Lạm bàn thêm về “ Tiên học lễ, hậu học văn”.

Thứ năm - 16/12/2021 19:36
Nguyễn Văn Hoan
Ảnh: ST
Ảnh: ST
       Cuộc tranh luận về việc nên giữ hay nên bỏ khẩu hiệu” Tiên học lễ, hậu học văn” trong và ngoài “Hội thảo Văn hoá học đường trong bối cảnh đổi mới Giáo dục- Đào tạo”vừa qua có ý nghĩa rất lớn đối với chủ trương Chấn hưng văn hoá của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện  nay. Nó góp phần quan trọng vào việc đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ giữ được phẩm chất đạo đức của con người Việt nam và có ý trí vươn lên góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Tuy vậy cuộc tranh luận hình như chưa ngã ngũ. Vì vậy tôi xin góp thêm một đôi điều:
Thử tìm hiểu về gốc gác của phương châm này:
   Sự hình thành và phát triển  ý nghĩa của các từ thành phần để thành phương châm giáo dục trên có lẽ khác với mục đích giáo dục của chúng ta ngày nay. Từ cổ xưa ở Trung hoa cổ đại, và hiện nay ở ta, Lễ không có nghĩa gốc là Đạo đức. Đến thời Xuân Thu, Khổng Tử định ra khái niệm Đạo Đức gồm ngũ luân và ngũ thường, sau này Mạnh Tử biên soạn thành Sách Đại học, đổi thành Tam cương, Ngũ thường thì Lễ cũng thuộc Ngũ thường. Con người trong học thuyết Đức trị của của Khổng Tử, là con người có Đạo Đức chứ không chỉ có Lễ. Vua phải làm gương tu thân về Đạo Đức, phải trị dân bằng Đạo Đức chứ không phải bằng bạo lực, pháp luật. Con người nói chung trong Khổng Tử cũng tu dưỡng Đạo Đức để trở thành Người quân tử chứ không chỉ có Lễ. Lễ được hiểu là Điển chế về mọi hành vi ứng xử của con người trong xã hội. Làm trái Lễ sẽ phạm tội khi quân hoăc phạm đến Trời Đất, Thần thánh. Các môn đệ của Khổng Tử sau này như Tuân Tử.. đã chế định chúng ghép với hình để thành Trường phái Lễ trị. Thế là người Trung Hoa có Thuyết Tam Vương nói về quy luật xoay vần của các phương pháp thống tri của các triều đại phong kiến: Đức trị. Pháp trị, Lễ trị. Còn ở ta, nghĩa phổ biến nhất của Lễ là Lễ: Mồng một lễ Cha, mồng hai lễ Mẹ, mồng ba lễ Thầy. Việc hình thành phương châm “Tiên học Lễ hậu học Văn” ở ta có thể có hai khả năng:
 Người xưa coi mục đích giáo dục là để hình thành con người biết Lễ, nghĩa là có tư cách, biết ứng xử chuẩn mực và có Văn nghĩa là con người nhân văn, tâm hồn cao quý.
 Lễ có nghĩa hẹp là lễ phép, kính trên, nhường dưới.. nên các bậc thâm nho của ta đã khoác cho nó ý nghĩa Đao Đức. Còn nếu để đặt có hệ thống với Đạo Đức ở đây , theo Ngũ thường, phải là Trí chứ không phải là Văn. Tuy nhiên, nếu không nệ cổ, chúng ta có thể chấp nhận dùng Văn với nghĩa là Văn Hoá.
   Tuy vậy cả hai cách hiểu trên đều làm cho phương châm giáo dục này có nhược điểm: Giáo dục chỉ mới tạo ra con người hoàn hảo về bản thân mà chưa phát huy vai trò của cá nhân với xã hội, cộng đồng.
Bỏ nhưng mà vẫn giữ:
     Khái quát các Luật Giáo dục của ta từ trước tới nay ( Luật GD 2005, luật GD 2009, Luật GD2019…) thì mục đích giáo dục của ta là Đào tạo con người có đạo đức và có năng lực bởi  một lẽ đơn giản, để là xã hội của Con người chúng ta phải duy trì trong xã hôi một Nền đạo đức, để duy trì và phát triển xã hội, con người cần phát triển về Tài năng.
 Như vậy tên của phương châm giáo dục mới nên là” Học để làm Người, học để làm Nghề.”
   Phương châm này có mấy ưu điểm sau:
Nó chặt chẽ hơn về mặt ngữ nghĩa.
Thay thế này không phủ định phương châm cũ. Làm Người bao hàm cả mặt Đạo Đức mà Đạo Đức bao hàm cả Lễ, theo khái niệm của Khổng Tử, bao hàm cả mục đích của giáo dục trong Luật GD của ta. Vấn đề này quan trọng ở chỗ, nó còn giữ được hồn cốt ý tưởng của ông cha ta Là giữ Lễ. Giữ Lễ còn quá cần thiết trong bối cảnh lễ nghĩa, đạo đức rất sa sút của ta hiện nay. Giữ Lễ không bao giờ kìm hãm, làm thui chột phản biện, sáng tạo. Có năng lượng ắt nó sẽ lan toả, có nội sinh, ắt nó sẽ nảy mầm. Thực tế có rất nhiều tấm gương bứt phá để đạt được những thành tựu khoa học lớn lao đó thôi, miễn là động cơ của sự sáng tạo đó đúng đắn.
 Làm Người cũng có nghĩa là làm người có trách nhiệm với xã hội.
Làm Nghề, kể cả nghề trong cuộc CM 4.0, bao hàm năng lực, tài năng lại cũng có nghĩa là không phải học để làm quan.
Nó né được các từ Hán để không đến nỗi, một chức sắc trong nghành Giaó dục cũng phải lo: Tiên với Hậu thì học sinh hiểu thế nào được.
Nhà trường cần treo khẩu hiệu như thế nào?
   Treo một khẩu hiệu trước Trường có tác dụng rất sâu sắc và lâu dài với con trẻ. Nó sẽ đi vào tâm hồn, tình cảm của cả đời người. Mục đích giáo dục của ta là cao cả. có tính triết lý. Nó chẳng những cần được treo cao mà còn cần được thống nhất trong toàn Ngành giáo dục nói riêng và trong xã hội nói chung. Bên cạnh đó, với đặc điểm của từng địa phương, từng trường, mỗi trường cũng nên có khẩu hiệu riêng của mình./.
                                                                                 Ngày 20 Tháng 11 năm 2021. NVH

                                                                                   

Nguồn tin: HNV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây