Hình tượng người đàn bà trong " Đàn bà nông nổi" của Phạm Ngọc Tâm Dung

Thứ sáu - 14/10/2022 20:39
Nhà văn Phạm Ngọc Tâm Dung
Nhà văn Phạm Ngọc Tâm Dung

                                                                                    Nhà văn Nguyễn Đình Bắc

 

     Trong mỗi chúng ta, (đặc biệt là cánh mày râu) ai cũng có bóng dáng một người “đàn bà” để mà thương, mà nhớ, mà ngưỡng mộ hoặc giả là để hàm ơn.

Người “đàn bà” ấy có thể là mẹ ta, là vợ ta, là chị, là em gái ta và cũng có thể là… một bóng “hồng nhan tri kỷ” mà ta đã mất công kiếm tìm trọn cả cuộc đời. Điều đó nói lên tầm ảnh hưởng của “người đàn bà” trong đời sống xã hội và gia đình lớn lao đến chừng nào!

Tôi thật tâm đắc những vần thơ nổi tiếng của Đại Thi hào MACXIMGRKY:

                 “Đời thiếu mẹ hiền không phụ nữ
                   Anh hùng, thi sỹ hỏi còn đâu!”.

Trong văn chương và trong các loại hình nghệ thuật từ cổ chí kim, người sáng tạo không ngừng khắc hoạ rất thành công hình ảnh đẹp tuyệt vời này, đặc biệt là những tác giả nữ, viết về chính họ. Phạm Ngọc Tâm Dung là một trong những số đó. Một truyện ngắn được rút trong tập truyện ký cùng tên do Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp phép năm 2021 của chị, mang một cái tên rất chi là...nỗi niềm - “Đàn bà nông nổi”. Có lẽ tên thiên truyện được tác giả “lấy phản biện” từ một câu ca dao Việt cổ: “Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” chăng?

Ở truyện ngắn “Đàn bà nông nổi”, ta bắt gặp một nhân vật nữ, con nhà gia giáo, đẹp người, đẹp nết và cũng rất đặc biệt: “Cô Xoan vốn xinh đẹp nhất làng. Nước da bánh mật giòn tan và đôi bầu ngực nây nẩy căng mọng, đặc biệt là cặp mắt lá răm”… “Cô Xoan lại biết chữ ít nhiều”; Đã từng được …“Bao trai làng dạm hỏi mà Xoan chẳng ưng ai. Đùng một cái, về làm vợ bé ông Hữu. Ngày Xoan về nhà chồng, mấy trai đinh tiếc ngẩn ngơ”, trước bao sự ngạc nhiên, bao lời đồn đại của bàn dân thiên hạ...

Ta hãy khoan bàn về mấu cớ của mối lương duyên kỳ ngộ ấy.

  1. Tôi đã đọc khá nhiều truyện ngắn, truyện dài do Tâm Dung viết, hầu như chị thường hay giữ vai trò khách quan của một người dẫn chuyện, để mặc cho nhân vật của chị tự thế hiện. Nhưng trong “ bà nông nổi” tôi thấy, dường như chị lại giành khá nhiều ưu ái cho cặp đôi mà trong con mắt của người đời là “đũa lệch” Xoan - Hữu.

Nói về Lý Hữu - Người đàn ông ý trung nhân của Xoan, chị “khen khéo”: đó … “là một trai làng khoẻ mạnh, thông minh lanh lợi... cũng có theo học Trường Tây” hẳn hoi; Bôn ba từng trải, hiện đã có vợ và chín đứa con; “Tuy cảnh một vò hai gáo nhưng chả bao giờ thấy Nhà Hữu điều tiếng gì”. Ngoài sự phát đạt về làm ăn, “Những khi rỗi rãi, vợ chồng còn cùng nhau lên phố huyện xem gánh hát Lưu Bình - Dương Lễ”.

Nếu câu chuyện đời thường dừng ở đây, thì không có gì đáng nói.

Nhưng, xin bạn hãy cùng tôi, lật ngược lại trang văn đầu của câu chuyện, cái đoạn mà: “Làng trên xóm dưới, ai cũng khinh bỉ cái nhà chị Hai Xoan vợ bé cũ của ông Lý Hữu”; Ông Hoạch bạn thân của Hữu, bức xúc “Như phát điên, mắt đỏ ngầu, ông chém mạnh lưỡi dao xuống hòn đá cầu ao, lưỡi dao quằn, toé lửa”:…“Cái giống đàn bà bèo bọt nông nổi, vừa mới thơ thớ vợ vợ, chồng chồng ngày nào, thế mà gặp nạn, nó quay mỏ lại ngay! Đồ đĩ rạc!” Ta lại thấy, cái đích mà người viết truyện đã dẫn dụ, lôi kéo người đọc đi cùng với mình, là một nẻo lạ hoắc thật rối rắm, và cũng lắm chông gai!

Ấy lại cũng là khi, người đọc chứng kiến cảnh: “Tay Lý Hữu là kẻ giở mặt”; “Cô Xoan hơi ốm đau là vợ chồng gã đuổi ra khỏi nhà”; “Xoan mặt mũi hốc hác, ngơ ngác, gầy rạc như xác con ve. Gặp ai cũng cũng kể lể về cái đận bị phụ bạc. Từ một người hiền lành, ít nói, Xoan trở nên dày dạn, nhiều lời và bất chấp”.

Câu chuyện từ người đàn bà đẹp nhất làng, tự nguyện chấp nhận cảnh lẽ mọn với một người đàn ông phong trần, đã có tới chín đứa con, rồi bị tống ra khỏi nhà: “Không một cắc với cái bị rách và vài chiếc váy đụp lau chân của vợ gã”, đến một cô Xoan “cốt cán”: “khác hẳn khi xưa. Áo cánh phin trắng giặt bằng xà phòng hẳn hòi, thơm phưng phức. Cô đi từ sớm đến tận tối khuya”... Và đỉnh cao của câu chuyện là hình ảnh: “Cô được mời đấu tố điển hình. Sự vạch mặt chỉ tên vợ chồng tên Lý Hữu của cô được cả bàn dân thiên hạ chúng kiến”. Rồi “cô Xoan ngất đi”!

Lại nữa, bằng một cách nào đó, ít lâu sau, toàn bộ khuôn viên, nhà cửa của gia đình Lý Hữu mà Đội cải cách đã chia cho bà con nông dân, nay lại nằm trọn trong tay Xoan. Đến đây, người đọc có thể lại bị đẩy sang một hướng cảm giác về Xoan: một người bà lọc lõi gớm ghê. Bằng chứng là: thuở còn trẻ, giúp Hữu gây dựng cơ nghiệp thành kẻ giầu sang; Khi cải cách ruộng đất, thành cán bộ cốt cán; Khi chia quả thực, được một phần nhà của Lý Hữu xưa cùng với mấy hộ nông dân khác; Rồi chỉ một thời gian ngắn, bằng mọi cách, toàn bộ gia tài nhà Lý Hữu đã thuộc quyền sở hữu của Xoan.

Vâng, nếu là vậy, cũng chẳng có gì đáng viết!

Nhưng nhân vật nữ trong “Đàn bà nông nổi” không tầm thường như thế. Ai cũng biết rằng, khi người đàn bà đẹp đã có trong tay cả quyền lực và sang giàu, họ có toàn quyền làm những gì mình muốn. Ví như bà ta có đủ và thừa khả năng chọn cho mình một người đàn ông khoẻ, trẻ để bầu bạn, thậm chí một tấm chồng đàng hoàng, hưởng hạnh phúc trong cái cơ ngơi hợp lý, hợp pháp mà nhiều người ước mơ... Vậy tại sao cô Xoan lại khóc thầm trong những đêm trường khi nghe tiếng gà eo óc? Ta hãy đọc đoạn văn dưới đây:

Giờ đây, bà cốt cán Xoan chỉ còn thân một mình trong ngôi nhà gỗ lim căn cơ nguyên vẹn. Đêm đêm nghe tiếng gà eo óc cầm canh, Xoan đã bao lần thổn thức. Chỉ những khi, một mình đối diện với chính mình, cô mới khóc. Giọt nước mắt nhớ thương, oan trái, tủi hờn”.

Có nỗi niềm nào hơn nỗi niềm của người đàn bà khóc tủi hờn, oan trái trong đêm khuya! Vậy có điều gì uẩn khúc nơi đây?

  1. chuyện đã đẩy mâu thuẫn lên tột đỉnh. Tác giả cứ từ từ, dần dần, dẫn dắt độc giả đi hết hoài nghi này đến hoài nghi khác để rồi bây giờ đã có sự chuẩn bị mở nút cho cái kết vỡ òa.

Tôi lại muốn bạn đọc lưu tâm rằng: Trong truyện ngắn này, nếu chúng ta tâm đắc cùng tác giả, ta sẽ không bỏ qua các tiểu tiết nho nhỏ thôi, mà cực kỳ quan trọng và thú vị. Ngoài việc miêu tả sự thay đổi một trăm tám mươi độ về dáng vẻ và tính cách bề nổi của nhân vật Xoan, ta còn thấy được sự tài hoa, tinh tế của người viết truyện, khi chị tỷ mỷ “cài cắm” những sự biểu hiện của diễn biến tâm lý của nhân vật. Đó là khi chuẩn bị “đấu tố” - một giờ phút kinh hoàng của bao nạn nhân, bao con người vốn quê mùa, tử tế nơi thôn dã thanh bình, nhất là với người trong cuộc: “Cô Xoan nhìn gã bằng ánh mắt rất lạ, và sau nửa tích tắc, đôi mắt của Xoan như bốc lửa...”; “Cô Xoan ngất đi”. Rồi khi: “Nhìn vợ chồng con cái nhà Lý Hữu lủi thủi, cung cúc ra khỏi nhà, bà cốt cán Xoan lặng lẽ quay mặt đi”.

Ở đây, tác giả không chỉ dừng ở góc độ của người viết truyện, mà tôi cảm giác chị còn là một “đạo diễn sân khấu” khá thú vị. Cái vai nữ - nhân vật Xoan của chị sao mà “diễn” đạt mức xuất sắc đến thế. Song nếu lưu tâm ta sẽ nhận ra ngay cái tình nặng sâu, đằm thắm, ẩn chứa chìm trong ánh mắt chân thực của người đàn bà ta tôn thờ như một vị thánh nhân!

Tôi nghĩ: Ở đời, phàm những người tử tế, đặc biệt là những cuộc tình máu thịt, thủy chung, không có ai muốn biến mình thành nhân vật của nơi “sân diễn”! Nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt, để cứu người mình yêu dấu và cơ nghiệp gia đình, thì bắt buộc phải có hy sinh.

Trong sự đen trắng còn lẫn lộn; Trong sự sống chết còn khó phân định ranh giới; Trong sự may rủi của số phận còn đang chơi vơi; Và biết đâu còn có cả sự cám dỗ của ngoại cảnh và ngay của... chính bản thân mình!

Nếu chẳng may một trong hai người gặp nạn? Nếu chẳng may vật đổi sao dời... Ở đời, thiếu chi chuyện gieo cây lành, gặt quả dữ đó sao?

Không!

Với vốn sống phong phú, ý chí quyết tâm, tình yêu thủy chung như nhất và đặc biệt niềm tin. Phải rồi! Niềm tin đã giúp người ta chiến thắng!

Đến đoạn “Ông Hữu khăn xếp, áo the run run cầm ba nén nhang, dâng lên bàn thờ tổ tiên, phân trần với họ mạc, rồi quay sang phía cô Xoan, ông xúc động:

- Mình ơi, xin cho tôi lạy mình một lạy!

Phải thú thật rằng, đọc đến đây, mũi tôi cay sè và mắt tôi ngân ngấn lệ. Cái cánh cửa của đập xả hồ nước được mở toang hoàn toàn. Người đọc sau hết ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác thì vỡ oà trong hạnh phúc!

Thì ra trên đời này không phải người đàn bà nào cũng “nông nổi” mà còn có cả những người “Đàn bà dễ có mấy tay”. Người đàn bà đã chiến đấu bền bỉ và chiến thắng số phận cùng hoàn cảnh nghiệt ngã. Và cái kết có hậu cho một cuộc tình xứng đáng của Cô Xoan với Lý Hữu. Họ đã vựơt xa khuôn khổ tình nghĩa vợ chồng, nó là tình của cặp đôi TRI KỶ lý tưởng mà cô Xoan là kẻ “hồng nhan”. Thật hạnh phúc cho những ai đã tìm được “một nửa” của đời mình trong bộn bề nhân thế.

Trước khi khép lại bài viết nôm na này, tôi trộm nghĩ:

Thứ nhất: Truyện ngắn “Đàn bà nông nổi” không dài. Nó như một màn độc tấu, mà các tình huống thắt mở là vấn đề quan trọng. Tác giả đã làm rất tốt điều đó.

Thứ hai: đây là đề tài không mới. Trong lịch sử cũng như trong văn chương, nghệ thuật nói chung, cũng có khá nhiều câu chuyện tình của các bậc vĩ nhân mà người vợ thứ huyền thoại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp lẫy lừng, của chồng, như Nguyên Phi Ỷ Lan và vua Lý Thánh Tông; Mối tình thi vị, oan trái của Nguyễn Trãi và Thị Lộ; Nàng Ba Châu Long trong vở chèo truyền thống “Lưu Bình - Dương Lễ”... Ở “Đàn bà nông nổi”, mọi mâu thuẫn xã hội trong sai lầm lịch sử của cuộc Cải cách ruộng đất thì ai cũng biết rồi.

Trong truyện ngắn này, có thể tác giả chỉ muốn tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ nông dân thuần chất, mà hoàn cảnh lịch sử chỉ là cái nền cho sự xuất hiện vẻ đẹp của cô. Chính nhân vật độc đáo - Xoan với sự bình dị, đảm đang, biết mình biết người, thông minh sáng suốt, dù hoàn cảnh lẽ mọn và éo le, nhưng cô đã chọn đúng người đàn ông, được tin yêu và được...hy sinh để mưu cầu hạnh phúc... đã đem sự thành công của tác giả!

  1. cảm ơn tác giả về một truyện ngắn hay giầu tính nhân văn và thấm đẫm tình người.

 

                                                                                   Bán đảo Linh Đàm, ngày 01-10-2022
                                                                                   NĐB

Nguồn tin: HNV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây