Tín ngưỡng Hùng Vương trong hội làng Thăng Long-Hà Nội

Thứ tư - 02/03/2022 11:10
Văn Hậu
Cảnh lễ dâng hương các vị Vua Hùng. Ảnh : ST
Cảnh lễ dâng hương các vị Vua Hùng. Ảnh : ST

 

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba (Ca dao)
 
          Ta biết làng là quê cha, mộ tổ để ở nghĩa trang làng. Làng thành quê cha đất Tổ, nơi phát tích giống nòi, họ hàng “Sống ở làng sang ở Nước”. Nhà Lý (Thế kỷ XI-XIII) mộ tổ ở làng Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhà Trần (Thế kỷ XIII-XV) mộ tổ ở làng Tức Mạc, Nam Định và ở làng Tam Đường, Hưng Hà, Thái Bình. Nhà Lê (thế kỷ XV-XVI) mộ tổ ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Nhà Nguyễn (Thế kỷ XIX) mộ tổ để ngoại thành Cố Đô Huế.
          Rồi mộ danh nhân ở Hà Nội vẫn được bảo quản, giữ gìn. Mộ Bố Cái Đại Vương ở phường Kim Mã (Q. Ba Đình), Mộ Bà Tằng Thị Loan, thân mẫu của Thánh Láng Từ Đạo Hạnh ở phường Quan Hoa (Quận Cầu Giấy), mộ Hai Bà Công chúa Từ Hoa, Từ Thục con vua Lý Nhân Tôn có ở Ninh Xá (huyện Thường Tín)…
          Mộ Vua Hùng thứ 6 ở làng Cổ  Tích xã Hy Cương thành phố Việt Trì, Phú Thọ, Mộ Kinh Dương Vương (Lộc Tục) ở Á Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Ở Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội có mộ Lạc Long Quân (Sùng Lãm).
          Bên cuộc sống thực tiễn ấy, người dân còn có một đời sống tinh thần, tâm linh phong phú, thể hiện lòng tôn vinh, ơn nhớ Tổ Tiên có công giữ gìn giữ nếp sống quê nhà, nhớ ơn các anh hùng lịch sử có công bảo vệ non sông đất nước, nhớ ơn các anh hùng Văn Hóa có công truyền lưu trí tuệ (Hội làng nghề thủ công, mỹ nghệ và tinh hoa văn hóa nhân loại) trong Nhân Dân. Hôm nay đương hòa nhập Hà Nội vào thành phố sáng tạo của UNESCO. Làng là đất quê, nơi ta “chôn rau cắt rốn”, lớn lên đi làm phương xa lại trở về khi giỗ, Tết, thanh minh, tảo mộ.
          Chỉ mở hội người dân mới có dịp giao tiếp với thần linh không gian thiêng “thần về dự”, thời gian thiêng “thần hiện diện” bằng hành động thiêng trình báo, công tích, nguyện vọng của làng. Mỗi lần mở hội, dân làng hướng về cội nguồn, nuôi dưỡng sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc. Người dân có dịp vui chơi, sáng tạo trong các cuộc đua tài “trai thi mạnh” (võ, vật, đua thuyền, đấu kiếm) thể hiện tinh thần thượng võ; gái tay mềm (nấu cơm, dệt vải) thể hiện tài nội trở đảm đang. Cuối cùng vào hội mọi người đều thụ lộc của Mẫu, Phật, Thánh Thần, nói năng hòa nhã, ứng xử văn minh, thanh lịch, hướng tới cái cao thượng, tạo nên giá trị thẩm mỹ của sự phát triển công nghiệp văn hóa hôm nay và ngày mai.
          Xin lược lịch hội.
          

TT

THỜ

NƠI

THỜI GIAN

ĐẶC ĐIỂM

1

-Quốc Tổ Lạc Long Quân ( năm 2825 Tr.CN)

- Linh Lang (Hoàng tử Thái Lý)

Đình làng Bảo Đà, xã Bình Minh huyện Thanh Oai

Ngày 6/2 và 6/3

-Tế lễ, dâng hương.

- Cúng Bò thui, thả Bánh vía.

- Trình diễn thư pháp, trình chiếu ánh sáng.

Di sản phi vật thể Quốc gia.

- Kết chạ đền Mẫu Âu Cơ – Đền Hùng, Phú Thọ.

2

-Cao Sơn

- Đông Hải Đại Vương

- Lý Bí..

Đình làng Mễ Trì Hạ, Q. Nam Từ Liêm

7/1 và 10/3

-Tế lễ dâng hương.

- Kết chạ 4 làng Mễ Trì (Thượng, Hạ), Đình Thôn và Nhân Mỹ.

3

- Phật.

- Ngô Long

- Trần Thủ Độ

- Trần Thị Dung

Chùa Cầu Đông

Hàng Đường

Phường Hàng Đào, Q. Hoàn Kiếm.

12/1 và 1/11

- Lục Cúng

- Lễ cầu an, phóng sinh.

- Kết chạ: Tê Quả (xã Tam Hưng) Sinh Quả huyện Thanh Oai.

4

-Phan Công Tây Nhạc.

- Công chúa Hoa Dung (phu nhân)

Đình Thị Cấm

 Phường Xuân Phương, Q. Nam Từ Liêm.

8/1 và 10/2

-Rước kết chạ Thị Cấm và Hòe Thị

-Thi kéo lửa, chạy nước, thổi cơm thi…

5

-Tản Viên Sơn Thánh

-Thánh Mẫu

Đinh Thị Đen

-Cao Sơn và Quý Minh

Đền Và phường Trung Hưng - Sơn Tây

15/1 và 15/9

-Cỗ cúng 99con cá, 10 mâm cỗ cá.

-Vật chầu bóng Thánh. Đả Ngư, đánh cá thờ.

-Kết chạ nhiều làng: Đền Và, đền Trung, Đền Thượng, Đền Nam Cung, Đền Thính (Vĩnh Phúc).

6

-Lã Liệu

-Hùng Lãng Công

-Trương Mỵ Nương

(phu nhân)

Hội năm Làng Mọc Phường Nhân Chính

Quận Nam Từ Liêm

10/2

-Tế lễ, dâng hương

- Rước 5 làng (đi về)

- Võ thuật, cờ người, múa Rồng, Sư tử.

7

-Bạch Hạc Tam Giang.

-Hậu Thần: Cung phi Nguyễn Thị Tình

Đình Đăm phường Tây Tựu quận Bắc Từ Liêm.

9/3 -12/3 (10/3)

- Dâng hương, tế lễ, rước từ miếu về đình.

-Đua thuyền trình Thánh.

-Rước ra thủy đình

-Đua thuyền ba thôn

-Diễn chèo.

8

Hùng Nghị Vương (Quang Lang)

Hoàng Duệ Vương (Huệ Lang)

Đình Thuần Lương xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ

10/3 và 15/4

- Kết chạ với Vĩnh Đồng (tỉnh Hòa Bình)

- Kiệu bay

- Múa Cồng Chiêng của dân tộc Mường.

- Đấu vật, chọi gà.

9

-Phù Đổng Thiên Vương

-Thánh Mẫu

Đền Gióng xã Phù Đổng huyện Gia Lâm.

8/4

- Tục thờ Mặt Trời.

-Phường Ải Lao múa Ông Hổ.

-Trận giả, múa cờ 28 nữ tướng giặc Ân quy hàng.

10

-Tản Viên Sơn Thánh.

-Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương

Đền Chàng Sơn huyện Thạch Thất.

18/7

-Tế lễ, kiệu rước.

-Đấu vật, chọi gà.

- Rối nước, diễn chèo.

11

Cống Lễ (Dực Thánh)

Cá Lễ (Vệ Quốc)

Đình Hồ Khẩu phường Bưởi, quận Tây Hồ

10/8

-Tế lễ, rước kiệu

- Bơi cạn (múa hát) do 36 thanh nữ đảm nhiệm – Bắt trạch trong chum.

12

Đức Bà Mỵ Nương

(phu nhân của Tản Viên Sơn Thánh)

-Cống Sen (tướng của Hai Bà)

Đình Bạch Trữ xã Tiến Thắng huyện Mê Linh

10/2 và 10/8

- Tế lễ, rước kiệu.

- Bắt chạch trong chum (đôi trai gái)

- Bắt cá trong chum (tự do)

13

- Thánh phụ, Thánh Mẫu –Chử Đồng Tử.

- Tiên Dung, Tiên Sa (phu nhân)

Đình Chử Xá xã Văn Đức huyện Gia Lâm.

18/1 và 18/11

- Cúng Mắm cá mòi, cháo dừ.

- Thi bánh Dày

- Rước nước trên sông

- Đánh gậy

- Xếp chữ

- Kết chạ với làng Dạ Trạch, Đa Hòa (Hưng Yên).


Ông cha ta truyền thông lại cho con cháu những câu ca:
-   Tháng Ba nô nức Hội Đền
Nhớ ngày Giỗ Tổ, bốn nghìn năm nay.
Thứ nhất là hội Cổ Loa
Thứ nhì hội Gióng thứ ba hội Chèm.
Dù ai đi đâu ở đâu?
Tháng Giêng hội  Chữ rủ nhau mà về!
Bơi Đăm, rước Giá, hội Thày
Vui thì vui vậy chẳng tày Giã La.
Bối Khê, Tiên Lữ, chùa Thày
Vui thì vui vậy thua tày CHÙA HƯƠNG.
Gần xa nô nức tưng bừng
Vào chùa Quan Thượng xem bằng động Tiên.
Dân ta mở hội mồng Mười
Mười một rước nước thỉnh Kinh lên chùa
Rước nước ở bến Bồ Đề
Thỉnh kinh chùa Đá rước về chùa Mơ.
          Xin kết thúc bài tín ngưỡng Hùng Vương trong lễ hội Thăng Long Đông Đô – Hà Nội bằng câu nói của Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng: Từ lòng biết ơn đến tôn kính các thế hệ tiền nhân và Tổ Tiên, gia đình, dòng họ. Dân tộc đa đã phát triển hình thức sinh hoạt Văn Hóa, tinh thần ấy thành một đạo lý. Tín ngưỡng dân tộc độc đáo là Tín ngưỡng thờ một Tổ Tiên của chung toàn DÂN TỘC: CÁC VUA HÙNG.
Văn Hậu
Hội VNDGHN

Nguồn tin: HNV

Tổng số điểm của bài viết là: 45 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây