HE XUEJIAO
Có phải Người Trung Quốc ai cũng biết nói tiếng phổ thông?
Như chúng ta đã biết Trung Quốc là một nước lớn với diện tích 9.597 km, và có 56 dân tộc. Là một đất nước với diện tích rộng lớn và đa sắc tộc, hì cụm từ “văn hóa Trung Quốc” là gì? Nói “văn hóa Trung Quốc” là “văn hóa” của dân tộc đông nhất người Hán, liệu có đúng hơn không? Sống làm việc tại Việt Nam gần 3 năm, mỗi lần người Việt hỏi “Người Trung Quốc đón Tết như thế nào?” “Em có thường mặc sườn xám không ta? “Đồ ăn truyền thống của Trung Quốc là gì? “Em nói tiếng phổ thông hay tiếng gì?” Tôi không thể nào trả lời những câu hỏi như người Việt được “Người Việt đón Tết sẽ ăn bánh chưng.” “Mỗi người sẽ có áo dài như một quốc phục.” “Đồ ăn truyền thống là phở, hủ tiếu”, vân vân.
Những câu hỏi đơn giản nhất với mọi người thì lại là câu hỏi khó nhất đối với một người Trung Quốc như tôi. Bởi vì chia theo khu vực, người Trung Quốc sẽ có phong tục đón Tết khác nhau. Như người Bắc Trung Quốc ăn sủi cảo, người Nam Trung Quốc lại ăn bánh trôi. Phong tục cho phong bì giống nhau nhưng tiền giá trị trong đó khác hẳn...Người miền Bắc Trung Quốc ít nhất là 500 tệ (tương đương giá trị 1,750,000VND) Người miền Nam Trung Quốc cho ít, thường là 100 tệ (tương đương giá trị 350,000 VND), nhưng riêng người Quảng Đông chỉ đưa 8.8 tệ (30,000VND) hoặc 66 tệ(230,000VND). Người Trung Quốc thường đùa nói “Đến năm 2024 rồi, không thể tin nổi chỉ nhận được phong bì ít thế, người Quảng Đông keo kiệt quá.” Người Quảng Đông thường biện hộ cho chính mình “Tiền nhiều tiền ít đều không quan trọng, quan trọng là vui mừng và tấm lòng đó...” Tôi thì thật thấy buồn cười “Keo kiệt thì keo kiệt thôi, còn ra vẻ.
Tết âm lịch Trung Quốc là một văn hóa truyền thống mà mọi người đã biết đến rồi, nhưng lại có nhiều khác biệt không thể kể hết được. Vì vậy, “văn hóa Trung Quốc” có lẽ sẽ khó tìm được biểu trưng và những nét riêng. Cho nên, tính đa dạng và tính “thông nhất” luôn đan xen và pha trộn lẫu nhau gọi là văn hóa Trung Quốc có lẽ sẽ chính xác hơn. Sự đa dạng của văn hóa Trung Quốc thì vô cùng khó miêu tả, nhưng nói tính “thống nhất” cao nhất của văn hóa Trung Quốc có lẽ là “tiếng phổ thông” rồi.
普通话 (phổ thông thoại) được định nghĩa là “tiếng nói chuẩn, lấy tiếng Bắc Kinh làm tiêu chuẩn, lấy tiếng phương Bắc làm phương ngữ cơ sở, lấy tác phẩm văn bạch thoại hiện đại tiêu biểu làm chuẩn mực ngữ pháp của ngôn ngữ chung hiện đại của dân tộc Hán”, là “ngôn ngữ chung quốc gia “được quy định bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. “普通话”trong đó, “普通” có nghĩa là “phổ biến, chung”
Nhìn lại quá trình lịch sử hình thành tiếng phổ thông sẽ biết được biết bao người đã đầu tư nhiều công sức vào đó. Gian đoạn đầu tiên là quá trình chuẩn hóa tiếng Hán. Từ Năm 1923, bộ giáo dục Trung Hoa Dân Quốc quyết định dựa trên ngữ pháp văn bạch thoại của tiếng quan thoại phương Bắc hiện đại và âm thanh tiếng Bắc Kinh để xây dựng tiếng Hán được chuẩn hóa, gọi là Quốc ngữ của Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1932, Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc ban hành “Từ điển quốc âm thông dụng”, nó được chấp nhận là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc. Là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc, nó trở thành ngôn ngữ tham chiếu chính cho người nước ngoài học tiếng Trung.
Giai đoạn thứ hai là phổ cập và đưa ra pháp luật về tiếng phổ thông. Chính phủ Trung Quốc đã mất hơn một thập kỷ từ những năm 1950 đến những năm 1960 để sửa đổi ngữ pháp của tiếng phổ thông nhiều lần, đồng thời từ bỏ các chữ Hán phức tạp truyền thống của Trung Quốc để thay thế bằng chữ giản thể và bính âm (pinyin) theo kiểu phương Tây và tiếng Anh, cuối cùng mới tạo ra được một ngôn ngữ chuẩn chỉnh phù hợp với xã hội hiện đại. Tiếng phổ thông hoàn chỉnh như vậy đã được đẩy lên vị trí ngôn ngữ chuẩn duy nhất của Trung Quốc và được bảo vệ bởi luật pháp nghiêm ngặt.
Nói thật sự, là một nước với diện tích 9.597 km - thứ ba trên thế giới, dân số 1427,000,000 - đang đứng thứ 2 trên thế giới. Trong dân số lại chia thành 56 dân tộc, mỗi dân tộc lại có tiếng địa phương, thậm chí thổ ngữ của mình. Nếu một nước không đưa ra một tiếng phổ thông lấy làm chuẩn mực. 1427,000,000 dân phải giao lưu và hòa bình chung sống trên một mảnh đất như thế nào nhỉ? Nói thật sự tôi rất hay tưởng tượng rằng khi hai người Trung Quốc khác tiếng địa phương gặp nhau thì nói chuyện sẽ như thế nào? Có phải sẽ như tục ngữ Việt Nam mà nói “ông nói gà bà nói vịt” nhỉ? Trong tục ngữ Trung Quốc thường nói “三里不同調,十里不同音”(ba dặm khác điệu, mười dặm khác tiếng) để chỉ sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa ở Trung Quốc. Tiếng nói và phong tục tập quán có thể thay đổi đáng kể ngay cả trong khoảng cách ngắn.
Cho nên, người đứng đầu lãnh đạo quản lý một nước lớn như vậy luôn có ý thức chuẩn hóa ngôn ngữ từ ban đầu. Bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng - một vị vua đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi diệt hết sáu nước chư hầu gồm có Tề(齊), Sở(楚), Yên(燕), Hàn(韓), Triệu(趙), Ngụy(魏). Sau biết bao năm trí tuệ và công sức của thời đại con người làm chuẩn mực tiếng Hán. Thế thì có phải hầu hết người dân Trung Quốc đều biết nói tiếng Phổ thông không nhỉ? Theo báo cáo, tính đến năm 2015, khoảng 73% dân số Trung Quốc có thể sử dụng tiếng phổ thông, tăng đáng kể so với mức 53% vào năm 2000 . Tính đến năm 2017, tỷ lệ sử dụng tiếng phổ thông ở khu vực đô thị đã vượt quá 90%, trong khi ở vùng nông thôn chỉ đạt khoảng 40% . Đến năm 2020, tỷ lệ phổ biến trên toàn quốc là 80,72%, trong đó khu vực cực kỳ nghèo đói là 61,56%.
Xem xét những con số, chúng ta sẽ có thể biết được dân Trung Quốc không phải ai cũng có thể nói được tiếng phổ thông. Nếu hỏi tiếng mẹ đẻ của tôi là gì, Tôi sẽ trả lời tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng địa phương (Tây Nam Quan Thoại) chứ không phải là tiếng phổ thông. Tôi cũng như người nước ngoài học tiếng phổ thông, như một ngôn ngữ thứ hai. Xấu hổ mà nói, đến tận bây giờ tôi vẫn không thể nói tốt tiếng phổ thông được. Ở bên Trung Quốc, chúng ta có một “kỳ thi năng lực tiếng phổ thông”. Điểm tối đa là 100, 95-100 là cực giỏi, 90-95 khá giỏi, 85-90 khá khá...80 trở đi là mức độ tương đối yếu. Tôi có thi kỳ thi này 3 lần nhưng hầu hết mỗi lần chưa đến 80 điểm. Ở bên Trung Quốc người ta thường nói bằng tiếng phổ thông là bằng lấy đơn giản nhất. Nhưng tôi lại không lấy được, nên nhiều khi bạn tôi cũng đùa nói “Cậu đúng là người phải học tiếng nước ngoài bởi vì tiếng phổ thông thì không học được, chọn một lối thoát ra...” Nói thật sự, đến tận bây giờ tôi đã nằm lòng được mấy thứ tiếng nước ngoài như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh nhưng vẫn cảm thấy xấu hổ vì chưa nói tốt được tiếng phổ thông của nước mình.
Tôi sinh ra và lớn lên ở một nông thôn nhỏ ở miền Nam Trung Quốc. Lúc còn bé, tôi phải học tất cả các môn bằng tiếng phổ thông. Các thầy cô cũng có xuất thân là quê mình thôi, nên phát âm tiếng phổ thông của các thầy cô cũng chưa được chuẩn. Không có ý đổ lỗi cho thầy cô nhưng tôi đã học sai phát âm tiếng phổ thông từ nhỏ. Ngộ thiệt, mà đây cũng chỉ nên xem là một cách...Ngày xưa ở quê, việc mà tôi thuộc nhóm biết tiếng phổ thông làm cho ba mẹ vô cùng tự hào đó. Ba mẹ thành phố ở Trung Quốc sẽ khoe con mình biết múa hát, đàn piano... gặp người sẽ nói “con hát cho các thứ...” 20 năm trước, Ở quê làng không phát triển, thiếu thông tin, những người biết nói tiếng phổ thông đã là người “cao cấp” rồi. Nên mỗi lần ba mẹ tôi cùng đi thăm họ hàng, ba mẹ cũng tự hào khoe “Con nói tiếng phổ thông cho các cô chú nghe xem, con mình giỏi cực, biết nói tiếng phổ thông...” Ba mẹ và các người thân của tôi trong làng hầu hết không biết nói tiếng phổ thông mà chỉ giao tiếp bằng tiếng địa phương thôi. Đến bây giờ nhớ lại chuyện đó, tôi cũng thấy buồn cười và dễ thương, “một người” như tôi chưa nói tốt được tiếng phổ thông dù ngày xưa trong làng tôi tính ra là một bé thông minh thuộc nhóm “cao cấp, có kiến thức cao đó...”
Tuy bây giờ tôi có thể nói được nhiều ngôn ngữ, nhưng mỗi khi về đến quê thì cũng chỉ dụng tiếng địa phương thôi. Những người dân Trung Quốc của các tỉnh cũng có tiếng địa phương của họ, như người Thượng Hải sẽ nói tiếng Thượng Hải, người Quảng Đông sẽ nói tiếng Quảng Đông, người Tứ Xuyên sẽ nói tiếng Tứ Xuyên,...mọi người thường sử dụng tiếng địa phương giao tiếp hằng ngày. Nhưng Mỗi khi cần giao tiếp với người đến từ xứ khác hoặc trong trường hợp công việc mỗi người sẽ giao tiếp bằng tiếng phổ thông. Ở bên Trung Quốc, có hiện tưởng thú vị là người Hồng Kông nói chuyện với người Nội địa Trung Quốc, họ sẽ giao tiếp bằng tiếng Anh. Bởi vì bây giờ người Hồng Kông vẫn nói tiếng Quảng Đông, là một phương ngữ riêng của tỉnh Quảng Đông. Thường được sử dụng ở tỉnh Quảng Châu, Thâm Quyến, Hồng Kông, Ma Cao, những người ở tỉnh khác sẽ không biết nói tiếng Quảng Đông.
Tuy đến bây giờ vẫn có nhiều người Trung Quốc chưa biết nói tiếng phổ thông, nhưng “tiếng phổ thông” có lẽ đã là một biểu tượng của tính “thống nhất” cao nhất của văn hóa Trung Quốc. Tiếng phổ thông đã tạo thành một công cụ giao lưu thuận lợi cho người dân Trung Quốc. Nhưng đồng thời, mỗi người dân vẫn có thói quen giữ lại nét đặc trưng riêng của tiếng địa phương mình. Như tôi luôn nói tiếng phổ thông lơ lớ, trong đó kèm theo vài nét giọng phát âm của tiếng địa phương. Ngày xưa, tôi đã rất xấu hổ và tự ti vì không nói được chuẩn mực tiếng phổ thông. Nhưng đến bây giờ tôi rất tự hào về vài nét “lơ lớ” tiếng phổ thông của tôi, vì chính vài nét đặc sắc đó luôn là một điểm mà tôi kết nối với hương quê, dù đi xách mấy, hương quê luôn trong lòng tôi. “Tiếng địa phương là ngôi nhà của sự tồn tại.” Cho đến tận bây giờ, dù đi đâu tôi cũng nói tiếng phổ thông, nhưng một khi trở về quê quê, tôi lại nói tiếng địa phương. Giọng quê đậm đặc ấy, bao quanh tâm hồn tôi, bất kể thời gian trôi qua như thế nào, cũng không phai nhạt, mà chỉ ngày càng đậm đà hơn. Càng xa nhà, giọng quê càng thân thương.
Sự phát triển “Thần tốc” của Trung Quốc -
Nhìn từ sự thay đổi ở quê tôi
Tôi vừa mới kết thúc chuyến đi về thăm gia đình ở Trung Quốc của mình. Nói thật, mỗi lẫn về Trung Quốc, tôi đều phải cảm thán sự phát triển “thần tốc” của Trung Quốc. Năm nay đã là năm thứ 7 tôi xa gia đình và sinh sống ở nước ngoài một mình. 7 năm là một quãng thời gian không ngắn cũng không dài, nhưng trong 7 năm này, quê tôi đã thay đổi quá nhiều khiến cho tôi bồi hồi như một người con xa nhà lâu năm mới được về thăm đất mẹ.
Tôi sinh ra và sống ở quê gần 20 năm. Sau đó, tôi rời xa quê hương mình và đi ra ngoài để theo đuổi ước mơ. Mỗi khi đến ga Toàn Châu quê tôi, trong lòng cảm thấy một chút thân thiết, một chút lo sợ, một chút bồi hồi, biết bao cảm xúc pha trộn với nhau nổi lên từ đáy lòng. Trong khoảnh khắc này, tôi mới hiểu được một câu thơ tiếng Trung là “近乡情更却,不敢问来人. (Gần quê hương, lòng càng thêm bồi hồi, không dám hỏi người đi đường.)”
Tôi vẫn nhớ ga Toàn Châu quê mình ngày xưa rất chật hẹp, trang bị cũng vô cùng thô sơ, lúc vào ga hoặc ra ga thường có nhân viên kiểm tra vé. Vì là ga nhỏ của thị trấn nên hằng ngày chỉ có một chuyến xe lửa màu xanh, lượng khách cũng ít. Lúc ấy, người có thể đi xe lửa vẫn thuộc tầng lớp “cao cấp”. Nhưng bây giờ, nhà ga chật hẹp khi ấy đã trở thành một nhà ga với diện tích rộng lớn, trang trí hoành tráng với những tấm quảng cáo LED. Thay vì những chuyến xe lửa màu xanh, bây giờ hầu hết ở đó là tàu cao tốc với tốc độ vượt qua tàu cao tốc Shinkansen Nhật Bản. Quê hương tôi là một nơi kết nối tỉnh Hồ Nam và tỉnh Quảng Tây. Bên Trung Quốc có chính sách “要致富,先修路” (Muốn giàu thì phải làm đường)”. Cho nên, năm 2013, ga Toàn Châu quê tôi trở thành ga thông xe tàu cao tốc đầu tiên của tỉnh Quảng Tây.
Với sự phát triển “thần tốc”, ga tàu quê tôi hiện có khoảng 50 chuyến tàu cao tốc chạy tới các thành phố trên toàn quốc, từ quê tôi thậm chí có thể đi Hồng Kông, không cần trung chuyển. Chỉ trong vòng 10 năm qua, quê tôi từ một nơi không ai biết giờ đã trở thành một đầu nối quan trọng.
Tôi thấy mình giống với câu chuyện Từ Thức gặp tiên, tưởng đi chỉ vài tuần, nhưng khi về quê nhà cảm giác đã qua 3 đời rồi, vật đổi sao dời, không còn nhận ra bóng dáng cũ.
Đẩy vali, thong thả bước về hướng nhà ga, tôi cũng không còn thấy bóng dáng nhân viên kiểm tra vé nữa, thay vào đó là những chiếc máy quét chứng minh nhân dân tự động để ra ga tàu. Hiện tại, ở Trung Quốc, mọi người sử dụng chứng minh nhân dân đi tàu cao tốc thay vì sử dụng vé. Quét mã không đến 3 giây, tôi đã được đi qua điểm soát vé. Nghe thấy giọng nói quen thuộc: “Con ơi, ba đây, qua đây...” Tiếng quê hương thân thương sau bao lâu xa cách. Nhìn thấy hình dáng ba, tôi vội vàng chạy về hướng ba, nước mắt lưng tròng, nghẹn ngào nói: “Ba, con về rồi ạ.” Bố vội vàng cầm lấy vali, mỉm cười nói: “ Con về là tốt rồi, chắc ở ngoài mệt lắm nhỉ, con gái mình lại ốm đi rồi.”
Ngồi trên xe máy, ba hứng khởi kể “Con ơi, con biết không, bây giờ quê hương thay đổi nhiều lắm...hiện đại, tiên tiến lắm rồi...thay đổi “thần tốc” luôn. ” Tôi cười đáp “Dạ, con thấy ga cũng thay đổi hẳn...ba kể “thần tốc” như thế nào cho con nghe với.” Ba càng thêm háo hức nói tiếp “Con ơi, khu đô thị quê hương mình bây giờ phát triển lắm. Một con đường 3 - 4 làn xe, trung tâm thương mại mua sắm, rạp chiếu phim, khách sạn năm sao, công viên vui chơi giải trí, thanh toán không tiền mặt...không thua kém những thành phố lớn mà con đã đi luôn. Tốc độ phát triển của quê mình có thể gọi là “thần tốc” luôn. Con chỉ đi xa nửa năm mà thôi đã thay đổi hẳn như một cô gái đang ở độ thanh xuân thay đổi diện mạo nhanh con ạ”
Làn gió nhẹ nhàng vuốt ve má, tôi lắng nghe ba hào hứng kể về những thay đổi của quê hương. Quê hương trong lời nói của ba miêu tả thật xa lạ, tôi thậm chí còn nghi ngờ liệu đó có phải là quê hương của mình nữa hay không? Quê hương trong ký ức của tôi là những ngọn núi, dòng sông uốn lượn, những con đường quanh co mà tôi từng đi qua, những cánh đồng mênh mông, thậm chí cả cây táo gai mà tôi từng trèo lên, tuổi thơ êm đềm với tiếng cười giòn tan...
Về đến trước khu tập thể, tôi thèm ăn mấy đồ bim bim quê hương. Hai ba con trôi vào siêu thị mua bim bim. Ba còn khoe “Con ơi, bây giời tủ trữ đồ siêu thị cũng không cần chìa khóa nữa, sử dụng gương mặt để hoàn thành thủ tục lưu trữ đồ vật.” Tôi bất ngờ hỏi “ủa, thật hả?...” Lúc thanh toán, tôi đưa tiền mặt cho người bán hàng, cô ấy hơi ngại nói “ Em có thể quét mã giúp cô được không? Hôm nay tiệm bị thiếu tiền mặt...” Tôi đang vô cùng xấu hổ không biết phải làm sao. Ba tôi đến cười nói “Ba quét mã thanh toán cho, con thích cái nào lấy cái đấy...” Bước ra cửa tiệm, tôi cười nói “Ba còn tiên tiến hơn con rồi đó, ba biết quét mã thanh toán luôn hả?” Ba nói “ Thời đại phát triển, chúng ta cũng phải đi theo thời đại chứ. Ba còn biết sử dụng app đọc tiểu thuyết luôn...” Tôi cười nói “Ba mới là người hiện đại, con trở thành người “cổ lỗ sĩ” rồi.”
Về đến nhà, tôi vừa thu dọn hành lý vừa suy nghĩ về những thay đổi của quê hương mình. Cách đây hơn 20 năm, nhà ông tôi ở quê cũng được xem là khá giả trong làng. Nhà ông có chiếc ti vi đen trắng, chiếc điện thoại cố định đầu tiên trong làng. Trong thời đại thông tin chưa phát triển như hiện nay, gia đình tôi ở làng được xem là sành điệu, tiên tiến. Hồi đó, mỗi lần nghe tiếng chuông điện thoại reo, ba mẹ tôi đều bảo tôi đi nghe. Tôi luôn hồi hộp như thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Thậm chí, có người trong làng còn mang vài đồng xu đến nhà tôi để mượn điện thoại gọi cho người thân ở thành phố.
Ông bà và ba mẹ tôi đều là những người nông dân cần cù, ngày ngày lặp đi lặp lại cuộc sống “mặt trời mọc đi làm, mặt trăng lên về khuya” trên đồng ruộng. Tôi còn nhớ, hồi đó quê tôi chưa có đường bê tông, đường vào làng chỉ là con đường đất. Con đường đất này, trời nắng thì còn đỡ, trời mưa thì chỗ nào cũng là những vũng nước lầy lội. Hồi đó, tôi sợ nhất là bị ướt giày vì sợ ba mẹ mắng. Lúc ấy, ba mẹ tôi thường nói với tôi rằng nhiệm vụ duy nhất của con là học hành thật tốt, sau này đi ra ngoài xem thế giới bên ngoài. Còn bây giờ tôi đã có năng lực đi các nước trên thế giới nhưng lại càng nhớ hương sắc quê mình. Dọn hành lý xong, đi ra phòng nói chuyện với ba mẹ. Ba đang dùng điện thoại đọc tiểu thuyết, còn mẹ đang tập múa giảm cân theo tik tok...cuộc sống của ba mẹ tiên tiến, sành điệu...hình như cuộc sống “mặt trời mọc đi làm, mặt trăng lên về khuya” đã là trong câu chuyện cổ tích rồi.
Nhiều khi, tôi không thể tin được tất cả sự thay đổi đó chỉ diễn ra trong vòng 20 năm vừa qua thôi. Từ những con đường đất thành đường bê tông, rộng đến 3-4 làn xe, ti vi đen trắng thành ti vi có wifi, điện thoại cố định thành điện thoại di động, tiền mặt thanh toán thành trực tuyến... Người nông dân cần cù làm việc đồng ruộng thành công nhân làm việc ở thành phố. Những ngôi nhà thô sơ cũng thành toà nhà cao tầng, trung tâm mua sắm. Tất cả sự thay đổi này diễn ra “thần tốc”, nhiều khi tôi cũng lo sợ lứa tuổi ba mẹ có thể chuẩn bị tâm thế để thích nghi được không?
Nhưng nhìn cách suy nghĩ của ba mẹ tôi, hai người nông dân cũng thay đổi với tốc độ “thần tốc”, cố gắng theo kịp thời đại, thích nghi với những sự thay đổi. Mẹ thấy tôi đang đứng im, mẹ cười nói “Con qua bên này, xem video này trên tik tok hay quá...múa theo mẹ nhé.” Tôi cười đáp “Mẹ cũng xem tik tok hả?” Mẹ cười nói “Bây giờ ai cũng xài đó, bà ngoại gần 80 tuổi còn chơi tik tok...” Tôi vô cùng ngạc nhiên hỏi “Thật hả? Bà ngoại cũng xài tik tok à...đúng là thế giới thay đổi rồi. Nhưng con nhớ lần trước con về mẹ cái gì cũng không biết mà.” Mẹ tôi hớn hở cười nói “Bạn mẹ chỉ cho, mẹ cũng phải đi theo thời đại, nếu không sẽ như hàng hóa hết hạn rồi...” Tôi cười đáp “Ba mẹ mình có cách suy nghĩ tiên tiến quá...con thua rồi.”
Quê hương tôi chỉ là một làng quê nhỏ trong biết bao làng quê ở Trung Quốc. Sự phát triển “Thần tốc” của quê hương đã khiến cho tôi hoang mang, nhiều khi tâm thế của một người trẻ ở nước ngoài còn không theo kịp được. Tôi rất khâm phục những người ở lứa tuổi như ba mẹ tôi luôn không ngừng học hỏi, cố gắng theo kịp sự “thần tốc” này. Ngày xưa tôi còn lo lắng ba mẹ không thể chuẩn bị tâm thế tốt để theo kịp sự phát triển “thần tốc” của Trung Quốc. Nhờ có chuyến thăm ba mẹ lần này, tôi mới biết được đứa con đi xa quê hương, đất mẹ mới là người cần thường xuyên cập nhật thông tin tổ quốc của mình, cần chuẩn bị tâm thế và tinh thần để theo kịp sự phát triển “thần tốc” của nước mình. Tôi cũng mong trong sự phát triển “thần tốc”, vừa có thể phát triển tiến lên phía trước vừa có thể giữ được hương vị của tuổi thơ êm đềm thì càng tốt nhỉ?
Một số hình ảnh từ Trung Quốc hôm nay:
- Tháp Truyền Hình Minh Châu Phương Đông bên dòng sông Hoàng Phố Thượng Hải
- Thiên đường nghỉ dưỡng và ăn chơi siêu sang bậc nhất toàn cầu.
- Nhà hát hình quả trứng ở Bắc Kinh
- Galaxy Soho ở Bắc Kinh Trung Quốc
- Nhà ga đường sắt phía nam Quảng Châu
- Những cây cầu vượt núi ở TQ kỷ lục nhất thế giới
Những cây cầu vượt biển của TQ dài nhất thế giới
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn