LAN MAN CHỮ VÀ NGHĨA cùng thơ năm chữ và thơ lục bát

Thứ sáu - 18/08/2023 19:23

Minh họa: ST

Minh họa: ST
Với hai chùm thơ: thơ năm chữ, sáu bài và thơ lục bát, năm bài ... mở ra dẫn giải, luận giải, cốt lần tìm từng dấu chân từ văn bản tác phẩm đã đến với bạn đọc, hiểu thêm hình dáng, con người thơ, nhịp tim thơ ở tuổi này, sau bấy nhiêu hành trình thơ được nhấn bút trưởng thành, tự do một cõi, sau nhiều thay đổi, hay không tự thay đổi, có mất tự tin không?

Phạm Tuyết An Hoa

     Thơ năm chữ và thơ lục bát là hai thể thơ truyền thống của nền thơ ca dân tộc ta...

Cuối thế kỷ XI đầu thứ kỷ XII có hai bài thơ, câu thơ năm chữ của Ni sư Diệu Nhân, và Lê Thị Ỷ Lan. Đấy là hai bài thơ năm chữ đầu tiên, khá đặc biệt. Đọc ngấm sâu, gợi hướng tới một sự hiền triết, kinh kệ. Cái thời đang học Khoá I, Nguyễn Du, các học viên nam nghe cua giảng có nói về hai bài thơ trên, hễ ra uống nước giờ giải lao, đầu ngõ trường, anh chàng nào mở mồm chào câu mời trầu đầu lưỡi “ Sắc sắc không không”, “Sinh lão bệnh tử”. Chả là lính từ khắp chiến trường về tụ hội, tiếp sau, rôm rả mời trầu, hay trầm lắng các chuyện lính trận, trận đầu, trận chót... sắp đưa vào trang tác phẩm.

SINH LÃO BỆNH TỬ
Sinh, lão, bệnh, tử,
Lẽ thường tự nhiên.
Muốn cầu siêu thoát,
Càng trói buộc thêm.
Mê, phải cầu Phật,
hoặc phải cầu thiền.
Cầu thiền, cầu Phật,
Mím miệng ngồi yên
Ni sư Diệu Nhân
cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII
 
Bài thứ năm chữ thứ hai, là bài thơ của Lê Thị Ỷ Lan, Đầu thế kỷ thứ XII.
 
SẮC KHÔNG
Sắc là không, không tức sắc,
Không là sắc, sắc tức không.
Sắc không đều chẳng quản,
mới khế hợp chân tông.
 
Hai bài thơ trên lấy ra từ Tuyển thơ phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay, do nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam hợp tác với nhà xuất bản Báo chí Nữ quyền (The Feminnist Press) Mỹ, đồng xuất bản – song ngữ, 2097.

         Bài viết này, chỉ giới hạn, với nhiều bài thơ được trích dẫn, chỉ ở mạch thơ, thể thơ thơ năm chữ và thơ lục bát. Cũng ở tuyển thơ trên, trong bài giới thiệu sách, của bà văn sĩ Lady Borton, là một bài viết kỳ công, mới, hay, gợi ra cho chúng ta một góc nhìn, nhìn lại dòng chảy thâm trầm của nền thi ca nước nhà một góc độ đầy linh ứng, bái phục kiệt tác tiền nhân tự dòng chay nữ thi nhân từ xưa đến nay của đất nước ( dựa vào những tuyển tập thơ nữ của các  ta.

“ bà Ngô Chi Lan (thế kỷ 15) là một phụ nữ đầu tiên góp phần quan trong vào vào sự phát triển thơ ca thành văn ờ Việt Nam...

Về thơ lục bát, dưới đay là một chùm thơ lục bát từ tuyển thơ trên. ở bài Lời thề Sông Hát của danh tướng Hai Bà Trưng bước lên đài tế cờ, năm 40, sau Công Nguyên.
Một xin rửa sạch giặc thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa vua Hùng
Ba kéo oan ức lòng chồng
Bốn xin trọn vẹn sở công lênh này”
Tr 59}
Trong ca dao dân gian ca ngợi Bà Triệu, một bài thơ lục bát bốn câu mẫu mực lịch sử:
Ru con con ngủ cho ngoan
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tương cỡi voi đánh cồng
...Và dưới đây những cụm lục bát dân gian được tuyển sách đưa vào thật kỳ con chọn lựa:
 Bao giờ cho đến tháng hai,
Con gái làm cỏ con trai be bờ,
Gái thì kể phú ngâm thơ,
Trai thì be bờ kể chuyện bài bây
 
Hoặc:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ trước gió biết vào tay ai?
Em ngồi cành trúc, tựa cành mai,
Đông đào Tây liễu, biết ai bạn cùng?
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa măt, người phàm rửa chân
Tr 59-63}
Ở những câu lục bát, ở hai bài vừa trích dẫn từ tuyển thơ trên, đã mang, đã khai mở nên dòng tiền khởi dáng hình lục bát, có nhiều cặp hai câu sáu, tám vần thức “biến tấu” làm mới vần điệu, ngôn ngữ miêu tả thật kỳ lạ, kỳ diệu thay...
 
Tiếp nối mạch, với bài thơ “Khúc hái sen” thể thơ lục bát
Kìa kia cô ả tóc xanh
Trong khi nhàn rỗi ra ghềnh hái sen
Dịu dàng kín đáo thuyên què
Miệng hoa chúm chím ngồi thuyền tập bơi
Trang 67}”
“Bà Nguyễn Duệ Chi (1574-? 1654?..  trong một bài thơ lục bát dài, có hai câu thơ lục bát{ sánh mình không kém trạng nguyên}, thiết nghĩ, “hệt một sự xem mặt kén chồng”, sau khi bà, nhân cha vắng nhà đã cải tràng nam giới đi thi ở tuổi mười bảy, đỗ đầu hội thi toàn quốc, khá thú vị.
Nữ nhi này đặng có thi
Ất là tay thiếp kém gì trạng nguyên”
....
 
Kẻ đắp chăn bong kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Tr70}

...

     Những bài thơ năm chữ, lục bát trên, còn có chùm thơ, của nhiều tác giả nữ thuộc thế hệ thơ nhà thơ nữ của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, được đưa vào tuyển tập thơ trên.
Thuyền và biển - Xuân Quỳnh. Những mùa trăng mong chờ – Lê Thị Mây. Trăng khuyết - Phi Tuyết Ba. Con mèo cô đơn - Trần Mộng Tú. Mùa cau không hái - Nghiêm Thị Hằng. Gửi người đi Thanh niên xung phong - Thanh Nguyên...
Ngoài thơ năm chữ còn có các bài thơ bốn chữ:  Tôi về với tôi của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ- Vu Quy, của bà Trần Thị Tuệ Mai.
Và có đôi ba bài là những bài thơ, câu hai chữ, ba chữ được tuyển lựa, góp phần phong phú, đủ lứa tuổi, gương mặt cảm xúc thi ca được chọn lựa. Có bài thơ được tuyển chọn trên, sau được các nhạc sĩ phổ nhạc.
Đặc biệt, thích nhất, yêu nhất là bài thơ, câu ba chữ Sợi nhớ sợi thương, của chị, tôi thường xưng em với cô giáo, cố nhà thơ Thuý Bắc.
 
SỢI NHỚ SỢI THƯƠNG
 
Trương sờn Đông/ Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt/ Bên may quây
Em giang tay/ Em xoè tay
Chẳng bên nào/ Che anh được
Rút sợi thương/ chắp mái lợp
Rút sợi nhớ/ đan vòm xanh
Nghiêng sườn đông/ Che mưa anh
Nghiêng sườn tây/ Xoà bóng mát
Rợp trời thương/ màu xanh suốt
Em  nghiêng hết/ Về phương anh –
1977 – trang 132
Bài hát Sợi nhớ sợi thương, câu chữ mở trường liên tưởng ngôn ngữ thơ, diệu vợi, độc vị, hiện đại trùm say cả đông và tây Trường Sơn; khắc hẳn bài thơ Tiểu đội xe không kính của Cố nhà thơ Phạm Tiến Duật, đang là học trò của cô giáo Thuý Bắc. So sánh thế là không phải, khập khểnh. Nhưng xin cho phép... Thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật đứng đầu bảo trong nền thi ca nước nhà. Có khập khểnh một chút, không bớt yêu thích, tôn vinh, làm cho núi thấp, mà thêm tôn cao vời vợi trong lòng bạn đọc cả nửa thế kỷ nay...
Về thơ lục bát được tuyển lựa ở tuyển thơ nói trên cũng không nhiều hơn so với thơ năm chữ. Nhà thơ Hoàng Minh Khanh có bài thơ Gọi đò, “Viết tặng chị Sợi”.
 
***
Không phải người khảo cứu, khảo luận chuyên sâu vấn đề này, xin chỉ khuôn định mạch thơ cá nhân từ những tập thơ đã xuất bản. Đặc biệt ở tập thơ Những mùa trăng mong chờ, ban đầu chỉ nửa tập thơ in chung, chỉ 19 bài, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1980. Tập thơ này sau lần xuất bản thứ nhất, được đưa vào Lê Thị Mây Thơ vào trường ca tuyển tập, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2009 và 2017. Giám đốc nhà xuất Bản lúc bấy giờ, sau nhà văn Nguyễn Kiên là nhà văn Nguyễn Phan Hách, Trung Trung Đỉnh, nhà văn Trần Quang Quý, nay là nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn, người biên tập nhiều đầu sách của tôi là nhà văn Lê Minh Khuê, nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư. Nay là Nguyễn Thị Minh Phước.
Ở tập thơ Những mùa trăng mong chờ, tập thơ đầu đo thơ có chùm thơ năm chữ: Những mùa trăng mong chờ, Những ngôi sao dậy thì, Hoang màu đồi xa xuôi, Bài thơ buổi sáng,  Bà mẹ Cửa Việt, Thư - Sáu bài).
Thơ lục bát gồm: Mẹ, Chiếc nón Trường Sơn, Cát làng tôi, Đồng Hới, Trăng cây rơm – (Năm bài).
Về tâm thế cảm xúc, cái tôi của mạch thơ trường kỳ kháng chiến là cái tôi – cái tôi trong chúng ta, cái trong đồng bào, nhân dân; cái tôi đồng đội, bổn phận công dân - là cái tôi dấn thân “... dám hy sinh cho Tổ quốc quyết sinh”
Chuyển từ tâm thế cảm xúc trên sang tâm thế cảm xúc thời bình là một mạch chuyển không đễ dàng; hoặc trượt vào cái tôi hưởng lạc, vị kỷ, hoa hoè hoa sói. Không nữa, lạc vào cô đơn, độc chiến, độc thoại mơ hồ, tự bắn ra khỏi đường ray thế cuộc xây dựng, đổi mới và thăng hoa phát triển cùng thời đại. Có mất thăng bằng không, với những nhận định, bày tỏ trên...
Lấy mốc thời gian, sau 1975, hoặc sau 1989, cung đường mười lăm năm, mạch viết “nhoè chồng”, cái tôi trong chúng ta và cái tôi thân phận (tác giả, số phận đời người), khó tách bạch, khó tháo gỡ.
Vướng vậy, không thăng hoa nổi là buông bút, buông tay. Trên khắp các mặt báo, trang sách, luôn đúc kết, sách in cả núi mà không tìm thấy tác giả, lộ diện, tác phẩm hay. Lại có “phóng bút, bạo bút, nghinh chiến bút” mơ hồ phủ nhận cả dòng, cả nền văn học thi ca cách mạng kháng chiến, đáng trách, nếu vào hùa, không biết đâu lẽ phải...
Những điều trên, nay quá cũ!
 
***
Với hai chùm thơ: thơ năm chữ, sáu bài và thơ lục bát, năm bài kể trên, mở ra dẫn giải, luận giải, cốt lần tìm từng dấu chân từ văn bản tác phẩm đã đến với bạn đọc, hiểu thêm hình dáng, con người thơ, nhịp tim thơ ở tuổi này, sau bấy nhiêu hành trình thơ được nhấn bút trưởng thành, tự do một cõi, sau nhiều thay đổi, hay không tự thay đổi, có mất tự tin không?
Bài thơ, Những mùa trăng mong chờ, được tuyển vào tuyển tập thơ 100 bài thơ hay của thế kỷ 20 - THUỘC BẢN QUYỀN Nhà xuất bản Giáo dục, với Ban chung khảo tuyển chọn, gồm nhà thơ Hữu Thỉnh (Trưởng ban), nhà thơ Phạm tiến Duật, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh- Nhà thơ Bằng Việt, qua sàng lọc chọn lựa của hàng nghìn “thí sinh” đồng thời là “Giám khảo” chọn ra 100 bài thơ hay... cũng có nghĩa 100 năm chỉ chọn có 100 bài.”
Với sự tuyển lựa cô đặc trên, là một vinh dự lớn, một cú khích vui, bất ngờ cho mỗi tác giả có mặt trong tuyển thơ dành riêng nửa thế giới nữ sĩ. Vào thời kỳ này, xuất hiện nhiều tuyển tập thơ khổ lớn, dày cả vài nghìn trang, in ấn hoành tráng... Đặc biệt là những tuyển tập thơ nhiều tác giả của cả nước, của nhà thơ Vũ Duy Thông. Sau đấy, nhà thơ Gia Dũng, “bỏ băng thơ” làm một “nhà thầu đơn tuyến”, tuyển chọn “đơn tuyến” rất thuyết phục và đầy kinh ngạc với tinh thần thơ hay, in đẹp...  bán chạy, và cả “tặng, xin cho cũng chạy”...
Dù gì cũng vui lắm rồi. Thêm một đặc biệt nữa, vừa đây, lắng nghe, có được thông tin, có phân vui sánh bằng. Rằng, có nhà thơ trẻ, in thơ đã xuất bản năm bảy đầu sách thơ, văn, mỗi cuốn 1000 bản. Nhà thơ trẻ cho biết, mỗi đầu sách thơ in 1.000 bản, bán chạy ngay trong tuần, trong tháng, thu ngân được 30 triệu. 30 triệu, có vốn, lực mới, tái xuất bản đầu sách mới cảm xúc mới vui quá, ngưỡng mộ quá bạn trẻ ạ.
Thực ra, không chỉ mỗi nhà thơ trẻ trên, nhà thơ Trần Quang Quý, vào những năm, thuộc giới nhà quan chức của Hội Nhà văn; một lần tôi nhận về bản thảo đã được duyệt in, anh nói rất chân tình. Chị cứ in đi, em sẽ giúp chị một phần, gió thiệu đường dây về việc phát hành. Sách của em, của nhà em cũng “thăm” được cơ hội bán được chị...
Thơ linh hồn ai mua/ Sắc sắc không không. Không?/ Này.  Sinh lão bệnh tử/ các thi nhân chạy rong/ Bán thơ đong bơ gạo/ Mơ thế nào mà mong/ Các nữ sĩ tha nhân/ Cần bơ gạo nuôi con/ Chúng học hành phát đạt/ Xây dựng lại non sông...
Lấy từ sổ tay, Hà Nội, 1989-2001.
 
***
Gần như Bài thơ Những mùa trăng mong chờ, không thiếu vắng ở các tuyển thơ nói trên, đồng thời, bài thơ Những mùa trăng mong chờ, được các tác giả, là những nhà lý luận phê bình văn học đáng giá cao...
Ngẩm ra, Những mùa trăng mong chờ, thơ năm chữ, là thương hiệu, Mỹ hiệu thơ của tác giả (Lê Thị Mây)
Thơ lục bát gồm: Mẹ, Chiếc nón Trường Sơn, Cát làng tôi, Đồng Hới, Trăng cây rơm – (Năm bài). Trong năm bài trên, có bài Cát làng tôi, vào năm 2007, có mặt trong Tuyển thơ phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay, do Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam hợp tác với nhà xuất bản Báo chí Nữ quyền (The Feminnist Press) Mỹ, đồng xuất bản – song ngữ. Nhóm biên tập viên, chị Nguyễn Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thanh Bình cùng bà nhà văn Mỹ Laday Borton hợp tác tuyển chọn, đồng cộng sự, hợp tác chuyển dịch có nhà thơ Mỹ góc Việt, Nguyễn Chung...
Sách in ấn, ra mắt bạn đọc đẹp, ấn tượng. Nhận được bản sách tác giả, trong một cuộc gặp mặt ra sách, giới thiệu sách tại  Nhà Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam, tôi thực hiện nhanh một cuộc phỏng vấn với bà nhà văn Mỹ Layay Bortoon. Bài phỏng vấn đã được giới thiệu trên trên Báo điện tử của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và báo Công An Nhân dân, mãi 12 năm sau, vào năm 2020, đã đưa vào đầu sách, Nhịp thức ánh lửa...
Sau cuộc phỏng vấn, tôi chào biệt và nói điều tâm nguyện, niềm tâm nguyện tưởng đã tạm lẳng, ngủ yên! Đại ý
... Chị ạ, chúng ta, với bút lực tình yêu cuộc sống, là yêu hoà bình, bảo vệ bình yên, ngăn chặn chiến tranh...
Nhà văn Mỹ bà Layay Bortoon thoáng yên lặng giây lát, và chậm rải nói những điều rất gan ruột, ngoài tinh thần cuộc phỏng phấn, về chiến tranh và những cuộc nội chiến, Nam, Bắc Mỹ. Những tiểu thuyết gia Mỹ đã viết hàng chục bộ tiểu thuyết Mỹ. Dòng văn bản tác phẩm đồ sộ ấy, đã có nhiều trước tác dựng thành phim...
 
Mạch lực thơ lục bát, từ khởi nguồn ở bài thơ Mẹ, trong chùm thơ 5 bài lục bát, kể từ tập thơ đầu đời, Những mùa trăng mong chờ, với bài thơ Những mùa trăng mong chờ, trải dài con đường thơ gần nửa thế kỷ (1973-2023), nay chất chồng “non cao” về số lượng, ví dụ thế. Số lượng tác phẩm, chưa hẳn đã mừng. Các cụ nói: Ba cây chụm lại đã nên được tùng bách thi phẩm, non cao.
Về các thể thơ trong mỗi nền thi ca, và riêng nền thi ca Việt Nam, có thể hoạt kê, ngoài thơ năm chữ và thơ lục bát, song thất lục bát, có thơ sáu chữ mỗi câu, bảy chữ mỗi câu, tám, chín chữ... hoặc câu dài câu ngắn chữ (âm tiết trong mỗi câu) biến tấu, phá cách theo trạng thức cảm xúc của tác giả trước mỗi trang viết; Khoáng đạt, thăng hoa “tận đáy trời”, chẳng gì trói buộc được. Đương nhiên, cũng chẳng gì trói buộc được cả về nội dung cần diễn đạt, ngôn ngữ thơ bồi đắp, làm phong phú ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc...
Có bài thơ, câu thơ chỉ một chữ, hoặc bài thơ, câu hai chữ. Có bài thơ một câu, có bài thơ hai câu. Nước Nhật các thi gia khai sáng thể thơ Haiku. Mỗi bài chỉ hai câu... Anh quốc và châu Âu, có thơ, mỗi bài 14 câu - gọi  thể Sonne, đã thành một thể thơ cổ điển, trác việt...
 
***
Nhà văn Nguyễn Bao, khi chọn lựa làm Tuyển tập thơ Của nhà thơ Tố Hữu, Nhà xuất bản Văn học, 1998, ở bài viết Tố Hữu, nhà thơ - Chiến sĩ có đoạn viết  “Với Tố Hữu, chuyện thơ và chuyện đời – thơ không chỉ là văn chương mà chính là gan ruột”. Gan ruột của một nhà Lãnh đạo đất nước, trước dân, trước Đảng, là trước hết, thượng tôn. Là vầng dương, vầng mặt trời. Thơ, văn bút, là cái đuôi sao Chỗi của tâm hồn. Trong tử sách gia đình, mừng lắm, ngoài các tập thơ in ấn trước, nay bộ có trọn vên bộ tuyển hai cuốn: Tuyển tập thơ Tố Hữu, nhà xuất bản Văn Học, 1987. Người chịu trách nhiệm xuất bản nhà văn Lữ Huy Nguyên và nhà văn, dịch giả Thuý Toàn. Người viết giới thiệu tuyển thơ, Nhà văn Nguyễn Bao, người biên tập, Đặng Ngọc Minh. Đầu sách, cuốn: Tố Hữu nhớ lại một thời - Hồi Ký, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2000. Người chịu trách nhiệm xuất bản, nhà văn Phan Hách. Sách của Phòng sách lý luận phê bình...
Xin không lạm bàn vấn đề lớn về nội dung bộ tuyển tập của nhà thơ Tố Hữu, ngọn cờ đầu của nền thi ca nước nhà.
Với bài viết này chỉ khoanh định về thơ câu năm chữ và thơ lục bát. Ở tuyển thơ của nhà thơ Tố Hữu nói trên những bài thơ, câu năm chữ và thơ lục bát nhiều, hồn thơ gần gủi, hồn hậu, tâm huyết xiết bao. 
Ở bài thơ đầu tiên của tuyển thơ, ở tập thơ đầu tiên, Từ ấy (1937-1946) là bài thơ năm chữ Mồ côi, viết năm 1937, Lão đầy tớ, trang 29. Tương tri, trang 29... Chiều, Đông Kinh nhuộm máu (người đàn bà Nhật chết trên đường sắt Đông Kinh). Con cá chột nưa, 11/1940. Ba tiếng, Tiếng chuông nhà thờ, Lượm, Bài ca Tháng Mười... 
Về thơ lục bát, bài đầu tiên ở tuyển tập là bài, Khi con tu hú kêu, viết năm 1939, Đông, viết 12/1940 tại nhà tù Lao Bảo, Quảng Trị. Ở tập thơ Việt Bắc, 1954, trong thuyển tập thơ mạch thơ lục bát của nhà thơ Tố hữu, có thể nói dồi dào, thăng hoa đến kỳ lạ:
Bà Bủ, 1948. Bầm ơi, 1948. Việt Bắc, 10/ 1954... Kính gửi cụ Nguyễn Du, 11/ 1965. Cây Hồng.
Đặc biệt với bài thơ Nước non ngàn dặm, viết ở Tam Đảo hè, 1973 (kỷ niệm 53 tuổi). Phút giây (ở tập thơ Một tiếng đờn, Hồ Tây, 1.1. 179. Làng Thượng, Xuân đấy, Đêm xuân 1985. Hậu Lộc. Luy Lâu. Phồn Xương. Đêm thu quan họ. Đồng Tháp Mười. Nhớ Chế Lan Viên. Bảy mươi (70 tuổi- 10.1990).Chợ Đồng Xuân, Mới. Lòng anh. Xuân hành 92.
Bài thơ nước non ngàn dặm là một trường ca, thơ lục bát, với 318 câu, 53 khổ thơ, mỗi khổ sáu câu. Phân định mỗi khổ sáu câu, mạch ngầm chìm giấu cảm xúc, mà nao nức, hùng tráng....
Đôi lời vậy. Cùng những  hoạt kê trên, về thơ năm chữ, đặc biệt về thơ lục bát, hành trình thơ của nhà thơ tố Hữu, rõ thêm, thơ lục bát là một thể thơ THIÊNG MỆNH trong nền thi phẩm quốc gia dân tộc ta.
Sinh thờ, lúc nhà thơ Tố Hữu, vào thời điểm đã nghỉ hưu, chuyên tâm cho thơ, tôi may mắn, theo chân nhạc sĩ Trần Hoàn được đến thăm tư thất của thi nhân. Sau lần gặp này, tôi bối rối lắm.
Lần thứ nhất, lần thứ hai, hai lần này, là hai lần tôi cùng bao nhà văn trẻ, học trò của nhà thơ, có dự hai lớp học: Lớp bồi dưỡng viết văn trẻ, và lớp, thuộc khoá học khoá I trường Viết văn Nguyễn Du.
Lần thứ ba, có mặt trong buổi Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên, tổ chức buổi gặp mặt nghe nha thơ Tố Hữu nói về thơ trong chuyến nhà thơ về thăm Huế quê Mẹ..
Lần thú tư, cùng một nhà báo đến thăm tư thất mới, cùng nhà Lưu niệm của nhà thơ vừa được khánh thành. Chị Thanh Hương và anh con cả của nhà thơ, nói về gần cả trăn cuốn sổ tay,   ghi chép hội họp, hội nghị, khác nào một núi vàng tư liệu, biên niên sử, ròng tươi của non sông đất nước...
Trong tuyển tập thơ Khát vọng và điểm nhìn, (Tên đầu tiên là Khát vọng bầu trời – chưa xuất bản) của tôi những thơ: Sông trôi chậmNặng nghĩa cuộc đời... là những nén tâm nhang kính viếng.
 
***
Trở lại với Tuyển thơ phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay, do nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam hợp tác với nhà xuất bản Báo chí Nữ quyền (The Feminnist Press) Mỹ, đồng xuất bản – song ngữ, 2097.
Lao động văn chương, văn học nghệ thuật nói chung, đúng là một hành trình “thiêng mệnh” vẫy gọi sự dấn thân, yêu chộng con người, cùng muôn loài muôn vật quanh ta; như thể tự tỏ bày, từ sự yêu rất mềm mại, mong manh bình, trong dặc trưng giới tính, “Tính Mẫu”. Đã say rồi, khó buông bút, có “muốn thoát, không có lối thoát”. Sự mê đắm tự tâm, không gì, không ai, bắt ép, tự nó tuôn chảy mơn man tựa giọt suối đầu nguồn, tưới tắm muôn bờ bãi tâm hồn đời người, con cái, dòng tộc.
Thông định tại tâm, thăng bằng tự khúc điệu lục bát và thơ năm chữ, là chạm bút tới thăng hoa, tự do. “Định luật tự do,  vốn tôn vinh cuộc sống tươi tốt, hồn hậu thi ca trong bổn phận công dân – con người tử tế - chân thiện mỹ truyền thống và hiện đại, đã là cầm bút, người thơ, càng trầm tĩnh, càng toả sáng...
Đã qua tuổi bảy mươi học bảy mốt, giờ học gương đời, “hình dáng, hình khối”, phong độ, phong cách nào chỉ riêng thơ nhỉ? Quả thật tôi chưa hề rời thể thơ lục bát. Các tệp bản thảo nguyên kia, bắt tay làm bố cục, hình thành nên một đầu sách dày dặn. Mừng đến bất ngờ. Nhưng khốn thay, trong nhiều cái được, cũng còn đọng khuyết lỗi nọ việc chia, khó hoàn hảo được. Tôi nhớ đến “một lỗi vui”, về việc đọc, sửa lỗi, dấu hỏi, ngã... mờ cả mắt, hết chịu nổi. Sai thì sửa. Có khi đang đúng, sửa thành sai. Bí bết thế! Đáng đòn lắm!
Ai biết cho, hiểu cho mắt mù mờ dần vì lỗi dấu, lỗi tay mổ phím nhanh như chớp, theo mạch cẩm xúc trào dậy. Không mổ nhanh, mất, đứt mạch... để tránh thói tật trên, bản thảo ban đầu vẫn là bản thảo bằng bút máy, chép tay. Sổ tay là vật bất ly thân, là hồn vía có thể nhìn, rõ nét, rõ nết, lung linh chữ, dù chữ như kiến bò, khó nắn nót. Có nắm nót được đôi ba dòng đầu tiên, sang dòng sau đã bị tốc độ cảm xúc lôi kéo. Bản nháp chép tay là độc bản. Chữ xấu, móc nối ngang ngửa, đương nhiên khó đọc, cách một ngày sau, phải chép sạch ngay. Nếu dở, nhạt, vo khô, cho vào rọt rác. Các bản nháp bị buông bỏ ấy, nằm im sọt rác phòng văn mà không dám kêu than!
Không chờ ai, có chờ cũng không có ai. Cần tự đứng lên, vin vào câu chữ, âm tiết lục bát, nhón gót; tựa vào pha điệu thức  vũ ba lê đầy hưng phấn, đơn độc, đơn tuyến, không cặp đôi trên sân khấu đời...
Lục bát là của muôn cành/ rễ sâu là của học hành sâu thêm/ Quốc thi lục bát thốt lên/ tựa tiếng chim hót – vang ngân chân trời...
 
 Lan man về thơ câu năm chữ và thơ lục bát, chạm lại. vấp nhớ về cái “lỗi vui” vừa kể trên. Quả thật, nó đã thành một kỷ niệm nghề văn, cười ra nước mắt, vì xấu hổ, trước người biên tập, Ban biên tập, cùng các Giám đốc, đã ký cấp giấy phép xuất bản. Ví như, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Văn Học, Nhà xuất bản Quân Đội, với nhà văn Dương Duy Ngữ, nhà văn Nguyễn Bình Phương thời trẻ…
 
Dù nổ lực cố gắng cách gì đi nữa, các bản thảo gửi đến các  nhà xuất bản, đọc không xuể hết các lỗi chính tả. Lỗi đày đặc. Cứ vài trang đã phát hiện một hai lỗi. Mỗi bản thảo hàng trăm trang chứ ít đâu. Giám Đốc Tổng biên tập, Nhà xuất bản văn học Giám đốc Nguyễn Anh Vũ… có lần trao đổi qua điện thoại. Đại ý… tôi sửa đúng… vẫn chữ ấy, lại sai tiếp bản thảo sau…
Tôi lúng túng và cả hổ thẹn lắng nghe… Anh ghi hẳn vào trên đầu bản thảo, chữ Giám đốc to, rõ ràng, rất chuẩn, rất đẹp. (Lưu ý: không phải chữ hẵm mà hẳm), khi duyệt xuất bản cuốn  Cây ngôn ngữ ra hoa.
Biên tập Trần Ngọc Lan cũng đã từng trao đổi thêm như vậy, khi biên tập cuốn Bên Ngọn đèn khuya. Bái Phật! Sai quá trời, tự mình lùn xuống, có khi là phản nghĩa, gây điêu linh.
Trên đời, nỗi sợ hãi nghiệp chữ… với bộ dấu, bộ phụ âm, bộ nguyên âm, riêng tôi như một trận đồ bát quái vì khó lòng thoát ra khỏi tầng hầm từ ngữ địa phương, cụ thể là giọng quê ruột, quê cát làng Sáo. Nói đi cũng có điều nói lại. Ngoài các dấu hỏi, ngửa vấp sai nhiều, còn có cặp phụ âm “d” hay “gi” – giông tố, hay dông tố...
Chưa có một bộ từ điển tiếng Việt chuẩn, khoa học, sau hai cuốn; Từ điển tiếng Vệt giành cho học sinh và Từ điển tiếng việt năm 2000 của Nhà xuất bản Đà Nẵng (in lần thứ bảy, có sửa chữa và bổ sung 39942 mục từ) của thế kỷ 21... qua hai tập niên đầu Tiếng Việt thăng hoa đến cực điểm cả về ngôn ngữ văn học và khẩu ngữ đời thường.
Tôi hàm ơn các nhà Nhà xuất bản nhiều lẽ, trong đó có một lẽ, “mê tính”, trân trọng người biên tập. Chữ nghĩa tầng tầng lớp lớp qua tay người biên tập “tạo được cú khích sáng tạo mới” là tôi không muốn rời nhà xuất bản. Sự “mê tính” dẫn dụ này tạo cú hích ngầm cho tôi lôi hết các tệp bản thảo, sắp xếp tuyến bố cục hình thành các đầu sách xuất bản…
Vào năm sau, sau nữa. Lùi sâu và vững tin, vào năm 2023 này, nay mới sắp xếp tuyến bố cục tuyển thơ lục bát, lần thứ hai,  Từ bao giờ yêu cho đến bây giờ, mơ ngày nó đến được với bạn đọc… vào kỳ chuẩn bị đủ nguồn lực kinh tế in ấm và có tác phẩm trình làng, tặng bạn gọi là sách không bán.
Mỗi dấu chân tựa đong đầy ký tự, chữ nghĩa, tự cảm xúc tâm tư ngân chảy khôn ngưng. Ví như mạch cảm xúc thể thơ lục bát từ bài thơ Mẹ - trong chùm thơ lục bát đầu tiên, đã khuôn định mạch thức, vần thức về sau này, trải hơn nửa thế kỷ, lẽ nào, lẽ như không xê dịch, thay đổi.
Người - Mẹ - Ruột – đồng khí lực với Mẹ Tổ quốc, non sông đất nước. Tính tự sự gia đình riêng tư và tính bổn phận công dân đồng gặp gỡ, đồng xiết chảy trong dòng chảy thi ca, bồi lở vô thường, theo chữ và nghĩa, theo thể thơ năm chữ và lục, trong  ngữ cảnh hiện thực nhân gian và đương đại...
Ví như ở tuyển tập thơ Mắt huyền trời biển mênh mông, được tuyển chọn đậm đặc tính tự sự gia đình, trước tiên về Mẹ, ở Nhật ký thơ về Mẹ, thơ về cha, thơ về bà, về các cô, dì, về anh chị em trong gia đình, làng nước, mở rộng, mãi xiết trong một dòng chảy nhập nền thi ca, với bài thơ đầu nguồn SINH LÃO BỆNH TỬ CỦA Ni sư Diệu Nhân...
Trân trọng xin đưa vào đây những bài thơ Sông trôi chậm, Nặng nghĩa cuộc đời, Bên bếp lửa, Rét Biên giới,, Lễ hội Ký ức.
 
 
SÔNG TRÔI CHẬM
 
Nhà thơ lớn ông về thăm quê mẹ
Một ngày cuối đông nắng sắp mai vàng
Xao xuyến mãi lời bay như lá nhẹ
Và dòng sông sóng luọn phố hinh thành
 
Một ngày mừng thêm lời hát khẽ
Một hôm nay mong đợi ngày này
Lần đầu tiên, giọng thơ mới mẻ
Lặng bồi hồi, riêng chỉ hôm nay
 
Nhà thơ lớn ông về thăm quê mẹ
Có cùng đi hạnh phúc nhất một người
 
Sự lan tỏa giọng thơ ông đọc chậm
Thơ ông vươn ánh sáng ngọn cờ
Nhà thơ vui tự nguồn trôi chậm
Có dòng sông tư liệu chở giấc mơ
 
***
Có dòng sông con đò trôi xa lạc
Thơ ông vươn ánh sáng ngọn cờ
Ngày trẻ thương phố nghèo, xóm mạc
Thương trẻ côi không nhà cửa bơ vơ.
 
Một ngày vui mừng đón nhà thơ
Sông xanh trong xóm làng lên ngói đỏ
Thơ ông trải phấn khích nặng lòng
Yêu thương sông tư liệu chảy rất trong
 
Hai đứa trẻ, một con đò nhỏ
Tiếng trẻ rao góc phố lầm than
Ông đọc sách, thơ đăng lên báo
Bị tù đày ông vượt ngục Kon Tum
 
Nắng mai vàng bao điều ao ước
Đò nhỏ xưa mây trắng đổi đời
Huế kháng chiến sum vầy đất nước
Giọng thơ ông cờ đỏ Ngọ Môn bay
 
***             
Mừng được đón nhà thơ về thăm quê mẹ
Cùng đi với hạnh phúc một người
 
Bà nhen nhóm tình thi ca củi lửa
Trong tình yêu đồng chí đồng bào
Tình yêu trẻ, thẹn thùng và nữa
Bấy gian nguy thương mến ngọt ngào
 
Huế quê mẹ từ ngày đầu cách mạng
Hình ảnh ông kiên định đồng hành
Dọc miền Trung vượt đèo lên Việt Bắc
Được Bác Hồ giao trọng trách vì dân
 
Vì dân, ấm nếp đất quê hương
Vì dân, giữ trọng trách thời cuộc
Thi ca mở ánh sáng dẫn đường
Phá ách giặc, kẻ thù xâm lược
 
Sông trôi chậm dềnh dàng mến thương
Cờ đỏ bay mừng reo quê mẹ
Lý‎ tưởng thanh cao tuổi trẻ
Sống trao cho thấu hiểu được dâng cho
 
Cùng với nhà thơ hạnh phúc quá dịu dàng
Bà giữ lửa thi ca ấm lòng nhịp đập
Bà, nhân vật hạnh phúc nhất trần gian
Bà, người bạn đời của nhà thơ trong tình yêu Tổ quốc
 
***
Về thăm Huế, bao người như tôi mừng được gặp
Lần đầu tiên nghe nhà thơ đọc thơ
Thơ và đời sông Hương thơm nguồn cội
Giọng đọc ông, sống là cho, sông trôi chậm Hương giang giấc mơ.
 
 
         
NẶNG NGHĨA CUỘC ĐỜI
 
Không dễ lần thứ hai may mắn
Lần thứ hai, mừng, lặng bồi hồi
Lần thứ hai mừng, ngưỡng mộ
Lòng không sao thốt được nên lời
 
Lời thốt được là lời không đủ
Lặng trôi sâu đã hai mươi năm
Hai mươi năm ngỡ vừa thoáng chốc
Mãi hôm nay cảm xúc sóng và trăng
 
Mãi hôm nay xin viết được tận lòng
Chân dung thi nhân ấm lòng từng nét
Mỗi nét nhỏ thời gian trên vầng trán
Đôi dép bốn quai áo trấn thủ mùa đông
 
Thơ và ông, nhiều điều chưa hiểu hết
Thơ lòng dân trải cánh chim bằng
Cây bút, mùa ong say dâng mật
Dâng cho thơ tâm huyết ấm chân tâm.
 
         
***
Lần thứ hai tôi được gặp nhà thơ Tố Hữu
(Nhạc sĩ Trần Hoàn dẫn đến, bối rối, bất ngờ)
Được lặng ngắm phòng văn giản dị
Giữa hai con đường lịch sử chọn đặt tên
 
Đường Phùng Hưng và đường Quan Thánh
Ánh sáng ngàn năm nhân kiệt giữ vững bền
Mỗi câu chữ mở chuỗi reo lịch sử
Biển phố đánh thức thời cuộc sấm rền
 
Tóc nhà thơ đêm thức công đường
Trên bàn viết bộn bề tuyển tuyển tập
Xanh tình rừng Việt Bắc chiến khu
Mùa cách mạng, vì non sông thống nhất
 
Trên bàn viết bộn bề tuyển tập
Con đường thơ, bài thơ tự buổi đầu
Cây ngoài vườn xôn xao nắng mới
Trời đất hòa reo lòng người mong đợi
 
Hoa thì thắm không gì thắm được hơn
Trái thì trĩu của đời xanh trìu mến
Hương cây làn nước mát mơn man
Thơ tưới tắm tâm hồn xanh câu chuyện
 
***
Câu chuyện cùng cốc nước mát trong
Giọng nhà thơ ấm tình quê mẹ
Tôi lắng nghe, học trò thơ của ông
Tôi đọc, yêu thơ ông từ ngày còn rất trẻ
 
Non sông, trời đất, lẽ nào, có lẽ
Có ẩn lời chia biệt rất xa
Sẽ không tin, tôi tin lòng ngưỡng mộ
Trước tác ông, mai vàng tuyển tập thơ
 
Sổ công tác chữ chất ngất núi dựng
Nhà lưu niệm ông, hình bóng ông
Bà, người hạnh phúc cùng con trai đón khách
Tựa có sông chảy chậm Bắc về Nam
 
Đâu riêng ông lịch sử chưa thành văn
Nhân loại luôn đứng một chân như vậy
Các thi nhân ẩn lòng, hừng đông chưa ai thấy
Trao lại cho đời chất ngất núi cùng sông
 
Nhà thơ lặng lẽ ra đi, cho và sống…
Hai bàn tay nặng nghĩa cuộc đời
Đời thường mơ giống hệt giấc mơ tôi
Mơ được gặp nhà thơ và được nhà thơ gieo bồi khát vọng.
 
 
RÉT BIÊN GIỚI                                 
 
Rừng hồi rét ngấm rét ngọt nửa khuya
Liềm trăng khuyết hanh heo nẻ gót
Ruộng bậc thang xoáy con mắt Thần Nông
Em gái xòe ô đợi thì gặt sớm
 
Rét ngọt toả hương lúa chín
Em ném còng năm mới diễn ra
Váy thêu kiềng bạc rừng hồi đong đưa trĩu quả
Hội xuân rét ngọt má ứng chợ tình thiết tha
 
Rét ngọt đón khách cánh cò núi bay lả
Nếp nhà sàn bậc cầu thang vịn mây
Áo váy giêng hai leng keng kiềng bạc
Đôi lứa xích đu nắng mới bay
 
Con còng ném xòe ô mơ tình tứ
Tiếng đàn tính lung linh gương mặt tuổi hai mươi
Rét ngọt hội xuân lời xưa tình sử
Lớp lớp trường ca sử thi già bàn tấu lên mời gọi múa xoè lứa đôi   
 
 
LỄ HỘI KÝ ỨC                                               
 
Lễ hội thơ mưa xuân, giọt non xanh cỏ
Thưa các nhà thơ chiến sĩ
Tượng đài các anh trong mưa lên tiếng
Em rụt rè thốt lời biết ơn
Các anh lên đường cây bút “trăng treo súng”(*)
 
Thưa các anh, chiến sĩ nhà thơ
Nửa thế kỷ trôi qua, em đọc thơ các anh
Cúi tưởng niệm bên tượng các anh
Ra đi là hết, có lẽ không phải thế
 
Tâm nhang em xin bái lặng trong mưa bay
Đẫm hồn mưa mưa phùn lay phay
Em nghe rõ các anh đang lên tiếng
Em nghe rõ các anh đang diễn thơ kỳ lạ lắm
Các Cụ Rùa cõng Văn bia thâm trầm cũng lắng nghe
 
Mưa xuân nghìn xưa mưa đến bây giờ
Hợp lưu dòng đời nghinh hướng đạo
Hịch giữ nước, giữ từng ngọn cỏ giọt sương
Thưa các anh, những chiến sĩ nhà thơ đi chiến dịch
Trao cho em sức nước sóng triều cường...
----------
(*) Ý thơ của nhà thơ Chính Hữu
 
 
 
 
BÊN BẾP LỬA
 
Bên bếp lửa người già thường kể
Rót vào tai con trẻ gió thần tiên.
 
Đời vốn vậy nước mắt chảy xuống
Chỉ nàng tiên trẻ như vầng trăng.
 
Trong ống sáo gió lời trìu mến
Nguyên sơ nếp sống xóm nghèo.
 
Nay đã khác sở thích con trẻ
Người già như bóng nắng không reo.
 
Nước mắt chảy xuống mồ hôi chảy xuống
Gió thánh thần qua được gieo neo.
 
Trong ống sáo lời ‎ngân ý tưởng
Thổi hồn vào đốt trúc che bóng hành quân xa...
 
 
8/2023
P. T. A. H
 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây