Cho đến bây giờ tôi cứ nhớ mãi về câu nói của Bác Hồ kính yêu: “Giữ gìn sự đoàn kết
trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Có lẽ con ngươi mắt mình là nơi sáng trong
nhất, người đời còn nói tròng mắt là cửa sổ tâm hồn con người. Vậy cũng có nghĩa đội ngũ đảng
viên chúng ta phải hết sức trong sạch, sáng rạng. Và đó là then chốt của sự đoàn kết trong Đảng
hay ở bất kỳ một tổ chức nào. Lời dạy của Bác chính là để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ảnh: Ngày 19/9/1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Đền Hùng là nơi gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn quân
Tiên phong – một trong những Đại đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta.
Tại đây Người khẳng định: nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô của Đại đoàn Quân Tiên Phong là rất quan
trọng và vinh dự. Người căn dặn: Khi vào tiếp quản Thủ đô phải giữ gìn quân phong, giữ nghiêm kỷ luật;
phải đoàn kếtrộng rãi, tôn trọng, gần dân và giúp đỡ nhân dân; chú ý học tập, rèn luyện, tránh sa ngã,
bị cám dỗ trước những "viên đạn bọc đường". Nhiệm vụ giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta còn
rất nặng nề và quan trọng, Người nói:
"Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
“Đảng có đoàn kết, thống nhất thì mới đủ sức mạnh để lãnh đạo và tập hợp quần chúng
nhân dân hoàn thành mục tiêu cách mạng giữ vững độc lập, thống nhất tổ quốc, phát triển
đất nước. Trong Bản di chúc thiêng liêng của Người, vấn đề đầu tiên Người đề cập đến cũng
là nói về Đảng và về việc giữ gìn, phát triển khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng”. Theo
Bác, đây là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của Đảng để lãnh đạo nhân dân ta vượt
qua khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu cách mạng. Điều này đã được
chứng minh qua thực tiễn đấu tranh và trở thành một truyền thống, một tài sản quý báu của
Đảng ta. Đoàn kết trong Đảng được hình thành từ chính truyền thống đoàn kết của dân tộc
Việt Nam, thể hiện qua lịch sử dựng nước, giữ nước và được phát triển ngày càng phong phú, khắc họa ngày càng đậm nét trong văn hóa, bản sắc dân tộc.
Chúng tôi không có điều kiện và vinh dự được sống và làm việc bên Bác, song lại thấy
như vô cùng được gần gũi, lắng nghe Bác dạy bảo. Đó là vì thấy ở Bác lời nói đi đôi với việc làm; thấy ở Bác một phong cách sinh hoạt giản dị, thấy Bác qua những tác phẩm nổi tiếng
theo sát sự nghiệp cách mạng của Người cũng như của Đảng ta nói chung. Đó là những tác
phẩm dưới dạng chính luận, văn kiện và tác phẩm văn học, báo chí.
Ôn lại quá trình lịch sử, chúng ta thấy từ những năm giữa thế kỷ XX, nhân dân ta phải
chịu cảnh “một cổ hai tròng”, chúng thi nhau vơ vét, bóc lột và đàn áp nhân dân, khủng bố phong trào cách mạng non trẻ. Trước cảnh nước mất, nhà tan, nghe theo tiếng gọi của Đảng, nhân dân ta đã đứng lên đánh giặc cứu nước; phong trào quyên góp lương thực, vũ khí,
thuốc men, đưa con em tham gia các đội quân vũ trang cách mạng diễn ra khắp nơi. Giữa
không khí ấy, thực dân Pháp lại điên cuồng, ra chính sách và hành động thể hiện âm mưu
“trói buộc văn hóa và giết chết vǎn hoá Việt Nam”, nghĩa là là xóa bỏ tận gốc truyền thống
văn hóa dân tộc ta. Bị kiềm chế bởi thế lực mạnh, một bộ phận tầng lớp trí thức - trong đó có
cả các nhà văn tên tuổi, có ảnh hưởng đến tâm lý công chúng lại tỏ ra chán nản, bi quan,
hoang mang, mất phương hướng nên thờ ơ, không quan tâm đến thời cuộc. Tư tưởng ấy bắt
đầu phả vào sáng tác, họ thật sự thiếu ngọn đèn dẫn lối về tư tưởng và con đường tất yếu làm cách mạng. Cách mạng Việt Nam, ngay khi bước vào giai đoạn quyết định, Bác và Đảng ta
nhận rõ trước hết cần phải có sự đột phá, thay đổi cục diện văn hóa, mang tính tư tưởng
chính thống. Và bản Đề cương Văn hóa Việt Nam đã ra đời vào thời điểm trọng đại bậc nhất
của lịch sử. Với mục tiêu “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, Bản đề cương ấy đã tạo
dựng một tư tưởng mới của Đảng, theo đó toàn dân ta được cổ vũ nhận thức, một lòng theo Đảng.
Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, tháng 9 năm 1945, bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuyên ngôn đồng thời còn là một tác phẩm văn học kiệt
xuất mở ra một xu hướng sáng tác mới. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Chủ
tịch Hồ Chí Minh với Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tiếp tục là một áng văn hào hùng,
bất hủ, có sức mạnh huy động lực lượng quần chúng đông đảo, trở thành lực lượng vật chất
dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Song chúng ta rất nhớ về câu nói của Bác
trước khi Người đọc Tuyên ngôn độc lập, là: Tôi nói đồng bào nghe rõ không? Thiết nghĩ,
đó chính làtư tưởng của Người, Người làm việc gì cũng là vì dân cả. Nếu dân không nghe
rõ được thì đọc cho ai và nói để làm gì. Vậy nên Người đã gieo được tư tưởng tình cảm của Người vào khối đại đoàn kết toàn dân. Hơn bất kể điều gì, khi Đảng được dân tin, dân mến,
dân theo thì đấy là sức mạnh to lớn, vô biên nhất.
Hôm nạy, chúng ta được hưởng tự do, độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản
lý kinh tế, kinh doanh định hướng XHCN, đất nước ta đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ và
đầy hứa hẹn. Chúng ta cùng bước vào kỷ nguyên của thế giới hội nhập và cuộc cách mạng
công nghệ lần thứ 4 trên toàn thế giới…Hơn lúc nào hết chúng ta huy động sức mạnh khối
đòan kết toàn dân, vượt mọi khó khăn để đi lên, vì lợi ích Dân tộc.
Tuy nhiên, từ cục diện ấy, trong đội ngũ Đảng lại xuất hiện và bộc lộ một bộ phận không
nhỏ đảng viên vì lợi ích nhóm và lợi ích cá nhân. Có thể nói, đã đến mức làm sói mòn lòng
tin của dân với Đảng. Nếu vậy, đó sẽ là mối nguy hại trực tiếp cho sự nghiệp lớn lao về xây
dựng Đảng và đấu tranh cách mạng, xây dựng phát triển đất nước chúng ta.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần giữ vững và phát huy phẩm chất đạo đức người đảng viên cộng sản. Giữ dìn sự trong sáng của mỗi cá nhân làm nên giá trị của cả tập thể. Nhớ lời Bác
dạy: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”, là “người lãnh đạo” nhưng đồng thời cũng là “người
đầy tớ trung thành của nhân dân”. Cũng chính vì trọng trách này mà mỗi đảng viên cần phải
có ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân để thực sự “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Có
như vậy thì mới giữ gìn được sự tin yêu trong nhân dân dành cho Đảng. Mỗi đảng viên phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, là tấm gương đối với nhân dân. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân, phải làm hết sức mình để phục vụ nhân dân, chăm lo tới cuộc sống của người dân, củng
cố bền chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Chỉ có như vậy mới có thể lan tỏa
uy tín và ảnh hưởng sâu rộng của Đảng trong xã hội, xây dựng và củng cố niềm tin trong
nhân dân, được dân tin tưởng, dân yêu mến, dân ủng hộ, dân giúp đỡ và dân bảo vệ”.
Ngay từ ngày 19/9/1954, tại Đền Hùng, Phú Thọ, nói chuyện với cán bộ chỉ huy các đơn
vị thuộc Đại đoàn 308 Quân Tiên phong về nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô. Sau khi phân tích về
ý nghĩa địa điểm cuộc gặp và nhấn mạnh: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người nêu rõ: “Tám, chín năm nay, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế, các cháu được Trung ương và Chính phủ giao cho tiếp quản Thủ đô, là được nhận một vinh dự rất lớn”... Và Bác cũng đã nói
ngay: “Các cháu sắp bước vào một chiến dịch hòa bình, bước vào một cuộc đấu tranh chính
trị gay go và gian khó. Trước đây các cháu ra trận chiến đấu với phi cơ, xe tăng, đại bác thì
bất khuất, nhưng bây giờ, trước những viên đạn bọc đường, các cháu có thể bị ngã quỵ nếu
không nêu cao kỷ luật...".
Khoảng từ năm 2010, Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh công tác chống tiêu cực, tham
nhũng, gây phiền hà nhân dân trong mọi mặt công tác quản lý điều hành, Đồng chí Nguyễn
Phú Trọng - Tổng bí thư BCH Trung ương Đảng đã có nhiều ý kiến phát biểu chỉ đạo, lãnh
đạo các ngành, cấp và phát biểu khi gặp gỡ với nhân dân. Tổng bí thư nhấn mạnh là:
Đ/c Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Đảng CSVN
“Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe dọa sự tồn
vong của Đảng và chế độ ta” (tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, ngày 30.6.2022).
“Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng,
đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống" (tại cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến về
Đề án "Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng", ngày 10.9.2021).
( tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần
thứ XIII của Đảng vào ngày 15.9.2021). "Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao
cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ;
tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!" ( phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri ngày 23.6.2022 tại Hà Nội).
“Không thích thú gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót, nhưng buộc phải làm. Như Bác Hồ từng dạy cắt một vài cành sâu, mọt để cứu cả cây”
Đ/c Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị về phòng chống tham nhũng.
Và, đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc 11/2021, Tổng Bí thư khẳng định :
“Ðể tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, cần tập
trung thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, đầu tiên là khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa
tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc. Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển,
hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại… Chú trọng xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị về văn hóa,
về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để Ðảng ta và hệ thống chính trị của nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”.
Như vậy, phương châm, đường lối của Đảng ta là gắn liền với học và làm theo lời Bác,
vận dụng ở từng thời kỳ cách mạng, dù khó khăn đến mấy Người vẫn lạc quan tin tưởng và hướng về ngày toàn thắng. Hiện tại, những tham nhũng tiêu cực tuy ở mức độ khá lớn,
nhưng nhất định chúng ta không dao động, không thể làm suy yếu đi niềm tin của chúng ta
với Đảng. Chúng ta đang có và luôn luôn giữ vững niềm tin đoàn kết, trong sáng nhất.
Cuối cùng chúng tôi xin trích đoạn tại Tạp chí Tuyên giáo số 11/2022 làm đoạn kết cho
bài viết của mình:
“Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là yếu tố trung tâm, trọng điểm, cần nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng các hệ giá trị cốt lõi làm mục tiêu cho quá trình xây dựng. Trong đó cần chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị
cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử
dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của con người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam”.
Đó là những yếu tố từ nỗ lực của từng cá nhân, từng tập thể, từng cấp, từng ngành để
giữ dìn sự đoàn kết trong sáng trong Đảng, và đó chính là nỗ lực của chúng ta trong tiến
trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, làm nên sự trường tồn của Đảng ta, Dân tộc ta.
23/7/2024
Đoàn Việt
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn