VỀ NGUỒN

Chủ nhật - 24/12/2023 15:59

      
       Truyện ngắn của Hồng Huyên

     Thắng từ Pháp về, đi tìm bố ở Hà Nội. Thắng kéo va li đi dọc đường phố Tôn Đức Thắng. Con đường thẳng tắp. Hai bên đường, những hàng cây hoa sữa nở rực rỡ, tỏa hương thơm ngào ngạt. Thắng vừa đi vừa ngắm, đến ngõ Quan Thổ 1 rẽ vào. Không nhớ địa chỉ chính xác lắm, Thắng vừa đi vừa hỏi thăm. Thấy một bà cụ có khuôn mặt trái xoan, trông rất phúc hậu, đi từ trong ngõ ra, Thắng hỏi bà:

     - Bà ơi, cho cháu hỏi thăm nhà ông Bẩy ở ngõ này, cháu không nhớ rõ số nhà bao nhiêu. Nhưng ở ngõ này bà ạ. 

     - Ông Bẩy làm gì con.

     - Dạ! Ông Bẩy trước kia đã từng đi bộ đội trong Miền Nam. Ông ra Bắc gần 30 năm, cháu dò hỏi mãi người ta bảo ông làm ở nhà máy giày da Thượng Đình bà ạ.

     Bà lại nói với Thắng, - không biết có phải là ông Bẩy này không, bà có nghe nói ông Bẩy này ngày xưa đi bộ đội, rồi biệt phái vào Miền Nam, ông ra quân và làm ở giày da Thượng Đình, bà chỉ cho Thắng vào nhà ông. Thắng mừng thầm chắc là đúng. Thắng vội vàng cảm ơn bà rồi kéo va li đi thẳng vào nhà ông. Thắng nhìn vào trong nhà, thấy một người đàn ông đang ngồi uống nước chè, xem vô tuyến. Thắng đi vào gọi ông:

     - Ông ơi, ông phải là ông Bẩy không ạ.

     - Ông Bẩy đi xa xem ai hỏi:

     - Cháu con nhà ai, ở đâu!

     Dạ! Cháu con nhà mẹ Hà ở Miền Nam, hôm nay cháu ra bắc tìm bố. Người đàn ông bước ra cửa nhà, Thắng đã đoán ra bố mình. “Đúng là máu mủ họ nhận ra nhau ngay.” Ông lẩm bẩm đúng là con của mình rồi. Ông Bẩy vội vàng chạy ra ôm chặt con rồi nói,  - bố đây con ơi. Hai bố con ôm nhau khóc vui mừng. Vừa lúc ấy vợ ông Bẩy đi làm về, thấy trong nhà có tiếng nói vọng ra ngõ “bố bố con con.” Bà đứng ngoài ngõ nghe chưa hết được câu chuyện của ông. Bà đã vào nhà túm lấy ông đấm thình thịch vào người, bà la lên: “Ông lừa dối tôi, thảo nào từ lâu nay, tôi thấy ông cứ đòi đi Miền Nam. không được đi ông ngồi ngoài ngõ đăm chiêu như người không có hồn.”                                        

     Ông vội ôm bà và nói, - Tôi xin lỗi bà, tôi có lỗi với bà rất nhiều. Rồi ông kể hết mọi sự việc cho bà biết. Tôi chịu ơn người ta nhiều lắm bà ạ! Nếu không có bà ấy thì tôi đã chết từ lâu rồi. 

     Lần ấy tôi bị bọn “Tố cộng” khu hầm bắt được. Lúc đấy bị bắt chỉ có chết. Luật 10/59 mà, Diệm mang máy chém đi khắp Miền Nam. Bà ấy trong đám bà con trí thức đi đấu tranh thả tù, không đòi thả được thì đòi xác về chôn. Thật khó khăn họ mới làm được việc này. Mẹ của bà ấy dựa vào thế lực bên Pháp, bán tài sản đút lót. Nhà bà ấy trước kia là tư sản, vậy mà khi đưa tôi về giấu trong nhà chẳng còn gì.

     Hôm ấy nhập nhoạng tối, tôi bị đưa ra bãi bắn cùng với một số anh em khác. Đoàn tù xếp hàng ngang trước một cái hố dài. Lúc ấy tôi rất tiếc, tôi tiếc là tôi chưa làm được gì mấy cho Cách mạng, cuộc chiến đấu còn dài mà đã phải chết. Tiếc không được gặp bà lần cuối, mà sao lúc đấy tôi nhớ bà vô cùng. Bấy giờ người tôi bị chúng đánh nát bươm, máu bê bết chẳng còn biết đau chỗ nào nữa, đằng nào mà chẳng chết. Rồi bọn nó mang ra pháp trường, tôi đã kiệt sức lắm rồi, đứng chẳng vững, bọn chúng cứ dựng tôi lên. Bọn nó lên đạn, các anh em đều hô “đả đảo Ngô Đình Diệm,” tôi lúc đấy lại tỉnh, nên cũng kịp hô một tiếng, rồi nghe tiếng súng nổ, tôi ngã xuống không biết gì nữa. Một lúc sau, tôi tỉnh, tôi thấy máu tràn ra miệng mằn mặn, các anh em đè lên người tôi, sau đó tôi lại không biết gì nữa.   

     Về sau bà ấy kể lại tôi mới biết, đêm ấy bà con khâm niệm anh em, khi lau chùi cho tôi, bà ấy thấy người vẫn còn ấm, biết còn sống bà ấy mừng phát khóc. Rồi bà ấy đưa tôi về nhà chăm sóc, cho tôi ở dưới hầm bí mật. Được gần một năm mới hồi phục, bà ấy đã nuôi dưỡng tôi và bắt mối liên lạc giúp tôi. Bà ấy tình sâu nghĩa nặng, tôi làm sao mà bỏ được. Trong thời gian ấy chúng tôi yêu nhau và đã có con, bây giờ tôi mới có cơ hội được gặp con trai, bà cho phép con tôi gọi bà là mẹ nhé. Ông Bẩy rất thương bà và ông nhớ những năm bà với ông còn nhỏ, bà cũng hoạt động cách mạng.

     Lúc bấy giờ bà chỉ huy du kích nằm vùng ở khu Cháy. Hai ông bà cùng quê, ông và bà rất yêu nhau. Ông còn nhớ, - ông và bà học với nhau từ nhỏ, bà hơn ông một tuổi, nhưng rất yêu ông, bà chăm sóc ông lắm. Ông là con một, lại được chiều chuộng. Khi yêu bà, bà lớn hơn nên rất tâm lý, ông cũng nhũng nhẽo với bà. 

     Hồi ấy, bà là đội trưởng đội du kích, bà luôn luôn đi quan sát và nghe ngóng, ông suốt ngày đi theo bà. Trong những đêm trăng sáng, ông và bà ngồi suốt đêm ở trạm quan sát tập trung du kích để họp, bà là người trẻ nhất và son rỗi, tối đến bà cứ đòi canh gác đêm, vì bà có ông luôn ở cạnh.

     Tình yêu của ông bà thắm thiết, bà nghĩ, - “sao hồi đó mình yêu ông thế?” Lúc nào bà cũng muốn ông ở bên cạnh mình. Ông và bà lúc ấy mơ mộng làm sao! Chỉ ước gì đất nước được thống nhất, bà và ông được đi học và cùng nhau phấn đấu để sau này đỡ khổ.

     Sau những năm ấy, bà con Miền Nam đang trong cảnh bị đàn áp rất ác liệt, Mỹ Diệm kiên quyết chia cắt đất nước ta lâu dài. Nghe tiếng gọi của Tổ quốc, ông phải nhập ngũ và biệt phái vào Miền Nam. Ông chia tay bà, bà khóc và hứa chờ đợi ông, bao giờ đánh đuổi hết quân xâm lược, ông về mới xây dựng gia đình. 

     Trong những năm tháng ông biệt phái vào Miền Nam hoạt động, bà ở Miền Bắc cũng góp phần, đưa phong trào du kích càng ngày lớn mạnh. Từ đấy đã hơn chục năm ông mới được chuyển ra Bắc, ông cứ nghĩ rằng trong từng ấy năm, ông mải mê hoạt động và bị bắt, không có thời gian để liên lạc với bà. Ông nghĩ, chắc bà đã lấy chồng và có mấy con rồi, không ngờ ông về bà vẫn son sắt chờ đợi ông. 

     Quả thật ông rất khó xử, ông âm thầm giấu mọi chuyện ở trong Miền Nam, ông đã có vợ con. Sau đấy, ông quyết định lấy bà, vì bà vẫn đợi ông trở về, đúng như ông bà đã hứa. Từ đấy lòng ông cứ nặng trĩu với những hoàn cảnh mà ông gây ra. Ông tự trách mình, làm khổ cả hai người phụ nữ, và những đứa con bé dại của ông.

     Ông lấy bà hai, sinh được ba đứa con, hai trai một gái. Còn bà trong Miền Nam được một con trai, chính là Thắng bây giờ.

     Mẹ Thắng ở Miền Nam, trong những năm tháng ông ra Bắc, bà chờ đợi mãi, không thấy ông trở lại. Bà được một ông người Pháp yêu thương, bà xây dựng với ông người Pháp, rồi theo chồng về Pháp. Bà mang theo Thắng cùng sang.

     Ông xin lỗi bà. Bà đã được nghe mọi chuyện, bà tha lỗi cho ông, nhưng bà vẫn trách ông sao không nói thật cho bà biết, đến bây giờ mới nói. Bà cũng đau đớn lắm chứ, và trách ông vô cùng. Nhưng bà đã từng làm lãnh đạo, bà cũng nhanh tha thứ vì hoàn cảnh lúc đấy, ông phải làm như thế cũng phải thôi.

     Trong đầu bà cứ suy nghĩ, nhưng không hiểu sao nước mắt cứ tuôn trào, bà đồng ý coi Thắng là con. Nhưng mọi chuyện đâu có phải là dễ dàng như vậy. Các con của bà đều phản đối, cũng không nhận Thắng là anh em. Bởi vì các con của bà sợ lại thêm một miệng ăn, phải chia chát của cải, nhà cửa rồi gia đình lại gặp khó khăn hơn. Bà động viên các con phải coi Thắng là anh cả trong gia đình.

     Thắng tuy theo mẹ sang Pháp, nhưng mẹ lại có hai đứa con với ông chồng Pháp, chồng bà cũng lớn tuổi, cuộc sống của bà cũng không khá giả gì, nên Thắng cũng khó khăn.

     Trong những năm sống với bố đẻ của mình, Thắng rất thương bố và mẹ hai, các em. Bà cũng rất tốt với Thắng, nhưng hoàn cảnh rất khó khăn. Lúc ấy cả đất nước đều khó khăn như thế, không cứ gì nhà Thắng. Thắng suy nghĩ và xin phép bố quay về Pháp với mẹ để quyết định làm ăn. 

     Lúc đấy, Thắng đã trưởng thành hơn và mọi suy nghĩ đã chín chắn hơn nhiều. Thắng đi làm rồi giành dụm được một số vốn, Thắng mở công ty. Công ty của Thắng làm ăn rất tốt. 

     Thắng quay về Việt Nam chơi với bố, rồi đưa hai em sang Pháp làm ăn với Thắng. Còn Tân anh cả con bà hai đã vào quân đội. Anh quyết định ở lại trong quân đội để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tân đã lấy vợ và có hai con. Tân cứ biền biệt trong quân đội. Trong một trận chiến đấu Tân đã hy sinh. Còn vợ con anh ở lại với ông bà. Bà thương Tân lắm, may mà Tân đã đẻ cho ông bà hai đứa cháu, một trai một gái. Ông bà đã có cháu đích tôn. Bây giờ ông bà đã già rồi, vợ Tân cũng làm ở giày da Thượng Đình cùng với ông. Ông bà đã về hưu hết rồi, các cháu được ông bà chăm sóc, bù đắp tình cảm thay cho bố. 

     Từ khi em trai của Thắng hy sinh, Thắng liên tục về công ty ở Việt Nam và thăm gia đình, để động viên bố mẹ, em dâu và các cháu. Thắng làm ăn tương đối ổn định, mới nghĩ đến lấy vợ, Thắng yêu một cô gái ở Việt Nam, Thắng cưới vợ, đưa vợ sang làm ăn ở bên Pháp cùng với Thắng. Mẹ đẻ của Thắng ở bên Pháp bây giờ cũng rất buồn, người chồng của bà đã qua đời. Bà lại phải nuôi hai đứa con một mình, đó cũng là gánh nặng trên vai Thắng, lại phải đỡ mẹ, để nuôi hai em cho đến trưởng thành.

     Trong thời gian này, mẹ Thắng rất buồn và cũng nhớ bố Thắng ở Việt Nam, bà rất mừng hai bố con đã gặp được nhau, vợ hai của bố Thắng cũng rất tốt, coi Thắng như con đẻ. Bà nghĩ, bà hai cũng khổ, cả tuổi trẻ bà ấy đi hoạt động Cách mạng, chờ người yêu về thì tuổi đã ngoài 30, bà không dám trách gì bà hai, vì bà cũng biết rằng trong hoàn cảnh lúc ấy, bố của Thắng xử sự như vậy là đúng. Bà cũng không trách gì ông ấy được, bà chỉ buồn thôi, bà chỉ trách và căm thù bọn xâm lược đã gây biết bao nhiêu nỗi khổ cho Việt Nam. 

     Bà quyết định về nước rồi ra Bắc chơi với ông ấy. Bà thu xếp mọi việc ở bên Pháp, bà bảo vợ chồng Thắng, - mẹ muốn về Việt Nam chơi, các con ở đây trông nom các em ăn học và chỉ bảo dạy dỗ các em, cho các em học xong, con thu xếp cho các em việc làm.

     Vợ chồng Thắng ngạc nhiên, vì thấy mẹ căn dặn cặn kẽ. Thắng vội hỏi mẹ:

     - Sao, mẹ định đi đâu mà mẹ dặn dò kỹ thế!

     Bà nói với hai con rằng: - Mẹ muốn về Việt Nam sống. Mẹ ở đây thấy buồn lắm, nói rồi bà khóc. Mẹ cũng biết về Việt Nam sống, mẹ để gánh nặng cho vợ chồng con phải nuôi dạy các em, nhưng mẹ tin các con có đủ nghị lực.

     Thắng thấy mẹ quyết định như thế, Thắng cũng đồng ý cho mẹ về Việt Nam, dù sao mẹ về Việt Nam sống còn có anh em họ hàng, làng xóm cho nó vui, mẹ đã vất vả quá nhiều rồi. Thắng thu xếp và mua vé máy bay cho mẹ. Mẹ về Việt Nam một thời gian, bà quyết định ra Hà nội thăm bố Thắng.

     Hòa em kề anh Tân chuẩn bị lấy vợ. Hòa yêu một cô bé người Pháp, đám cưới đã diễn ra. Hôm cưới bà hai mẹ của Hòa cũng bay sang dự đám cưới của con. 

     Lần này sang Pháp bà hai cũng có ý định gặp bà cả, nhưng khi sang thì bà cả đã bay về nước, bà không gặp được. Mẹ hai ở lại chơi mấy tháng. Thắng rất tâm lý đưa mẹ đi chơi khắp mọi nơi, bà thấy các con làm ăn rất ổn định, bà mừng lắm. Bà còn một cô con gái lấy chồng nốt là xong.

     Sau khi bà cả về nước, bà ra Hà Nội chơi với ông. Thắng đã vẽ đường cho bà từ ở bên Pháp. Bà và ông gặp nhau rất vui mừng, bà cũng trách ông nhiều lắm, khi ra Bắc ông cứ hun hút không cho bà biết một tin gì cả. Ông cũng kể hết mọi chuyện về bà hai, đã son sắt chờ đợi ông từng ấy năm. “Bà thông cảm cho tôi.” Ông ôm bà khóc.

     Nghe ông nói, bà cũng rất buồn rầu, bà khóc. Bà nhìn ra ngoài sân, mưa rơi tí tách, gió mỗi lúc một to, bà thấy lành lạnh, rồi bà ôm lấy ông. Ông nói:

     - Gió mùa Đông Bắc về đấy bà ạ, bà lấy áo ấm mặc đi, Hà Nội rét và buốt lắm, không như thời tiết trong Sài Gòn đâu, bà mặc vào không lại bị ốm.  Bà mặc áo xong, bà quay lại nhìn thấy ông vẫn mạnh khỏe, các con đã trưởng thành, bà mừng lắm. Bà suy nghĩ, may lần này ra Bắc chơi không chạm mặt bà hai, bà cũng thoải mái. 

     Ông tranh thủ dẫn bà đi đó đây. Tình yêu của ông, bà trỗi dậy như hồi còn trẻ, ông tranh thủ bù đắp cho bà.

     Sau mấy tháng bà hai trở về, thì thấy ông đưa bà cả về quê. Ông cho bà đi chào họ hàng, anh em, làng xóm. Ông đưa bà đi tham quan ngoài cánh đồng, ông kể cho bà nghe ngày xưa, trên các cánh đồng này, đội du kích của bà hai hoạt động rất sôi nổi, cả một vùng chiêm trũng đã biến thành một khu du kích rất hùng hậu. 

     Hồi đấy tôi là lính của bà. Ông nói, - bà ấy đi đâu tôi cũng theo để bảo vệ. Lúc bấy giờ tôi và bà ấy rất yêu nhau, những đêm trăng sáng, nhìn cánh đồng như một dải lụa nhấp nhánh những giọt sương, lóng lánh phủ sáng cả cánh đồng. Sau những trận mưa rào trong đêm khuya, những con ếch kêu ồm ộp lanh lảnh trên cánh đồng bát ngát. Hồi ấy tôi nhát lắm, nhưng có bà ấy bên cạnh tôi rất yên tâm. Chúng tôi ngồi gác bên nhau, tôi làm thơ và hát cho bà ấy nghe, để quên đi cái sợ hãi trong đêm khuya khoắt bao trùm sương rơi mù mịt. Bà cả nghe ông kể về bà hai, bà rất kính phục, Bà nghĩ, - bà hai giỏi quá và rất có nghị lực, bà ấy đúng là người Cách mạng.

h

     Bà hai đi chơi ở Pháp về, thấy con dâu kể chuyện, bà cả ở Pháp về chơi, hôm qua bố đưa bà cả về quê rồi. Bà hai nghe thấy con nói thế, hôm sau bà cũng vội về quê. Trong lòng bà như đang trỗi dậy sự ghen tuông. Bà rất buồn và thấy đau đớn. Bà về đến quê, bà hừng hực với ông và không thèm hỏi bà cả. Bà khóc bà la um tỏi lên với ông: “Lợi

Minh họa của Dân Việt.vn

dụng lúc tôi đi vắng, rồi liên lạc với nhau, tình tứ với nhau…”

     Lúc ấy ông thực sự khó xử, ông ra động viên bà, sao bà về mà không gọi điện cho chúng tôi đi đón, bà bình tĩnh lại đi. Anh em họ hàng cũng khuyên giải bà. Bà cả thầm nghĩ, mình cũng cưới xin đàng hoàng với ông, sao lại bảo sống bí mật nhỉ? Nhưng bà cả cũng biết, lúc bấy giờ, vì hoàn cảnh, bà không ra Bắc được để về lễ các cụ, nhận họ hàng. Nên hôm nay bà cũng quỳ xuống xin lỗi bà hai tha thứ, nói với họ hàng, - lúc hai chúng tôi lấy nhau, chúng tôi cũng cưới xin đoàn hoàng, chứ không phải bí mật như bà hai nghĩ.

     Bà nghĩ, mình phải nói thế, để mọi người cùng biết, bà cũng có danh phận chứ! Cho nên bà hai có làm um, thì bà cũng không có lỗi gì hết.      

     Bà hai thấy bà cả nói thế, bà cũng biết là mình sai. Bà cũng hiểu, bà cả làm thế là đúng. Bà đã nguôi cơn giận, thấy vậy, bà vội vàng nâng bà cả lên và nói, - “Bà không có lỗi gì đâu, nếu không có bà thì ông ấy chết từ lâu rồi,” và bà tự xưng với bà cả là em. Bà nói:

     - Em và chị đều là người khổ, còn ông ấy cũng khổ tâm lắm bà ạ. Được anh em, họ hàng chấp nhận bà cả là dâu trong gia đình, hai bà hòa hợp với nhau, nên hai bà từ đấy rất yêu thương nhau. 

     Thắng từ Pháp về chi nhánh ở Việt Nam làm việc, và kết hợp việc gia đình. Ý định, xem Nam con em Tân có thi được đại học không, nếu không thì Thắng lại đưa cháu sang Pháp để học. Thắng về nhà thấy bố và hai mẹ rất đùm bọc nhau, yêu thương nhau, Thắng mừng lắm và quyết định đưa các cụ sang Pháp ở trong những năm cuối đời. 

     Nhưng các cụ không đồng ý. Các cụ thầm nghĩ cả cuộc đời này, đã đấu tranh, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập tự do cho con cháu. Bây giờ mình bỏ đi còn có ý nghĩa gì đâu. Nên quyết định ở lại sống chết với quê hương.  Thắng đành chấp nhận theo ý muốn của các cụ.

     Còn Nam, Thắng hỏi cháu đã biết kết quả thi đại học chưa, Nam nói với Thắng cháu bị thiếu điểm bác ạ. Thắng động viên cháu và bảo, - cháu không lo, bác đang làm thủ tục để đưa cháu sang Pháp học. Nam im lặng không nói, và bỏ đi. Mấy ngày sau Nam dẫn bạn gái về và giới thiệu cho cả nhà biết, Nam cả quyết trước cả nhà, Nam đã nhận được giấy đi bộ đội. Nam nói, - cháu quyết định đi nghĩa vụ quân sự, xong bao giờ cháu về lại thi đại học tiếp. Cả nhà đều xúc động trước quyết định của Nam. Ông vội ra ôm cháu và tự hào cháu của mình đã trưởng thành. 

H.H 

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây