Cuốn Đa mang một cõi lòng không yên định của Chu Văn Sơn

Thứ hai - 20/12/2021 20:23
PGS,TS Trần Thị Trâm
Hai tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn HN 2021. Ảnh Việt Chiến
Hai tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn HN 2021. Ảnh Việt Chiến

Chu Văn Sơn(1962-2019) là nhà phê bình đương đại hàng đầu  của nền văn học Việt Nam . “Đa mang một cõi lòng không yên định” là cuốn sách thứ 5 của anh  do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2021, sau khi tác giả đã qua đời. Trong đó có 43 tác phẩm thuộc 3 dạng: tiểu luận, phê bình và chân dung văn học. 

Đọc  “Đa mang một cõi lòng không yên định” ta có thể thấy đây không chỉ là một cuốn tiểu luận-phê bình- chân dung đích thực mà còn là một tác phẩm lý luận- phê bình xuất sắc.

Thứ nhất, tác phẩm  có hàm lượng lý luận cao, đã đề cập và giải quyết khá thấu đáo tường minh nhiều  vấn đề lý luận căn cốt muôn đời của nền văn học dân tộc ở thì hiện tại (“Sức sống mãnh liệt của lục bát”) và hầu hết  những vấn đề trọng tâm của nghề văn (Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai?), đặc biệt là những vấn đề  đang đặt ra cho đời sống văn học đầu thế kỷ XXI: “Giao thoa thể loại, trường hợp thơ văn xuôi”, “Phê bình là một nghề …gay lắm”, “Tác phẩm lớn, tại sao không?”, “Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?”…

Thứ hai,  nội dung cuốn sách theo rất sát những vấn đề thời sự văn học, bắt trúng  các  tác phẩm, tác giả tiêu biểu, những gương mặt đại diện của nền văn học đương đại. Đó là các gương mặt tài hoa trẻ: Trần Hòa Bình, Vi Thùy Linh, Thúy Quỳnh, Nguyễn Thế Hoàng Linh; những cây bút  có đóng góp quan trọng cho công cuộc đổi mới nền thi ca đương  thời : Ý Nhi, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Lê Đạt, Lưu Quang Vũ, Dư Thị Hoàn, Y Phương.

Theo sát những sáng tác mới, những hiện tượng vùa nổi lên trên văn đàn, năm 1987 ở tuổi 25  anh đã có bài  giới thiệu rất sớm về thơ Ý Nhi (Thơ của tâm hồn “xao xác giữa ngày yên”), thơ  Y Phương (Y Phương trong tiếng hát tháng Giêng ).  Năm 94 anh có bài phê bình “Những kiếp hoa dại”  của nhà phê bình Vương Trí Nhàn . Năm 2016, khi “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh vừa ra đời, anh lập tức có bài viết rất hay giới thiệu  tập thơ của tác giả trẻ này (Ra vườn nhặt nắng và giọt sương thơ), với lời mở đầu trang trọng, đã gây sự  thu hút lớn đối với bạn đọc : “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đang làm sững sờ thi đàn hôm nayoàng Linh đang làm xửng sờ thi đàn hôm nayHoa (tr. 396)

Thứ ba, đây là một tác phẩm có những bài viết chân dung chuẩn mực, tài hoa. Với sự kết hợp rất chặt chẽ nhuần nhụy, tinh tế  giữa cuộc đời và nghệ thuật, các bài viết của anh đã làm lấp lánh thêm  vẻ đẹp  của không ít tinh hoa đất  Việt:  Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Huy Cận, Nguyên Hồng, Hoàng Cầm, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Duy…

Đặc biệt  trong những  chân dung khoa học đầy ắp những cứ liệu về các tác giả : Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi… chất nghiên cứu thể hiện rất rõ cho thấy kiến văn sâu rộng của người cầm bút. Nhưng cái hay là : thể loại nào ra thể loại : phê bình ra phê bình, lý luận ra lý luận, chân dung ra chân dung. Mỗi tác giả có cá tính riêng, diện mạo riêng.

 Nhưng điều càn bàn là đa dạng trong sự  lại thống nhất : “Đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật đó là phê bình”

Thứ hai, về nghệ thuật: tác phẩm được viết bằng một lối viết rất tài hoa, hấp dẫn mà sâu sắc. Giọng  điệu thể hiện tài năng của một ngòi bút. Bút hồn Những bài viết đều tay. Mỗi bài viết đều có những đóng góp mới.

  •  
  •  Nhà Nghiên cứu Đào Tuấn Ảnh- và nhà phê bình Lê Hoài Nam trên báo Văn nghệ số 47 ra ngày 20/ 11/2021 đã  xác định nhiệm vụ các nhà  bình phải hướng tới  là “thuyết phục trái tim người đọc”
  •  Giáo sư Nguyễn  Đăng Mạnh yêu quý Sơn và gọi anh là lối văn tán gái tức là hấp dẫn nhiều khi đọc thấy ma mị cuốn hút.
  •  Nguyên Linh có bài viết “Người thầy trong trái tim tôi”(Febook nguyenlinh đăng 20/11/2021) người đọc Chu Văn Sơn từ  phổ thông và sau này học anh ở trường viết văn Nguyễn Du “Những cuốn sách của thầy( Ba đỉnh cao thơ mới, Tinh hoa thơ mới thẩm bình và sáng tạo, Thơ, điệu hồn và cấu trúc, Tự tình cùng cái đẹp, Đa mang một cõi lòng không yên định ) như cánh cửa thần kỳ mở ra cả một thế giới văn chương rộng lớn đầy hấp dẫn thú vị . Tôi say mê  đọc  với tất cả niềm hân hoan náo nức…Tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, hết đắm đuối này sang đắm đuối khác

          Một tác phẩm hay là một tác phẩm làm rung động trái tim bạn đọc và hàm ngậm những triết lý nhân sinh sâu sắc

  1. Kết hợp  thi pháp học và phong cách học với những lý thuyết mới, gắn chặt thực tiễn, kết hợp giữa mỹ học và triết học, trong những bài viết của Sơn trở nên mềm mại, tài hoa không thấy dấu vết của những lý  thuyết vay mượn của nước ngoài  . Trong Sơn có 4 nhà  : nhà phê bình, nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn (sáng tác), nhà giáo. Sự kết hợp 4 trong một ấy làm cho phê bình của Sơn sinh động, có hồn, sâu sắc mà thăng hoa  mà vẫn chừng mực, đa dạng mà nhất quán. Văn của Sơn thật đẹp, tinh và sáng: thể hiện rõ bút hồn của mỗi bài viết. Đặt trên một nền tảng nghiên cứu vững chắc nên những bài viết của Sơn rất có trọng lượng với “không ít tiếng nói đầu tiên”(Văn Giá) mang ý nghĩa khai mở, mỗi tác phẩm, tác giả anh đều đi tới tận cùng và phát hiện ra điều cốt tủy cái xương sống  

Bao giờ cũng tìm ra cái gốc căn bản làm nên phẩm chất đặc sắc của mỗi ngòi  bút: Thanh Thảo  Nghĩa khí, chất người . Vốn là người duy mỹ, đam mê sự thanh cao, nên cả đời anh là những cuộc hành trình đi tìm cái đẹp, cái tinh diệu, cái độc sáng trong cuộc sống. Với nhà nghệ sỹ họ Chu: “Đẹp như là một phẩm chất, một giá trị. Đẹp như một cách sống. Đẹp như một nghệ thuật. Đẹp như một lối viết” (Phạm Xuân Nguyên). Cái đẹp luôn được anh truy đuổi đến tận cùng, nên chúng thường hiện lên trong bài giảng, trang viết của Sơn một cách: “tinh tế và đủ đầy, diệu hoạt mà khúc chiết, bay bổng mà đằm thắm, nhu yên mà kiêu sa, tung tẩy nhưng đầy sắc sảo.” (Nguyễn Thanh Tâm).

Anh quan niệm rằng, cái đẹp nằm trong cái độc đáo và bao giờ cũng là sự gặp gỡ giữa hai đối cực và giống như một sinh thể, nó không ngừng vận động. Người nghệ sỹ phải có nhiệm vụ phát hiện, bất tử hóa cái đẹp, lan tỏa cái đẹp đến với cộng đồng. Những người yêu cái đẹp (mà tác giả là một minh chứng), luôn biết sống tốt, sống tử tế, lương thiện.

Tư duy mỹ học đó đã hình thành ở Chu Văn Sơn (cả trong phê bình và sáng tác, cả văn nói và văn viết) một phong cách nghệ thuật riêng. Đó là lối văn tài hoa, thiên bẩm, chỉ có ở những người anh hoa phát tiết sớm. Nhờ linh giác của mình, anh có khả năng phát hiện những điều vi diệu, tìm thấy những cái đẹp mong manh chỉ xuất hiện trong độ nhòe mờ. Ví như, cái hơi cháo hành bảng lảng trong truyện ngắn Chí Phèo chẳng hạn.

 Gắn nghiên cứu- phê bình, với nhà trường và đời sống văn học, những bài viết của nhà giáo Chu Văn Sơn bao giờ cũng có tính phát hiện, vừa hàn lâm vừa cập nhật, bay bổng mà vẫn chừng mực.

Theo anh, thực tế đang tồn tại 3 dạng phê bình: trên giấy, trên bục giảng, trên mạng. Chúng được chia thành phê bình báo chí và phê bình hàn lâm. Trong ba loại phê bình trên thì phê bình ở nhà trường là có sự lan tỏa lớn nhất, có công lớn nhất trong định hướng thẩm mỹ. Nó khác hai loại phê bình trên ở số lượng người đọc, người học và cách đọc. Do đã bớt kinh viện, đã bám sát đời sống văn học và ứng dụng được những lý thuyết mới lại được quản lý một cách chặt chẽ, nên những công trình lý luận - phê bình ở nhà trường thường có hàm lượng khoa học cao.

Bằng cách phê bình trực giác, anh đã nhanh chóng nắm bắt được toàn bộ hồn vía của mỗi tác giả, tác phẩm. Cộng với trữ lượng văn hóa lớn và bài bản, Chu Văn Sơn đã có được những công trình chuyên sâu: Ba đỉnh cao thơ mới, Thơ Mới - điệu hồn và cấu trúc, Hàn Mạc Tử - một hành trình sáng tạo.

 Nhiều khi, chỉ cần vài từ anh đã định danh chính xác thần thái của từng chân dung nghệ sỹ: Xuân Diệu tù nhân của chữ tình, Nguyễn Bính và kiếp con chim lìa đàn, Hàn Mặc Tử- chàng thi sĩ khao khát cái tột cùng, Hoàng Cầm- gã phù du Kinh Bắc, Xuân Quỳnh - cánh chuồn trong giông bão, Nguyễn Duy thi sĩ thảo dân, Vi Thùy Linh – thi sỹ Ái quyền, Văn Giá tung tảy với phê bình

Sự nhạy cảm, chiều sâu văn hóa đã mang đến cho anh những tùy bút trứ danh, những tuyệt bút về cái kỳ vỹ, cái độc nhất vô nhị trên đời như: “Angkor - những đối cực của cái đẹp”, “Sơn Đoòng”, Kiếp tượng nhà mồ”.

Điều thú vị là, dù viết về những vẻ đẹp dung dị, bé nhỏ thì dường như mỗi trang văn của anh đều đánh thức được những trầm tích văn hóa, đều có những phát hiện mới lạ, khiến ta không ít lần phải ồ lên kinh ngạc.

Càng thú vị hơn khi cái đẹp, cái kỳ của tạo hóa lại được người văn thể hiện bằng thứ ngôn ngữ tuyệt đẹp. Đó là sự gặp gỡ giữa ngôn ngữ thi ca, nhạc- họa, điện ảnh, vừa ngồn ngộn hơi thở đời sống vừa hàm ngậm những tư tưởng Triết – Mỹ sâu sắc”, làm nên “những cơn mưa hoa chữ... Những bản hòa ca của Cái đẹp song trùng: Cái đẹp thực tại và Cái đẹp ngôn Từ” (Văn Giá).

Không chỉ là một nghệ sỹ tài hoa, Chu Văn Sơn còn là một nhà giáo có ý thức trách nhiệm xã hội cao. Suốt cuộc đời thầy Sơn vừa lặng lẽ kiếm tìm cái đẹp để nuôi dưỡng tâm hồn con người, vừa không nguôi lo lắng cái đẹp bị thời gian và con người hủy hoại, trái tim người thầy luôn trĩu nặng âu lo trước những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa đang diễn ra hàng ngày có thể bào mòn và làm băng hoại đạo đức xã hội … đáp ứng tất cả những yêu cầu đặt ra của một tác phẩm phê bình- một lối phê bình tài hoa, hấp dẫn rất có khả năng thuyết phục trái tim bạn đọc

Sự ra đi của nhà giáo tiến sỹ Chu Văn Sơn, một tài năng đang độ chín đã để lại một khoảng trống khó lấp đầy trên văn đàn và trên bục giảng. Chia 3 kiểu nhà phê  bình :  Phê bình hàn lâm, báo chí, mạng

  1. Chữ của anh giàu chữ, đa dạng và nhất quán, có không ít tiếng nói đầu tiên. Một khái niệm bao giờ cũng được đi sâu tìm hiểu. Những từ đồng nghĩa va gần nghĩa:Trong bài viết về Thanh Thảo Thanh Thảo nghĩa khí và  các ytaan” Chữ, chất người  khí: nghĩa khí, chí khí, hào khí, nhã khí, thanh khí, bình khí (133)

Từ mới : vẻ đẹp tráng, ưu mỹ…Chữ tình chữ kì trong thơ Hoàng Cầm (Yêu thuộc TH, Thương thuộc về lòng trắc ẩn(399)

 

Nguồn tin: HNV

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây