang bầu, bạn bè đồng nghiệp có lúc xì xào tiếng ra tiếng vào bàn tán. Nhưng rồi cũng im bặt. Sự thông cảm , sẻ chia của người hiệu trưởng và đồng nghiệp xua đi phần nào nỗi thắc thỏm, lo âu trong lòng Ngà.Nhà trường tạo điều kiện  cho Ngà ở mọt căn phòng rộng hơn để chuẩn bị cho ngày sinh nở. Tâm trí Ngà luôn đi giữa hai người đàn ông. Rồi sẽ ra sao  phía trước cuộc đời Ngà. Nhiều lúc một mình ra suối. Nước suối trong vắt, ngắm dòng thác trên cao đổ xuống, màu trắng xóa, Ngà cứ nghĩ điều gì ồn ào dữ dội đến với cuộc đời Ngà. Ngà từng tắm ở dòng suối này , mới lên chưa quen tắm suối nhưng dần dần Ngà rất thích. Tắm  mình trong không gian trong lành. Ngà xỏa tóc xuống suối. Nước mắt ngập vào làn da trắng. Đôi vú như nở thêm ra, cứ nhô lên nhô xuống giữa dòng nước trong xanh. Cái mát lạnh của dòng suối khi thời gian bắt đầu vào hè.Ngà úp mặt vào suối. Khuôn mặt trái xoan có đôi mắt đẹp dưới hai hàng mi xinh xắn. Ngà cứ ao ước có được giây phút bên Tâm. Giá như lúc này, có chồng đi tắm, bàn tay của chồng sẽ vuốt ve cơ thể  Ngà.Càng nghĩ Ngà càng xót xa vì lỗi lầm  lớn của người phụ nữ đã có chồng. Đêm về, Ngà lại ghi nhật ký , những dòng nhật ký dầy lên vì những nét tâm trạng của Ngà nghĩ lại sai lầm của mình, người đàn bà trót lỡ… Sao cái đêm đó, mình lại để cơ thể mình đổ xuống người đàn ông không phải chồng . Ngà nghĩ ngợi nhiều, Bình Tâm đi về đâu trên chiến trường, Ngà không sao biết nổi.Đêm đêm Ngà mong mỏi những lá thư của Tâm từ miền Nam gửi về.

     Đứa con của Ngà sinh ra được an lành. Ngày một lớn, Ngà đặt tên cho con là Hoàng Sơn Lâm.Một thời gian sau về sau, Ngà nhận được tin Chiến hy sinh ở chiến trường miền Nam , Ngà bàng hoàng đau đớn. Ngà cố giấu đi khuôn mặt buồn để đến lớp giảng bài mỗi sáng mai lên. Đêm về lại thao thức . Kỷ niệm một thời ùa về. Người thanh niên đẹp trai, hát hay, chăm chút cho Ngà những ngày tháng  mới đặt chân đến trường. Những giây phút Ngà không làm chủ được mình, Ngà đã nằm trọn trong vòng tay của Chiến. Cơ thể Ngà thuộc về Chiến trong một đêm thật yên tĩnh ở ngôi trường . Lúc ấy Ngà chỉ biết lặng im . Sức trỗi dậy  của sinh khí người đàn bà cứ cuốn nhập vào người thanh niên có cơ thể cường tráng. Ngà quên đi mình và đón nhận mọi cử chỉ mơn man của Chiến .

    Ngà chuẩn bị về xuôi. Hai mẹ con sắp tạm biệt núi rừng. Tạm biệt con suối quen thuộc Ngà thường ra tắm .tạm biệt cánh rừng già và những đóa hoa rừng. Ngà có bao kỷ niệm của tháng ngày gieo con chữ cho các em học sinh dân tộc. Trở về xuôi , mẹ con Ngà được tới ngôi nhà của cha mẹ chồng. Bố chồng qua đời mấy năm nay, giờ chỉ còn mẹ chồng . Biết nói gì  với mẹ đây. Mẹ có nhìn lại đứa con dâu hay là mẹ quay mặt đi. Dường như trước đó, mẹ chồng đã hay tin về chuyện riêng của Ngà. Ngà viết nhật ký, những dòng  nhật ký bộc lộ nỗi niềm của người vợ, tự trách mình, nhận lỗi lầm trong cuộc đời: “ Em không còn xứng đáng là người vợ của anh. Nghĩ về anh, em muốn chạy trốn di đâu thật xa. Anh hãy quên em đi, đừng nhìn vào khuôn mặt em. Khuôn mặt , cơ thể này, em đã đánh mất rồi. Khuôn mặt  mà trong những ngày ngắn ngủi ở quê nhà, trước khi lên đường trở về đơn vị. Bình Tâm đã nâng niu , đặt nụ hôn đằm thắm lên đôi môi. Đôi môi em run lên vì sung sướng trước nụ hôn cuồng nhiệt của anh. Nhưng bây giờ..”

           Sau chiến tranh, Bình Tâm trở về quê. Chuyện riêng của Ngà, Bình Tâm được biết ít nhiều. Ở nhà người chị vài hôm, Bình Tâm cứ đi ra đi vào. Chiến tranh lùi xa nhưng trong lòng Tâm luôn nghĩ về bạn bè, đồng đội đã hy sinh trong khói lửa chiến trường. Có những người bạn chưa đậu trên vai mình  một mối tình.

        Phút chốc gợi nhớ phút giao thoa mặn nồng của cặp vợ chồng mới cưới, Bình Tâm lóe sáng lên ý nghĩ: “ Không thể bỏ xa Ngà được. Đời người lính xông pha chiến trận, sống sót được trở về đoàn tụ gia đình. Hạnh phúc biết chừng nào. Đang có mẹ và vợ, quí giá biết chừng nào. Ngày hôm sau , Bình Tâm trở lại nhà. Ngôi nhà thân yêu của bố mẹ. Ngày lên đường, cây trong vườn chưa kịp lớn, bây giờ cành lá đã sum sê. Người mẹ già từ trong nhà bước ra chạy đến ôm chặt người mẹ . Bình Tâm cầm lấy đôi bàn tay lắm vết chai sần. Mẹ gầy đi nhiều lắm. Ngà đứng sau cánh cửa, thẹn thùng, e dè. Ngà muốn chạy ra ôm chầm Tâm nhưng lại ngại ngùng vì cứ nghĩ: Lỗi lầm quá lớn, níu bước chân Ngà lại

    Bình Tâm đi vào phía trong nhà. Bắt gặp ánh mắt Ngà đang đổ dồn về chồng. Bình Tâm cứ đứng lặng như thế hồi lâu. Mùi thơm dìu dìu tỏa ra từ mái tóc đen dày của Ngà, chiếc răng khểnh đầy tinh nghịch, làm duyên cho khuôn mặt trái xoan Ánh mắt Tâm nhìn vợ một  cách đắm đuối. Đôi vú thấp thoáng qua làn vải mỏng. Dáng Ngà vẫn cao , thanh mảnh . Mái tóc xõa xuống hai bờ vai. Khuôn mặt Ngà bừng lên , làn da như đỏ ứng run lên. Bình Tâm đi lại gần Ngà, cầm tay Ngà, rồi ôm choàng vợ  . Đôi môi Ngà ngọt lịm cứ hút dần vào đôi môi Tâm . Bình Tâm nâng đôi bàn tay của Ngà lên và áp vào hai má mình. Tâm cố giữ đôi bàn tay ấy. Ngà thốt nhẹ trong vòng tay âu yếm của chồng: hãy tha lỗi ngàn lần cho em , em xấu hổ quá rồi. Bình Tâm lặng lẽ không nói năng gì, cứ ôm ghì lấy vợ, bàn tay Tâm lần ra phía sau lưng vợ, xoa dịu nhẹ vào tấm lưng mềm của vợ . Tâm nhìn Ngà thật lâu, đôi môi Tâm lại cuốn vào đôi môi Ngà. Thỉnh thoảng cơ thể Ngà chuyển nhẹ một chút khi cơ thể người đàn ông quấn lấy Ngà. Phút hạnh phúc được trở lại với hai người trong khoảng khắc thật là bình yên nơi mái nhà quê bình dị. Đêm đó trong căn buồng của hai vợ chồng, Ngà chủ động tìm về phía chồng. Phía bên kia mẹ và đứa con riêng  của Ngà bắt đầu  đi vào giấc ngủ. Ngà dang cánh tay  mềm mại  của mình ra bên phải, ôm đầu chồng vào cánh tay mình. Những nụ hôn cuồng nhiệt tỏa ra từ cơ thể khát khao bấy lâu của người vợ đằng đẵng xa chồng. bàn tay Ngà vuốt nhẹ lên từng đường nét trên cơ thể chồng. Ngà hôn từ từ váo nách, cổ, tai Bình Tâm. Bàn tay Ngà lại nghiêng chồng , áp cơ thể chồng váo cơ thể mình, Ngà miết bàn tay mềm mại vào sau lưng chồng, riết cơ thể Tâm vào thân hình người đàn bà . Ngà quên đi tất cả, quên cả lỗi lầm , không còn khoảng cách, e dè. Ngà dồn tất cả cho Bình Tâm trong đêm đầu tiên gặp lại. Thỉnh thoảng, Ngà lại thầm thì tiếng nói ái ân, tiếng gợi tình cuốn hút cơ thể đàn ông. Hai người ở bên nhau . Đêm dần trôi, chợp mắt một chút , hai người trở lại bên nhau, rồi Bình Tâm ôm ghì lấy Ngà, cơ thể Ngà  cuốn vào vòng tay của chồng, đôi môi lại tìm nhau..

       Đôi vợ chồng có với nhau 2 đứa con. Hàng ngày Ngà đi dạy. Bình Tâm tham gia Hội cựu chiến binh làm Hội trưởng cựu chiến binh xã. Đứa con riêng của Ngà dần quen cuộc sống. lúc mới gặp Bình Tâm, nó không dám lại gần Bình Tâm. Có lần nó hỏi : Bố con đó hả mẹ . Đôi mắt Ngà lảng đi nơi khác. Ngà ôm lấy Sơn Lâm: khi nào con lớn mẹ sẽ kể cho con nghe. Bình Tâm chủ động gần gũi Sơn Lâm, bày cho nó bài vở học tập. Rồi cũng ra vườn với Bình Tâm để trồng rau. Bình Tâm cứ nghĩ hoài : mình có thêm đứa con, khép lại tất cả.. mẹ Tâm dường như vui hơn vì cuộc sống gia đình trở lại bình thường, êm ấm. Người mẹ vẫn luôn theo dõi , lo lắng hạnh phúc của con trai. Một bữa mẹ nắm tay Bình Tâm và nói : mẹ xin con, hãy tha thứ cho Ngà, nó là đứa con dâu tốt.

          Sơn Lâm ngày một lớn dần . Nó ngoan ngoãn chăm chỉ học tập. Trước khi vào đại học, Ngà kể cho Sơn Lâm về một thời ở rừng . Nơi đó Sơn Lâm cất tiếng khóc chào đời. Ra trường, Lâm công tác tại Hà Nội. Người con của Ngà  đã đến tuổi yêu đương. Buổi đầu tiên  vào dịp hè, Sơn dẫn người yêu  về nhà. Hai vợ chồng, bà mẹ mừng lắm. Thế rồi, một ngày tháng sáu âm lịch, gia đình Ngà tổ chức đám cưới cho Lâm. Mấy hôm đó, bạn bè trong Hội cựu chiến binh đến nhà Tâm giúp tổ chức đám cưới . Con dâu của Ngà là người cùng quê Nghệ An. Quê vợ Lâm ở Cửa Lò. Trước ngày cưới. Sơn và Thu rủ nhau đi hái hoa cúc biển . Mùa hoa nở vào mùa hạ. hai đứa mang về biết bao  bó hoa cúc biển tươi tắn.Một ngày mới, sau ngày cưới. hai vợ chồng Sơn Lâm lên đồi phía trước nhà đi hái sim. Mùa sim chín, vị ngọt của sim ở vùng đồi quen thuộc. Khi mới ở miền núi về , Lâm theo mẹ lên đồi hái sim.

     Một mùa hè đến với Cửa Lò. Sơn và Thu có dịp đưa gia đình về Cửa Lò. Phía trên bãi cát trải dài trong nắng chiều. Sóng ngoài biển dập đòn xô vào bờ từng đợt. Biến mênh mông ngút ngàn. Hôm đó hai đứa con nhỏ của vợ chồng Tâm chạy lon ton trên cát, mải mê chơi đùa. Chúng nó vun cát lên thành từng mô cát nhỏ chạy dài, chúng nó bảo : đắp cát giống như ngọn đồi phía trước nhà mình, thấy trên tay Sơn lâm có mấy chùm hoa cúc biển, hai đứa xin Lâm và chúng cắm lên mô cát. Tiếng sóng ban chiều  vỗ đều đều… con sóng liếm vào bờ cát, ngập lên những bàn chân của từng người trong gia đình như muốn níu mọi người ở lại một chút để chờ trăng mùa hạ lên ở vùng biển quê nhà.

   NVN   
 

        Nhớ những mùa chim

        chim    Minh họa : ST

        Khoảng 5 giờ sáng, cứ thành lệ, tôi nghe rõ tiếng chim bìm bịp vọng lên từ trên vòm cây ở cuối vườn ông bà nội.Ngày, chúng đi bờ bãi, dòng mương kiếm mồi, tha thẩn ở đâu đó, đêm về trở lại vòm cây dày lá, đan kín bóng tối. Dường như loài chim này, nó thích kín đáo.

              Bình minh bắt đầu cho một ngày mới. Những tia nắng vàng đầu tiên lấp lánh trên những tán lá còn chưa tan sương đêm. Tiếng chim về trong vườn cây ông bà nội. Tiếng chim chuyền lao xao ríu rít trên vòm cây làm cho không gian vườn quê rộn ràng. Nhà tôi ra phố từ lâu rồi. Khi mới đặt chân đến thành phố, mỗi sáng mai lên, thật thèm nhớ tiếng chim vườn nhà.Vì sao tiếng chim cứ bám chặt lâu bền trong tôi.Nhiều khi thứ 7, chủ nhật, dạo một mình trên đường phố cũ, hãy còn hai bên đường sót lại vài cây già tuổi. Đàn chim lại về, buông những tiếng gọi thân quen khi nhặt khi thưa. Nhất là mùa gặt về, đi qua vùng đất ngoại thành Hà Nội xưa, mùi trái chín thơm lừng, bầy chim lại gọi nhau về. Tiếng chim gợi cho tôi cả một khoảng trời kỷ niệm thời thơ ấu ở quê nhà, đầy ắp tiếng chim mỗi sáng mai về.

        Thời đó đang học tiểu học, buổi sáng học ở trường, chiều ở nhà học bài, xong việc học, biết giúp mẹ một số việc nhỏ trong gia đình. Thứ 7, chủ nhật ra vườn sớm cùng mẹ. Mới sáng ra, đàn chim đã sà xuống đất hót. Tôi thấy chúng nó len vào vườn rau ở cuối vườn.Ở đó, luống rau đã nhiều sâu. Khi kiếm no mồi, chúng lại bay về hàng cây bên kia vườn. Hàng cây cha tôi trồng, nay cành lá tốt xanh. Chúng làm tổ trên vòm cây. Chim mẹ tha mồi về nớm cho đàn con mới sinh nở được một thời gian ngắn. Tôi thích quá. Có hôm tôi bảo: Bố ơi! Con muốn được nuôi chim. Hàng ngày con sẽ bắt sâu cho nó ăn. Mẹ tôi chiều. Thế là tôi có được hai con chim nhỏ. Đi học về,tôi tìm kiếm thức ăn cho nó,chơi đùa với chúng thật vui.Buổi chiều, cầm quyển sách rồi đưa lồng chim ra đồng bãi sau nhà. Ngồi trên bờ cỏ xanh trải dài, không gian cánh đồng quê ấm áp ngày mùa. Dường như chúng được ra đồng bãi thoáng mát, chúng nhảy cẫng trong lồng nghe thích thú lắm. Đọc một ít câu chuyện trong cuốn sách bố mẹ tặng tôi ngày sinh nhật. Tôi đọc say lắm, nhất là những câu chuyện về các loài chim. Giải lao một chút, tôi lại tìm mồi cho chúng. Chim trong lồng ngày một lớn dần. Mấy thằng bạn cùng lớp đến nhà tôi chơi, nhìn đôi chim trong chiếc lồng nhỏ xinh, chúng nó thích lắm.

           Một hôm, mẹ bảo tôi: con ạ, chim con nuôi đã lớn. Đến lúc phải thả nó về cây cho nó vùng vẫy thỏa thích. Rồi bố mẹ sẽ tìm cho con đôi chim khác . Tôi ngồi thứ ra, buồn bã. Một buổi sáng, có bà hàng xóm sang chơi, nhìn đàn chim mới mua về bà ấy nhìn chăm chú lắm. Sau này tôi mới biết, người hàng xóm đó làm nghề buôn bán chim. Mẹ tôi bảo không bán, vì sang tay người khác, có lúc họ làm thịt chúng nó. Mẹ tôi giải thích. Tôi mừng thầm.Một buối sáng đẹp trời. Mẹ tôi bảo: hãy thả hai con chim trong lồng đi con, thả nó ra về trời để chúng tung cánh tự do. Mẹ tôi hứa sẽ tìm  cá tổ chim khác trong vườn để đưa về cho tôi nuôi. Vì thế, lòng tôi yên tâm và nghe lời mẹ.Tôi nhìn mảng trời xanh, đôi đám mây màu hồng nhạt lang thanh ở trên cao. Tôi bắt đầu thả chúng. Nhìn đôi chim bay về phía vườn nhà trong nắng sáng mùa hạ, lòng tôi thầm gọi : chim ơi, hãy bay đi chao liệng trên bầu trời xanh, thỉnh thoảng bay về trong vườn nhà, bắt sâu cho luống rau xanh tốt. Tôi tần ngần. Vẫn có hy vọng đàn chim lại quay về vườn mẹ. Đừng ai bắt đôi chim của tôi.Bầy trời xanh, vòm cây cao là mái nhà của chúng. Mái nhà thiên nhiên trời ban tặng sẽ che chở cho chúng. Hy vọng chúng không chết được đâu.Tôi cứ nghĩ miên man trên con đường từ mái trường về nhà.

       Tôi lại sang nhà ông bà nội của tôi, nơi đó có vòm cây cổ lâu đời, có tiếng chim bìm bịp kêu vọng mới tờ mờ sáng. Vườn cây của ông bà cũng đầy ắp tiếng chim.mấy đứa trong xóm đến xin ông bà bắt chim, ông bà nhất quyết không cho. Ông bà biết tôi nuôi chim, lớn lên thả nó về trời. Do vậy, tôi được ông bà chiều. Rồi ông nội gọi bố tôi sang vườn, tìm ổ chim trên vòm cây phía trước.Đợi chúng lớn một chút, bố tôi lại mang về cho vào lồng chim mẹ mua cho tôi.thế là tôi lại có đàn chim nhỏ xinh xinh, chúng vui tính, ngay thơ lắm. Mùa này qua mùa khác, tiếng chim lảnh lót trong vườn nhà tôi và vườn ông bà nội.Tôi lại được nghe tiếng chim bìm bịp. Tôi lo sợ, không biết có ai đó phát hiện ra nơi ở của chúng không ? tiếng chim bìm bịp vọng về làm tan loãng dần màn sương đêm, để rồi chuẩn bị đón bình minh.

           Trở lại vườn nhà, trở lại ký ức tuổi thơ. Bước chân tuổi thơ cứ đi về trong hoài niệm. Lần này, về lại mái nhà của bố mẹ, ông bà. Ông bà nội  của tôi đã về cõi vĩnh hằng.Bố mẹ ra ở phố , gần gia đình tôi. Chỉ còn giữ lại căn nhà nhỏ  của bố mẹ tôi, giữ căn nhà ông bà nội, để thỉnh thoảng về quê, chúng tôi lại được ngủ yên, vui đùa trong ngôi nhà thân yêu. Đi trong vườn cha mẹ, ông bà, tôi lại được nghe tiếng chim chuyền trên cành lá. Nhưng thật bàng hoàng, khi mới tờ mờ sáng, không nghe thấy tiếng chim bìm bịp bên vườn ông bà vọng sang nữa. Vì vòm cây đã biến đi đâu mất. Nơi đó,nhường chỗ cho bờ tường của làng mới xây dựng, chạy qua. Chỉ có vườn ông bà nhà tôi vẫn vọng tiếng chim. Con bìm bịp giờ sao rồi? Nó còn sống nữa không?Nó đang trú ngụ nơi nào trong không gian vùng quê đã lắm đổi thay. Lâm lắm rồi, trở lại làng. Làng nhìn mặt đặt tên cho bao thế hệ con người đã sinh ra lớn lên. Tôi còn nhớ lắm thuộc cả lối đi lối về.Cây gạo gắn bó tuổi thơ và bầy chim trên cành cây gạo giờ không thấy đâu. Mặt đường bóng loáng bê tông. Làng không còn nghèo như trước. Những hàng cây  xanh đã ít dần, tiếng chim chuyền cũng thưa thớt vì vùng cây ít đi. Tôi thèm nhớ tiếng chim dọc con đường làng của tuổi thơ tôi đi học. Từ vườn nhà, vườn ông bà đến đường làng quen thuộc, tới mái trường thân yêu là cả một trời thương nhớ. Tôi mang cả tiếng chim, không gin nơi này đi suốt cuộc đời tôi. Tôi muốn gọi tên làng, tên làng, tiếng chim quen thuộc của đời tôi.

 Nguyễn Văn Ngọc

                                                

Nguồn tin: HNV.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây