Muôn Dặm Đường Việt Nam

Thứ tư - 20/12/2023 16:43
Nhà thơ Lôi Vũ: Nhân đọc Muôn Dặm Đường Việt Nam,tập II, thơ Nguyễn Xuân Phương,. NXB Hội Nhà văn - 2023.
Muôn Dặm Đường Việt Nam
       Anh sinh ra, trưởng thành từ cái nôi làng nghề xôi Phú Thượng - mảnh đất có bề dày lịch sử, truyền thống yêu nước, nơi có trụ sở hoạt động của Xứ ủỷ Bắc kỳ tại nhà bà Hai Vẽ; nơi Bác Hồ nghỉ lại ba ngày trước khi vào nội đô viết tuyên ngôn độc lập .
    Tốt nghiệp Cấp lll Xuân Đỉnh, anh vào Công an vũ trang, đi khắp mọi miền đất nước . Giải phóng miền Nam, chuyển qua cảnh sát, vào học trường Đại học cảnh sát và về công tác tại Cục Pháp chế, Bộ Công an. Tới lúc nghỉ hưu, anh giữ chức vụ Trưởng phòng, cấp hàm Đại tá.
    Yêu Tổ quốc,yêu Ngành, yêu quê hương bằng những bài thơ đầy nhân văn suy tư và chứa chất ước mơ xây đời. Mỗi địa danh đi qua, anh biết khai thác, tìm tòi văn hoá vùng miền, rồi từ cảm hứng, để lại một vài bài thơ với tình cảm trìu mến, cảm thông, chia sẻ. Những tác phẩm ấy là sự liên kết về thời gian, không gian, địa điểm và từ những kiến thức thực tế anh đã nhào nặn thành những vần thơ đầy xúc cảm .
     Cả tập thơ như là cuộc hành trình của người lính từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái và từ miền xuôi tới miền ngược .Dẫu chưa thật xuất sắc về giá trị nghệ thuật , nhưng anh đã gửi vào đó cả tâm tư nguyện vọng của người lính có thể nói là rất con người .
    Với Tổ quốc là những vần thơ trữ tình nhưng đầy chất thép, khí phách của người lính trong tâm thế hào hùng cùng đồng đội bảo vệ sự bình yên cho đất nước.Với quê hương , nơi chôn rau cắt rốn , mỗi dấu chân in trên từng thửa ruộng, bờ đê. Những kỷ niệm của thời chăn trâu, cắt cỏ, thời cắp sách tới trường, thời Thầy cô nắn từng nét chữ, dáng ngồi. Thầy cô, trường lớp, gia đình, bạn bè tuổi ấu thơ đã hình thành nhân cách và những hồn cốt cho thơ anh. Với gia đình, anh trọn ven là người chồng chung thủy, người cha mẫu mực. Anh đã đem mối tình đẹp, trong sáng, thơ mộng vào thơ để ca ngợi tình yêu đôi lứa của tác giả.

f58b1f2c36a9a271283de0706611e3f5 Tác giả Nguyễn Xuân Phương - người mặc quân phục màu trắng.


    Tìm Quên là nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ mà anh đã sử dụng tu từ và hình thức nói ngược bóng gió để ca ngợi mối tình tuyệt đẹp , một tình yêu sâu nặng của người lính với một cô gái vùng làng lúa làng hoa .Họ trân trọng, hiến dâng, gìn giữ và hy sinh những khát bỏng khi anh vào quân ngũ . Những đêm trăng thanh , những ngày đông rét buốt , những buổi sinh hoạt thanh niên, những lúc trốn nhà gửi trao nhau nụ hôn bên triền đê bến bạc. Tác giả hình như đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ  này.
    Tìm để quên, hay quên để tìm, phép tu từ hay ở ngay tên bài thơ, một kiểu nói ngược khéo léo. Nó như một thủ pháp cho bài thơ hoàn hảo giá trị, có thông điệp cho mọi độc giả: Tình yêu đã tạo nên động lực sống cho chính họ. Bài thơ thể lục bát , gồm 16 câu, nhuần nhuyễn ngữ điệu, được tách từng cặp nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc gieo vần gieo điệu sáu tám. Bài thơ 16 câu đã có 8 cặp Tìm quên là tám động từ được láy lại ở đầu câu lục. Cả bài thơ là sự lột tả cảm xúc về một mối tình tri kỷ chồng vợ , tình nghĩa phu thê bằng thủ pháp ẩn dụ . Đọc thơ ta thấy tác giả đi tìm cái sự quên trong giả định mà thực sự trọn một cuộc đời không thể quên được. Một kiểu nói ngược bằng cách sắp xếp ngôn từ tác giả cho ta thấy được giá trị lớn lao của tình yêu chân tình lứa đôi lớn hơn nữa là tình yêu quê hương, tình yêu đất nước.
Tìm quên mà chẳng thể quên
Mắt huyền luyến ái dưới thềm nặng mang
Tìm quên bên lũy tre làng
Lời thương câu hẹn nhẹ nhàng vương tơ.
    Câu đầu tiên đã là sự khẳng định của cả bài thơ, với lối nói ngược và dùng ẩn dụ khẳng định muốn thử tìm sự quên nhưng không thể quên được dù chỉ là trong giấc mơ . Nâng cao giá trị của quan hệ tình cảm và mối tình lương duyên đôi lứa từ lúc quen nhau, động lực của những năm tháng hành quân đi dọc đất nước. Và mãi tận sau này, nó là thông điệp của cuộc sống mang tính nhân bản phồn sinh đến với lớp trẻ bởi những mối tình chân chính .
Tìm quên ký ức chẳng mờ
Gió lùa mái tóc khép hờ bờ môi
Tìm quên sao thấy bồi hồi
Cỏ may ghim áo khi ngồi triền đê.
      Những thi ảnh, thi hình, trong thơ được tác giả sử dụng rất tinh tế cho ta cảm thức được những kỷ niệm hiện lại: gió lùa mái tóc, cỏ may ghim áo, bóng nghiêng lồng bóng ngả về đêm thâu …Trong nghệ thuật dùng từ nói ngược thực tế lâu nay cũng nhiều thi sĩ đã sử dụng. Tuy vậy ở bài thơ này tác giả đã sử dụng nghệ thuật bóng gió ẩn dụ để lột tả rất đời thường chuyện tình của nhiều độc giả. Đọc thơ ta thấy có bóng dáng mình ở đó. Một sự vận dụng rất khéo léo để đưa độc giả liên tưởng đến từng kỷ niệm rất nhỏ đi qua trong cuộc đời .
Tìm quên giây phút say mê
Bóng nghiêng lồng bóng ngả về đêm thâu.
    Giây phút đam mê, bóng nghiêng lồng bóng, những kỷ niệm trong tình yêu sự trao gửi những nụ hôn nồng thắm, những giây phút tay trong tay và tóc hoà vào tóc càng tìm quên thì càng nhớ sâu đậm hơn . Những hình ảnh hương cau, sương mỏng, đều trở thành giấc mộng đa mang bởi thế cho nên đến trọn cuộc đời vẫn in sâu gót hồng đến trăng cũng ngẩn ngơ.
Tìm quên một thuở như mơ
Khúc sông hoài niệm bến bờ: Tình xưa.
Một vòng tròn của Muôn Dặm Đường Việt Nam, mượn đó mà kết thúc.
    Tìm cái để quên là phép nói ngược sâu xa, bài thơ có thi ảnh, thi hình và thi tình cho ta cảm thức được tình cảm của người con vì đất nước, vì quê hương và vì tình riêng mà không quên gìn giữ nết đẹp truyền thống của nguồn cội …
Xin chúc mừng tác giả.

  L.V. 12/2023

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây