( Vũ Quần Phương-Tuyển tập thơ-trang 465)
------------------------------------------------------------
Lời bình của Trần Trung: Một cõi hương - Vương hồn quê
Trên tay tôi là cuốn “Vũ Quần Phương-Tuyển tập thơ”-Nhà XB HNV,năm2012 mà nhà thơ gửi tặng tôi.
Xin mạn phép nhà thơ,tôi muốn gửi lời cảm nhận, cảm thông và cả tâm đắc nữa tới một bài thơ của anh,trong hàng chục tập thơ được tuyển chọn và cả những bài thơ trong mục “Chưa vào tập”. Ấy là bài thơ “Hương hoa cau” trong tập “Chỗ ấy sáng” (2007).Hai dòng thơ này là những lời thơ kết trong bài thơ “Hương hoa cau” của Vũ Quần Phương; Những con chữ ấy, tự nó đã gợi mở không gian mông lung và “Xa hút”.Mặt khác lại vừa là những tín hiệu ngôn ngữ lưu tâm và đọng lại trong lòng Thi nhân, trong lòng mỗi chúng ta một hình ảnh thật đep về quê hương ta, xứ sở ta-bình dị mà kiêu hãnh: “một cõi vườn cao vút những thân cau”. Và, cũng chính từ câu thơ cuối ấy đã đánh thức và kết đọng trong ta hồn Quê, hồn Dân tộc.
Vũ Quần Phương khởi phát cảm hứng từ thi phẩm này, thực ra cũng không bước ra ngoài quĩ đạo của sự chân tâm, chân cảm-vốn là Cái-Gốc của sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Thế nên, từ những dòng đầu, câu đầu của “Hương hoa cau”, nhà thơ đã dẫn dắt hồn ta, tình ta về với xúc cảm thật hồn nhiên, khi ta hướng vọng lòng mình về với quê hương mình.Một chuỗi những hình ảnh về thiên nhiên-Quê đã thành nỗi ám ảnh, thành những kỉ niệm khó phai mờ trong tâm trí ta-nhất là với những ai đã rời quê mà ra đi, với nhiều duyên cớ khác nhau!
Hãy đón nhận mà lắng nghe hương vị, phong vị quê mình, khi nhà thơ họ Vũ đang nhớ tuổi thơ, nhớ quê hương trong Tiếng-Thơ-Lòng thật nhẹ, thật êm,thật dịu dàng mà cũng da diết, ám ảnh lạ:
-Một tuổi thơ năm xưa với vẻ đẹp hồn nhiên gắn với tâm hồn con trẻ-như một thứ trò chơi “đuổi bắt”-một đi không trở lại.Những ngôn từ và hình ảnh thơ Vũ Quần Phương, khi diễn tả kỉ niêm thật giản dị mà cũng thật xúc động; Lại tiếp mở ra những chiều liên tưởng thú vị giữa hiên tại và quá khứ, giữa cái được và cái mất... khi ta nhớ về, nhớ lại “Hương hoa cau”.
Với “Hương hoa cau”, Vũ Quần Phương tạo nên cách cấu tứ giản dị, quen thuộc và cũng rất đỗi tinh tế: Cấu tứ từ hình ảnh làn hương, mùi hương. Từ “Hương” trong thi phẩm này của anh được tác giả điệp lại tới 6 (sáu) lần.Phải chăng, cũng bởi thế làn hương, mùi “Hương hoa cau” khiến hồn ta, tình ta dịu mát, ngọt lành mà vẫn “da diết” bao điều suy tư về Quê hương-Xứ sở.
HÀ NỘI-Ngày 31/3/2014.. Tr Tr.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn