KHÁT VỌNG VÀ ĐIỂM NHÌN

Thứ ba - 21/11/2023 21:55
Đọc Khát vọng và điểm nhìn - Tuyển tập thơ của Lê Thị Mây - NXB Văn học, 2023
KHÁT VỌNG VÀ ĐIỂM NHÌN

       Cỏ cây hoa lá cùng muôn thú có khát vọng, có ngôn ngữ, có điểm nhìn không ? Và thế nào ? Hỏi, tự tìm trả lời với các thi nhân, người thơ được trải hồn qua từng thi phẩm.

Cây hoa gạo còn có tên hoa mộc miên. Quá lâu rồi cây hoa gạo trên cánh đồng làng thời bom dữ, đã bám rễ vào hốc ký đột ngột nở hoa từ vài mùa nay, hình thành tuyển tập thơ KHÁT VỌNG VÀ ĐIỂM NHÌN. Bao nhiêu cánh đồng, bao nhiêu thôn xóm làng mạc, miên man hoa gạo nở bừng tháng ba.

Trong ký ức thời thanh xuân, con đường tôi thường đi, từ vùng rừng núi Cây Lim, qua bến đò Gia Hưng về Cự Nẫm, đến ngân hàng huyện Bố giao dịch...; hoặc khi nước nhà thống nhất, sau 30/4/1975, đi thực tế viết mảng bút ký về nông thôn nông nghiệp, dấu chân mem dọc miên man hoa gạo đỏ, hoa cánh đồng làng; từ vùng núi nguồn Rào, nguồn Trổ, con nước Oa, con nước Trong, rào Nan, rào Nậy... của Ngũ Quảng; về tới miền sông Phan Ran, Phan Thiết, Bình Thuận, sông chín cửa Cửu Long, châu thổ đồng Tháp Mười, Nam Bộ... Vùng đồng bào Tây Nguyên, cây hoa gạo chính là cây Pơ lang.

ức níu giữ, lan tỏa, diễn tả cảm xúc, khát vọng và niềm hy vọng thời thanh xuân, thêu dệt cảm hứng, ngẩu hứng, bày tỏ mạch chìm, viết nên được bài thơ, mùa gặt muộn, riêng một cõi đầy ắp nao nức, ngân vọng hằng khuya yên vắng thức với trăng sao, hồi hộp nhặt tìm theo mùa hoa, sông thời gian, trôi lặng suốt đời người. Thời thanh xuân đang kịch trần, chuyển mạch, dù vầng dương thời gian, chuyển trong không gian vũ trụ từ đông sang tây là một sự khuôn định vĩnh hằng của ngân hà con người đang sống. Toạ độ của mỗi chún ta ; trong một thôn làng, buôn bản, trong một thành phố, trong một đất nước, trong một múi giờ của trái đất xanh, ngước lên bầu trời, chúng ta đều biết và hiểu rằng, vầng dương có thức có ngủ đấy chứ.

Đêm xuống vầng dương lặn về tây là đang ngủ. Ngủ như một em bé chưa lẫy thôi nôi cần ru ẵm. Mở đầu phần thơ trữ tình ánh sắc hoa ban miền Tây Bắc đất nước thoảng hoặc ngân thức, khơi theo nguồn mạch cảm xúc thơ mở cho tuyển thơ Khát vọng và điểm nhìni chi chít muôn sao xa của kỳ vọng, khát vọng là vậy… Đồng thời ánh sắc hoa ban của thủ đô kháng chiến ẩn, hình thành nên tuyển thơ Hoa ban Lễ hội, với các tập thỡ trữ tình về tình yêu tuổi đôi mười : ‘‘Em cười hoa ban’’… cùng nhiều tập thơ chọn lọc khác, vẫn chưa xuất bản.

 

          ***
Từ làng ra phố, chán phố, trở về làng, trên nền nhà cũ, trên cánh đồng, đồi núi xưa mở trang trại… là hành trình không riêng của một ai, của bất kỳ một quốc gia nào. Đấy là hành trình, chu kỳ chuyển dịch, phát triển của con người, đời người, của nhân loại. Được và mất, tiến bộ và thăng hoa tột đỉnh, ví như về khoa học, khôn lường hết.
Nhân loại đã đi qua ba cuộc cách mạng, đang vào chính lưu và cực kỳ nghiêm trọng, cuộc cách mạng thứ tư. Rác thải nhựa và đối thoại, đối mặt trí tuệ - Người máy AI. Mỗi cuộc cách mạng tương ứng, trải 1.000 năm.
Nghìn năm thứ nhất (nay đã trải bốn nghìn năm) - Lửa, Con người tìm ra lửa - Thời đại I.
1.000 năm tiếp sau, nhân loại thăng hoa với nền nông nghiệp trồng trọt, có cái ăn nuôi miệng - Thời đại II
 1.000 thứ ba – văn minh bánh xe và chữ - Thời đại III
Thời đại IV - 1.000 năm đương đại, nay : Công nghệ tiến bộ. Rất có thể chúng ta đang đi, đang chui đường hầm không lối ra, lối thoát tưởng mở muôn vàn những tiến bộ công nghệ khôn lường mà các nước lớn đang đóng vai chủ soái. Ngồi dưới bóng cây hoa gạo, làng nước, ai ai trong toàn nhân loại, khi bị cây điện thoại thông minh quyến rủ sẽ ngày một ngày hai rời bóng cây hoa gạo, là lẽ không bàn cãi…

 

         ***

  Bao nhiêu cánh đồng, bao nhiêu thôn xóm, làng mạc, hoa gạo nở bừng tháng ba, vốn là dòng chảy cảm hứng thi ca, có lẽ không chỉ của riêng một thi nhân nào. Tên ban đầu của tuyển thơ, ‘‘Mộc miên trên núi cao’’, tôi đang chọn lựa đây, quả thật chưa bao quát được. Trong quá trình tuyển chọn, tên ban đâu : ‘‘Người đưa thư’’, hoặc ‘‘Người đưa sách’’ gợi hình ảnh về đời sống rất cảm động... Thời nay mấy ai viết thư gửi qua bưu điện nữa đâu. Thông điệp tình cảm, cuộc sống đương đại đã thay đổi, sự hướng ngoại du lịch, trang mạng điện thoại thông minh, đang  mơ hình thành mới nhiều biểu tượng khát vọng, điểm nhìn mới, chủ lưu cho thế hệ trẻ … 

Tuy nhiên, trong hồn vía mỗi chúng ta, hình ảnh người đưa thư, người đưa sách có lẽ khó mờ xoá. Hai bài thơ dưới đây là một niềm kính cẩn, tưởng nhớ quá vãng.

‘Tóc bạc con xe cũ/ Người trao sách đã trao cả tuổi trẻ cho tôi

Sách tôi đọc và đọc rãnh thời gian trên vầng trán/ Mực của tác giả ngờ sao. Tuôn xiết những dòng sông tôi chưa hề đặt chân đến/ Những dòng sông huyết mạch thanh xuân. Người đưa sách trắc nghiệm/ Trọn một đời khám phá, tình yêu của đọc giả và nhà văn

Con xe cũ hoà giao nhân sinh/ Chân trời chữ nghĩa, trang cuối cùng khó lòng gấp lại. Người đưa sách ông luôn vội vả./ Chưa một lần ta tự hỏi, đỗi đường ông nối bao nhiêu đại lộ…’’ -Nguời đưa sách

‘‘Thư viết từ bầu trời ai tin thế/ Tôi tìm đọc, và nín thở lắng nghe/ Cung đường không dấu chân gió cuốn/ Phượng hồng lưu bút rộn tiếng ve. /Nhận vào trao mong ngóng thẩn thờ/ Người đưa thư thường trao rất vội/ Người nhận thư sung sướng bất ngờ/ Mưa thấm sâu nhòe cong mép đợi./ Lá thư bầu trời chao nghiêng thế kỷ/ Người đưa thư gõ cửa từng nhà/ Đọc ánh mắt đồng hành địa chỉ/ Một bóng ta đọc với hôm qua./ Người đưa thư túi nặng phồng căng/ Những người mẹ đăm đăm mắt cửa/ Bom dữ ngút trời khói lửa/ Đường thư hằn nếp trán tháng ngày qua./ Người đưa thư không có tuổi già/ Tạc lên trời xanh bức phù điêu dũng cảm/ Nâng bầu trời lấp lánh thiết tha/ Người đưa thư không có tuổi già./ Tôi muốn gửi một bức thư đi chậm/ Sống chậm thôi, nay khó lắm rồi/ Đọc bầu trời sao dán tem vũ trụ/ Chúng ta đã chào thế kỷ hai mươi./ Người đưa thư không có tuổi già/ Mép thư vênh đau ngón tay tìm địa chỉ/ Tôi đọc bầu trời tụ ngời nghĩa khí/ Chúng ta đã chào nửa thế kỷ hai mươi.’’ -Người đưa thư

 

***

Riêng tên tập thư Lá thư hồ nước là lá thư nào? Là lá thư của các bạn trẻ thế kỷ 20 gửi 100 năm sau, tức gửi cho thế kỷ 21 nay của chúng ta , nhưng còn lâu mới được vớt lên từ đáy hồ… vớt được mới được mở. Li kỳ quá, hồi hộp quá. Tôi khó lòng được chứng kiến sự kiện lịch sử này của thời đại, dân tộc, đất nước chúng ta… Bấm theo tuổi trời, định mệnh không cho phép. Khát vọng dâng ngợp, dâng cao lên bầy trời, đo xanh nghìn trượng!

Cũng đương nhiên, khát vọng của mỗi con người, đời người, phận người, tùy cảnh, khắc hoạ ghi nhận vui hay ‘‘dị chứng buồn’’, đều khôn lường về câu chuyện được mất, thanh cao hay bế tắc…

      Nhân loại chia hai nửa, một nửa ngửa mặt để thưởng ngoạn du lịch 4.0; một nửa cúi mặt vào điện thoại thông minh 4.0…  Du lịch và trang mạng công nghệ 4.0... 5.0,…7.0 trao cho nhân loại thịnh kỳ hưởng thụ sung mãn, cả được lẫn mất, trả giá, trên vai thế hệ trẻ gánh lấy.

Nhân loại là đâu, là chính trong mỗi con người chúng ta. Phóng khoáng hay trầm u, nghèo đói và dịch bệnh. Dịch covid 19 náo động, ám tượng vào cái sống, cái chết của mỗi thân phận, mọi quốc gia. Gọi là chiến tranh dịch bệnh. Tiếp đến: chiến tranh tiền tệ. Lợi tức, lợi nhuận, đồng kim tiền, đồng đô... tăng và giảm lãi suất chủ soái… Cấm vận và trừng phạt. Cấm vận, trừng phạt gây nguy cơ sụp đổ nền kinh tế toàn cầu không loại trừ quốc gia nào.

         Mỗi cuộc chiến dù nhỏ, trong bán kính của nó là sống - chết mất – còn, thắng - thua. Không ai thua, không ai thắng. Vũ khí thắng. Lợi nhuận từ súng đạn thắng.

          Máu thắm cô đơn vào đất mẹ dưới bàn chân con đường làng ra đại lộ. Muôn loài có cây chim muôn cũng giống con người. ngước lên bầu trời hướng tới khát vọng sống xanh tươi mơ ước tung cánh bay. Gẫy cánh, không nơi chón nương đậu. Động đất, tị nạn…

 

         * **

Tuyển thơ KHÁT VỌNG VÀ DIỂM NHÌN, gồm các tập thơ, mỗi tập riêng một mạch cảm xúc, ghi lấy từng khoảnh khắc tâm trạng, diễn tả phổ quát sự nhận thức, tư biện, hướng tới khả năng tự cân bằng minh triết thời đại, khó tránh những lo âu về dòng chảy giá trị nhân văn bị co hẹp, tắc nguồn trước tốc độ băng hoại, tha hoá lối sống vị tiện, lợi nhuận đồng kim tiền ám tượng, thao túng…

  Mặt trái của sự văn minh tuyệt mỹ rất dễ vỡ. Chúng ta đang cầm trên tay chiếc cốc pha lê. Giọt cuối cùng đầy tràn miệng cốc là gì chúng ta thừa biết, trong cốc chứa đựng gì, chúng ta cũng biết. Giọt cuối cùng màu sắc gì chúng ta đều biết!

    Bóng hình bà ngoại với tất cả chúng ta gần gũi thân thương xiết bao. Bà ngoại tôi từ quê lúa bên sông có tên ẩn thần khí ‘‘Sông xanh rưng lệ, Đá đổ mồ hôi’’ ; đã theo mẹ tôi về quê cát, cùng theo bạn bầu đi khắp lối quên làng nước ; với một tâm nguyện lên rừng nhớ biển rồi ngửa mặt nhìn ra Biển Đông. Tôi được sinh ra, ngửa mặt nhìn bầu trời khát tìm ngôi sao tâm nguyện gửi gắm cảm xúc, kỳ vọng về sự sống bình yên và hạnh phúc. Chúng tôi đàn con thơ của mẹ được sinh, được lăn từ quê lúa về quê cát. Trong bóng hình của bà ngoại, của mỗi chúng tôi là sự hợp lưu của hai dòng sông, nhiều con sông dào dạt tình yêu quê hương đất nước, khi trưởng thành. Tâm thế, tư thế của sông là ngửa mặt nhìn bầu trời, soi thấy bầu trời dâng khát vọng thanh cao, sầm uất từ mỗi làng mạc…
An Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây