Trường ca là một thể loại có dung lượng lớn và có tính tư tưởng cao vì thế rất kén người viết. Vậy mà chỉ trong vòng vài năm, Phạm Thị Phương Thảo đã liên tiếp công bố 2 trường ca, mỗi bản hàng ngàn câu. Cuối năm 2019 là “Tiếng vọng nơi cửa sông”- NXB Hội Nhà văn. Đầu tháng 7 năm nay (2021) là bản trường ca ăm ắp cảm xúc, mang tính thời sự cao và ý nghĩa lịch sử lớn có tên gọi: “Sự sống và lòng biết ơn” cũng do NXB Hội Nhà văn ấn hành.
Nếu “Tiếng vọng nơi cửa sông” ca ngợi tinh thần dám nghĩ dám làm, dám ngăn đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản của người nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng thì “Sự sống và lòng biết ơn” lại kịp thời phản ánh một vấn đề nóng bỏng đang xảy ra ở thì hiện tại, liên quan tới sự tồn vong của cả nhân loại. Đó là cuộc chiến chống giặc Covid, một thể lực vô hình, vô ảnh nhưng có lẽ, sức tàn phá của nó khủng khiếp hơn những cuộc đại chiến thế giới trước đây.
Như một cuốn phim quay chậm, “Sự sống và lòng biết ơn” đã lần lượt dựng lại khoảng thời gian lịch sử 500 ngày sống khác thường đầy gian khổ và tinh thần, ý chí quyết tâm chiến thắng giặc covid của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Qua bức thông điệp giàu chất nhân văn, khi lòng người gieo hạt thiện, thế gian sẽ nở hoa (*), tác phẩm đã trở thành một thứ vacxin tinh thần, thắp sáng niềm tin, hướng con người tới lối sống chậm để cảm nhận những giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, để thêm biết ơn cuộc đời. Giống một giải pháp khả thi và hữu hiệu, “Sự sống và lòng biết ơn” tạo sự cân bằng cho mỗi tâm hồn, góp phần cùng các chiến sỹ áo trắng đánh tan covid.
Tôi cứ nghĩ, nếu cuộc sống là nghệ thuật lựa chọn thì thành công của tác phẩm trước hết là do người viết đã kịp thời lựa chọn được một nội dung phản ánh vừa có tính tư tưởng, vừa mang tính thời sự cao, lại có ý nghĩa lịch sử lớn và một hình thức thể hiện phhù hợp (điểm nhìn nghệ thuật, nhân vật trữ tình, giọng điệu, ngôn ngữ, cấu trúc tác phẩm) phù hợp. Chẳng hạn để diễn tả tâm trạng thảng thốt lo âu của con người trước cơn đại dịch tác giả đã có những câu thơ đẹp và trĩu nặng nỗi buồn nhưng cũng cho thấy sức sống, bản lĩnh của một dân tộc đã phải thường xuyên đối diện với hiểm họa thủy họa đạo tặc:
Đêm qua
Chọn cách tiếp cận cuộc sống ở những phút giây cam go bằng cái nhìn tỉnh táo của một người đàn bà từng trải, lịch lãm có tâm hồn nghệ sỹ và trái tim nhậy cảm, mang cái tên phiếm chỉ nàng, đã khiến nhân vật trữ tình xuyên suốt trong bản trường ca trở thành đại diện cho cái tôi cộng đồng và vấn đề trở nên có tính khái quát cao, tạo cho tác phẩm một giọng điệu trữ tình mà đa sắc, ngọt ngào mà sâu lắng, giàu triết lý mà rất đời. Vì “Phụ nữ luôn tỏ ra là người biết vượt qua thử thách của dịch bệnh, hoàn cảnh để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Quả thật, chỉ có người phụ nữ như nàng mới cảm nhận hết được vẻ đẹp huyền diệu của sự sống trong trạng thái sinh sôi, mới rưng rưng trước hình ảnh người thiếu nữ dịu dàng trong tà áo dài tha thướt, mới thấu cảm được hết niềm hạnh phúc tuyệt vời của người mẹ trẻ trong phút giây sinh nở cận kề cửa tử:
Thiếu nữ Hà thành dịu dàng xuống phố
Xưa nay, khi chống giặc ngoại xâm thì biểu tượng cho sức mạnh, vẻ đẹp bản lĩnh của dân tộc là những người đàn ông dũng mãnh nơi chiến trận. Còn chống covid, cuộc sống chủ yếu thu về gia đình là khoảng không gian người đàn bà có nhiều ưu thế bởi họ đảm đang, dễ thích ứng, mềm dẻo, tinh tế, năng động và sáng tạo hơn cánh mày râu.
Đọc bản trường ca, ta sẽ hiểu đâu phải vô cớ, người viết đã mở đầu tác phẩm bằng hình ảnh người đàn bà trong đêm giao thừa, một thời gian nghệ thuật thiêng liêng yên bình hạnh phúc giữa một không gian tổ ấm an lành vào dịp Tết - lễ trọng nhất trong năm:
Nhưng bất ngờ mẹ thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ, báo hiệu một năm mới Canh Tý bất thường:
Oàng! Oàng! … sấm rền vang đất trời kéo theo ánh chớp sáng lòe
…
Mưa đá trắng xóa…Tia chớp rạch ngang trời chói lóa lửa quắc mắt, sét rạch ngang cửa những chân trời vỡ toác… chớp chói lòa đang xé toạc bầu trời…
Và điều chẳng lành đã đến: dịch covid Vũ Hán ào tới, làm cho cuộc sống hoàn toàn bị đảo lộn. Khó khăn chồng chất khó khăn, đã 4 lần dịch bệnh bùng phát mà lần sau tốc độ lây lan nhanh hơn lần trước gấp bội. Lại thêm thiên tai bão lũ khủng khiếp ở các tình miền Trung. Muốn tồn tại, con người buộc phải chấp nhận và nhanh chóng thích ứng, phải xây dựng một cuộc sống mới, với cách hành xử mới, với thói quen và phương thức làm việc mới: trẻ em học online, người lớn làm việc online, các bà nội trợ đi chợ online…Đâu đâu cũng thấy khẩu hiệu, nhắc nhở: ở nhà là yêu nước, nghiêm chỉnh thực hiện 5k. Theo chủ trương giãn cách, cuộc sống bỗng chậm lại và tối giản. Những đám cưới đơn sơ, gọn nhẹ. Những đám hiếu vắng hoe. Phố phường tĩnh lặng. Mọi người trở về nhà. Nhờ thế mà có thời gian để các thành viên trong gia đình quan tâm chăm sóc đến nhau nhiều hơn, gắn kết với nhau nhiều hơn. Không ra ngoài, mọi người có thời gian làm những điều mình thích và có dịp khám phá bản thân mình: tập thiền, đọc sách, nấu ăn, đi chợ, trông cháu, dọn dẹp nhà cửa, làm thơ, vẽ tranh, nghe nhạc, thêu thùa vá may, lướt Web và nhất là dành thời gian cho nhau, chăm sóc sức khỏe và nhan sắc để thêm yêu gia đình, thêu yêu thương bản thân và từ bỏ những thói quen nhậu nhẹt tụ bạ, sống tiết kiệm hơn, điều độ và lành mạnh hơn… Người xa gia đình tìm về gia đình, người xa Tổ quốc tìm về đất Mẹ. Tấm lòng người rộng mở, chan chứa tình yêu đồng bào và đồng loại: Con người ơi xin thương lấy con người.
Dịch bệnh như một phép thử, giúp người nghệ sỹ ý thức rõ hơn trách nhiệm của mình là: phát hiện cái đẹp, bất tử hóa cái đẹp và in cái đẹp vào tâm hồn con người để tạo nên lối sống đẹp trong cộng đồng:
Sống chậm giúp mỗi người có những khoảng lặng mà cảm nhận cuộc đời và chiêm nghiệm giá trị, ý nghĩa cuộc sống.
Sống chậm lại mới có điều kiện để suy ngẫm về những vấn đề triết học sâu xa của hai mặt đối lập là sinh tử: “Sinh tử là hai mặt của cuộc sống là lẽ vô thường/Hiểu cái chết để biết trân trọng hơn giá trị của sự sống. Rồi ngộ ra cái chân lý giản dị mà uyên thâm rằng sự sống mong manh vô thường “Sự sống thiêng liêng quý giá” .“Trải qua thăng trầm, đi qua thiên tai nạn dịch nguy hiểm đối diện với nguy cơ chết chóc càng hiểu hơn, biết ơn hơn ý nghĩa, giá trị sự sống và lòng yêu thương”… “mới thấy rõ được sống trên đời đã là một hạnh phúc tuyệt vời”.Vì vậy, cần trân trọng và biết ơn cuộc sống, biết ơn đấng sinh thành, biết ơn những chiến sỹ áo trắng, những tình nguyện viên không kể tuổi tác tùy theo sức của mình sẵn sàng vào tâm dịch không quản hy sinh bảo vệ cuộc sống của đồng loại và càng thêm “Trân trọng và yêu hơn con người, yêu hơn Tổ quốc mình”.
Sống chậm để suy ngẫm, trân quý từng kỷ niệm: Giữ lại hay bỏ đi/ Mỗi kỷ niệm xinh xinh.
Sống chậm để có điều kiện nuôi dưỡng tâm hồn: Liệu có thể đóng khung niềm vui? Liệu có thể đóng khung nỗi buồn, thương nhớ.
Sống chậm lại nhưng yêu thương lại nhiều hơn, hạnh phúc hơn vì thế giãn cách xã hội nhưng không giãn cách trái tim. Nguy hiểm và khó khăn đã rèn luyện con người kiên cường hơn, yêu thương, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau hơn, biết buông bỏ, rộng lượng và cảm thông với những thiếu sót, sai lầm của nhau, nhất là với những người trẻ tuổi vì: “ họ cũng giống chúng ta cũng có nhiều sai lầm và thói xấu. Những cây ATM gạo, những siêu thị 0 đồng, những bữa cơm dành cho đồng bào nghèo cơ nhỡ, những chuyến xe miễn phí. Những hành vi đẹp thấm đẫm chất nhân văn xuất hiện ngày càng nhiều. Mỗi người đều muốn cộng ta vào thế giới (tên 1 tập thơ của Phương Thảo). Cả dân tộc đoàn kết chung sức chung lòng tạo thành sức mạnh Việt Nam, sát cánh cùng kết đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ cùng nhau chung tay chống dịch:
Chung tay, tin tưởng sắt son
“Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”. Khó khăn còn nhiều. Thử thách còn lớn nhưng “sự sống không bao giờ chán nản” (Xuân Diệu):
Mùa cưới rộn ràng người người náo nức
Như vậy, nhìn từ góc độ tích cực, công cuộc chống dịch là một phép thử, đã tạo cơ hội để xã hội có những bước đột biến về khoa học kỹ thuật (kích thích ngành y- dược phát triển, thúc đầy mọi người nhanh chóng thành thạo công nghệ thông tin), phát huy được những truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc như đoàn kết, nhân văn, yêu nước, tương ái tương thân, chủ động, sáng tạo… và loại bỏ được không ít thói xấu (nhậu nhẹt, hoang phí, vô cảm ), làm thay đổi cuộc sống, thúc đẩy cuộc sống tiến nhanh về phía trước.
Để cảm nhận và chuyển tải trực tiếp những cảm xúc trước một biến động lớn, tốc độ và có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới toàn xã hội, tác giả sử dụng một cách linh hoạt rất nhiều thể loại: thơ văn xuôi (đỉnh cao nhất của thơ tự do), thơ tự do, lục bát, ca dao, đồng dao, hát ru, nhật ký, bài hát thiếu nhi...
Nhờ thế mà tác phẩm trở nên đa giọng điệu và những cảm xúc cá biệt của tác giả dễ dàng được người đọc tiếp nhận như những rung động của chính họ. Đây là cơ sở tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm trữ tình, cũng là nhân tố tạo nên sức khái quát và ý nghĩa xã hội to lớn của tác phẩm trữ tình.
Cuộc sống rồi nhất định sẽ chuyển sang trạng thái bình thường mới, khi toàn dân được tiêm đầy đủ vac xin. Điều ấy đang trở thành hiện thực nhưng vào thời điểm nào là phụ thuộc vào ý thức của mỗi chúng ta.
Bức thông điệp, hãy học cách sống chậm và yêu thương nhiều hơn bởi khi trong lòng người gieo hạt thiện, thế gian sẽ nở hoa đã được Phương Thảo gửi tới được trái tim bạn đọc. Điều ấy một lần nữa đã khẳng định thành công của bản trường ca.
(*) Tất cả các trích dẫn trong bài đều lấy từ Sự sống và lòng biết ơn
Nguồn tin: HNV.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn