TIẾNG CÒI TÀU

Thứ hai - 03/06/2024 18:18



           Truyện ngắn của Hồng Huyên      

         Đã chục năm, hôm nay Hồng mới trở về Việt Nam. Hồng bước lên xe tắc xi, nhìn ra cửa sổ, nàng không thể hình dung ra được, đất nước mình đã thay đổi nhiều quá! Những tòa nhà cao ốc, những con đường trải rộng thênh thang, những hàng cây thẳng tắp nở hoa đủ màu sắc rực rỡ, với ánh nắng ban mai chiếu rọi vào trông thật đẹp đẽ như những bức tranh của các họa sĩ tô vẽ. Ngày xưa chỉ còn trong ký ức. Nàng không ngờ những con đường khi Nàng bắt đầu sách va ly ra đi, bây giờ đã trở thành dĩ vãng. Nàng đang lung bung trong đầu những viễn cảnh của đất nước đổi thay. Anh tắc xi bảo nàng, về đến Hà Nội rồi, bây giờ chị về đâu, nàng nói:
- Cho em ra ga Hàng Cỏ anh ạ.
Nàng đã đến ga Hàng Cỏ trong lòng có biết bao những xúc động, khi nàng nghe thấy tiếng loa phát thanh đang phát, tàu sắp đến bến. Nàng vội kéo va li khoác túi trả tiền xe, rồi vội vã vào lấy vé.
Bước vào cửa nhà ga thì tiếng còi tàu rú lên, tàu sắp vào bến, khi nghe tiếng còi tàu, những hình ảnh trong ga gợi nhớ trong nàng biết bao những kỷ niệm, trái tim nàng vội vàng lật giở trong ký ức những kỷ niệm xưa. Ga Hàng Cỏ thay đổi nhiều quá, đẹp đẽ, với những thiết kế rất thông minh của các kỹ sư đường sắt, lối ra vào chẳng kém gì các nước bạn. Chỉ còn những đường ray và tiếng còi tàu còn nguyên vẹn. Bây giờ nàng mới rũ bỏ tây trời để tìm lại quá khứ mà nàng đã ôm ấp bao năm nay. Nàng đã đi học ở trời Tây về, nàng hy vọng, mang kiến thức về ít, nhiều cũng góp phần để xây dựng đất nước.
Nàng kéo va ly đến cửa mua vé, chị bán vé bảo, đã hết vé rồi, nàng ngồi đần mặt và suy nghĩ đợi mấy giờ sau mới đến giờ bán vé về quê nàng. Chợt có một anh đi đến hỏi, chị định về đâu, tôi có một vé về sài gòn nhưng nhà tôi có việc đột xuất, tôi ở lại để giải quyết công việc chưa đi được chuyến này. Hồng mừng quá và mua lại vé cho anh. Nàng vội vàng kéo vali đi thật nhanh, vừa lúc chị nhân viên đang chuẩn bị đóng cửa ga, nàng vội kêu cho tôi vào đã. Chị nhân viên hỏi vé, nàng đưa vé cho chị vội không cả cầm lại vé.
Xe sắp bắt đầu chuyển bánh, hai anh bảo vệ vội ra giúp chị và cũng hỏi vé, chị bảo, tôi vào muộn quá đưa cho chị nhân viên ở ngoài cửa. Nàng đang phân trần với hai anh bảo vệ thì chị xé vé cũng vừa chạy đến đưa vé cho chị, để chị còn biết lên toa nào nằm giường nào, trên xe còn kiểm tra vé. Hồng vội cảm ơn chị nhân viên, hai chú bảo vệ giúp chị tìm toa tàu và giường nằm, cất đồ cho chị.
           Hồng vừa hay ổn định chỗ, thì tiếng còi tàu rú lên bắt đầu chuyển bánh. Lúc này nàng bình tĩnh nhìn xung quanh, nàng thấy tất cả phòng đều đang nhìn về phía nàng, nhất là một anh nằm giường trên đối diện với nàng. Nàng hỏi anh, anh cũng vào Sài Gòn ạ, một thanh niên chạc gần bốn mươi tuổi mặt chữ điền, có nước da ngăm đen, có thân hình cao cân đối vội nói. Vâng, nhưng tôi còn phải xuống một chỗ ngang đường chị ạ. Hồng vội nói, chắc em già lắm anh nhỉ? Anh trung niên trả lời, không chị trẻ lắm. Hồng vội nói:
Anh gọi em là em thôi, không em buồn lắm. rồi nàng ngồi im làm cho anh lúng túng.
Con tàu rời khỏi ga Hà Nội trong buổi chiều đông lạnh. Còi tàu vang vọng, vừa rộn ràng náo nức, vừa bâng khuâng, bồn chồn. Mưa phùn bắt đầu rơi. Những hạt li ti nhảy múa vật vờ ngoài cửa sổ toa tàu, những cảnh vật trở nên mờ ảo làm nàng cảm thấy lạnh.
104a1ec4 9fc4 4343 99ce 424e238a0463 rw 1920
Ảnh minh họa: ST
Anh nhìn nàng và nói, đến ga Thường Tín rồi em ạ, có mua gì để anh mua hộ. Nàng lắc đầu rồi nàng đăm chiêu suy nghĩ. Mỗi lần đến sân ga nghe tiếng còi tàu tim nàng như lại thổn thức biết bao những hình ảnh gợi nhớ trong lòng. Nàng đang hình dung mọi quá khứ như vẽ lên một quang cảnh của một quá khứ đang hiện lên trong óc nàng. Anh trung niên nhìn nàng và hỏi, quê em ở ngoài này hay ở thành phố Hồ Chí Minh. Nàng đáp: 
- Quê em ở ngoài này anh ạ
- Anh làm việc trong Sài Gòn ạ.
- Vâng, tôi ra Bắc vừa về quê vừa đi công tác, nên tí nữa dọc đường tôi phải xuống.
Anh trung niên cũng hỏi nàng, em vào sài gòn nhận công tác ở đâu? Anh lại hỏi em học ngành giao thông à.
- Vâng ạ! Em học khoa làm hầm ạ.
Thế thì có khi em được phân về đường sắt.
- Vâng! Em cũng nghĩ thế.
Anh cười, tại sao con gái lại chọn nghề này nhỉ?
- Nghề này thì sao hả anh
Anh chưa tìm được câu trả lời thì Hồng đã nói tiếp:
Bên nước ngoài mà em sang học, con gái theo nghề này cũng không ít. Đáng lẽ em về nước từ hồi học xong đại học, nhưng nhà trường giữ em ở lại giảng dạy và cho em học lên tiến sĩ và nghiên cứu. Em đấu tranh ở lại học và nghiên cứu để lấy kiến thức thêm, bây giờ em quyết định về không giảng dạy nữa.
- Nàng nói, mắt nàng như mờ đi nhìn ra xa ngoài cửa sổ nhưng ngóng trông một ai đang chờ đợi nàng, mắt nàng ứ lệ.
Anh nhìn nàng suy nghĩ và quyết định hỏi? Chắc quyết định em về nước, anh chắc chắn em có những kỷ niệm đẹp mà em không quên được có đúng không?
- Hồng mệt quá và cũng không muốn nói gì nữa? Nàng vâng, rồi xin anh đổi chỗ và xin phép đi ngủ.
Cả phòng trùm kín chăn, đi sâu vào giấc ngủ. Tiếng bánh sắt lăn rào rào trên đường ray, lạch cạch qua các mối nối như một bản nhạc ru đều đều. Con tàu lắc lư, lắc lư. Người nàng đu đưa nhè nhẹ như được ru trên võng. Trên trần, chiếc đèn tròn tỏa xuống ánh sáng trắng đục dịu dàng.
 Còn anh thì chưa ngủ được, anh nằm suy nghĩ về người con gái đi học ở nước ngoài về. Anh cũng có cảm tình với nàng. Anh đang nằm mơ màng, thì thấy nàng ngồi dậy và khẽ đặt chân cho khỏi tiếng động. Anh quay lại nhìn thì đó là nàng, đang ra ngoài hành lang để ngắm phong cảnh đêm đông.
Anh cũng dậy đi theo nàng ra hành lang. Anh lấy áo khoác mặc và mang thêm cho nàng chiếc. Nàng nghe tiếng động quay lại nhận ra anh. Nàng hỏi:
- Anh chưa ngủ ư?
- Khó ngủ quá em ạ!
- Đây là đâu hả anh?
Anh nhìn kỹ bên ngoài. Trời tối mờ mờ, song cũng thấy bóng núi non nhấp nhô. Hồi lâu, anh nhận ra:
- Đây là vùng giáp giới Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh.
Trong chiến tranh, đi lại vùng này nhiều lần bằng đường bộ và đường sắt, nên anh rất nhớ. Ta đang ở giữa ga Khoa Trường sắt phía Nam. Lúc ấy anh đi bằng xe goòng khổ lắm chứ không như chúng ta bây giờ. Vì vậy mới có đường sắt Thống Nhất hôm nay.
Nàng nhìn anh, cái nhìn rất lạ. Nàng nói:
- Em có người bạn thân đã từng chiến đấu ở đoạn đường sắt này.
- Anh vội hỏi, anh ấy làm gì?
- Làm thợ, thợ cầu anh ạ. Đó là lúc mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của bọn Mỹ. Em đang năm cuối lớp 12. Anh ấy đang học đại học Giao Thông. Nhà chúng em ở gần nhau và kết bạn rất thân. Anh ấy là người Miền Nam, anh theo cha mẹ ra Bắc tập kết, khi ấy em mới bốn tuổi. Hồi còn nhỏ, chúng em chơi với nhau rất thân, cùng học một trường. Giôn – Xơn ném bom dữ dội, chúng em lại sơ tán về cùng một chỗ. Hôm nào các cụ của hai nhà về thăm chúng em đều có quà. Các cụ ở gần nhà nhau, lại bận việc nên chia nhau về thăm chúng em. Ba má của anh ấy là ba má của em. Năm 1972, ba má anh ý được phân công về Miền Nam công tác. Sau đó, chiến tranh trở lại. Anh xin ra trường, về làm cầu trên đoạn đường sắt phía Nam này. Hôm chúng em chia tay lần cuối, là vào một đêm trăng sáng rằm tháng tám. Chúng em đi bên nhau trong công viên Thống Nhất. Em nhớ mãi mùi hoa sữa thơm ngào ngạt, ánh trăng soi vào những cánh hoa trong đêm đọng sương long lanh trông như những vì sao lấp lánh, soi tạt vào mặt em tỏa hương thơm. Lúc đấy em vừa tốt nghiệp phổ thông và vừa thi đại học xong. Em thi vào đại học giao thông để được gần anh ấy. Nhưng lúc ấy, em được nhà trường cho đi học ở nước ngoài, em vẫn chọn ngành giao thông để sau này em về được đi làm cùng anh. Ngoài tình cảm riêng, giờ đây, đối với anh ấy, em rất biết ơn, có anh đánh giặc thì em mới có ngày hôm nay. Thư em viết cho anh ấy rất nhiều, nhưng không thấy anh trả lời, em viết về cho cả bạn bè, hỏi thăm về anh. Cuối cùng em nhận được tin anh rất đau lòng. Trong một trận giặc ném bom vào cầu, sắt gãy rơi xuống đè dập nát cả hai chân và một bàn chân bị mảnh bom bay phạt mất ngón chân, từ đấy em không nhận được tin gì về anh nữa.
Nàng nói đến đây thì không nhìn anh nữa. Nàng quay mặt ra cửa sổ, mắt ứa lệ, gió lạnh thổi hun hút, làm cho khăn quàng cổ của nàng bay phần phật. Tiếng bánh sắt kêu rền rĩ.
Anh nghe câu chuyện của nàng vừa kể, anh chợt nghĩ không biết có phải là Tuấn không nhỉ? Anh vội hỏi nàng:
- Anh ấy tên gì em nhỉ?
Linh tính trong đầu nàng chắc anh có biết anh ấy, nàng vội nói:
- Anh ấy là Tuấn anh ạ. 
Anh hỏi lại nàng, có phải anh Phạm Đức Tuấn không em!        
- Đúng rồi anh ạ. Nàng vui sướng và hỏi dồn anh! Anh ấy còn sống hay…
Anh nhìn nàng và nói, anh ấy vẫn còn sống và tôi đang chuẩn bị đến chỗ anh ấy để công tác. Nàng mừng quá và nói, cho em đến chỗ anh ấy với nhé!
- Anh gật đầu, nhưng anh bảo, em ở nước ngoài về làm sao em chịu đựng đi bộ 12 cây số được, đường gập ghềnh khó đi lắm. Nàng vội nói, em đi được anh ạ.
Anh bảo, đến cầu Cun rồi em ạ? Nhưng không sao anh lại không nói được nữa? Nàng quay phắt lại, cầm tay anh và nói:
- Chắc ở cầu Cun này có nhiều chuyện về quá khứ có đúng không anh? Anh gật đầu, rồi im lặng một lúc anh nói:
- Anh Tuấn bị thương ở cầu Cun. Lúc đó, anh có mặt ở đây, hay nói đúng hơn, anh có mặt sau khi anh Tuấn bị thương nhưng đang nằm trên cầu. Nàng kêu, trời! Rồi nàng không đứng vững nữa, bíu chặt vào anh. Anh cúi nhặt chiếc áo, khoác lên vai cho nàng và dìu nàng đi:
- Ở đây gió lạnh lắm, ta đến toa ăn kiếm một cốc cà phê sữa cho ấm đi em.
Chúng tôi đến toa ăn vẫn còn sáng, cô nhân viên bán hàng đang ngồi đọc sách sau quầy rượu. Anh mua hai cốc cà phê sữa, vài bánh moka, gói thuốc lá du lịch, chúng tôi ngồi trước chiếc bàn nhỏ bọc phoóc - Mi - ca bóng nhoáng sát cửa sổ, nàng đưa cốc sữa lên môi. Đôi môi son của nàng hơi run run, nàng hớp từng ngụm nhỏ. Anh ngồi hút thuốc lá, lặng lẽ quan sát gương mặt nàng. Lúc này anh mới hỏi tên nàng, em tên gì? Suốt từ Hà Nội vào đây chúng mình chưa biết tên nhau, nàng dạ:
- Em là Hồng anh ạ, còn anh tên gì?
- Anh là Dũng, em à!
Rồi anh cầm ly cà phê uống một ngụm nhỏ, anh mới kể một kỷ niệm trong chiến tranh.
Hồng có biết không, Dũng đi công tác ở cầu Hàm Rồng. Bỗng nghe tin giặc đánh sập cầu Cun, sắt gãy đè lên chân một anh thợ. Anh là kỹ sư duy nhất của đội. Cầu Cun yêu cầu Hàm Rồng chi viện gấp để cứu anh, Hàm Rồng liền cử ngay mấy thợ hàn thật giỏi, mang theo cả máy và mỏ xì để cắt sắt (vì cầu Cun không có thợ cắt sắt và máy này). Máy móc được đặt lên một chiếc goòng nhỏ và những anh thợ đẩy chiếc goòng ấy chạy ào ào về phía cầu Cun, đi cứu bạn. Dũng theo đội cấp cứu ấy, như Dũng được phân công. Đến cầu Cun trước để báo tin cho anh em ở đấy yên lòng. Chúng tôi quyết định cứu cho được anh kỹ sư ấy với hai chân còn nguyên vẹn, và một bàn chân thì mảnh bom đã phạt hết ngón! Vâng hai chân còn nguyên vẹn! bởi vì một anh thợ cầu, một kỹ sư anh hùng, dũng cảm trong chiến tranh như vậy thì đó là vốn rất quý cho con đường sắt Thống Nhất sau này.
Lúc đấy Dũng đạp xe một đoạn nhưng sau không đi được, Dũng gửi xe và chạy bộ gần ba chục cây số giữa hai cầu. Dũng chạy trên tà vẹt của đường sắt cho đến cầu Cun. Gần đến nơi Dũng thấy một toán người lố nhố ở cầu. Đúng lúc đó, có tiếng máy bay địch. Dũng dừng lại, tìm chỗ nấp. Tốp máy bay từ cao lượn vòng lại, bay thấp xuồng, rất thấp. Súng bắn liên hồi, rồi lại tiếp tục gội bom.
Tan trận đánh, tôi đến nơi thì chiếc cầu đổ sập. Giữa đống sắt gãy rách, cong queo, có một người. Anh còn trẻ, mặc quần áo bảo hộ lao động của người thợ cầu, nhưng đầu lại đội mũ sắt. Anh ngồi trên một thanh cầu gãy, người ngã ra, tựa một thanh xiên. Trong cái sắt rơi ấy, có hai thanh lớn đè ngang hai ống chân anh, bàn chân đang chảy máu. Dũng thấy cảnh ấy, bất chợt nghiến răng, nhăn mặt lại, nhưng nhìn kỹ thấy gương mặt anh vẫn tỉnh táo. Dũng vội kêu lên, nhiều người khác chạy ra và cô gái cứu thương đeo chữ thập đỏ bò ra cầu, đến bên cạnh lấy khăn ướt lau mặt cho anh và băng bó bàn chân cho anh, đưa chai sữa trắng cho uống. Cùng lúc ấy anh bác sĩ ở bệnh viện tỉnh cũng đến, đang bàn bạc với anh đội trưởng, thì anh bị thương nói rất to.
- Đề nghị bác sĩ cưa hai chân tôi, rồi mang tôi đi. Để tôi ở đây, anh em ra thăm nguy hiểm lắm. Bác sĩ nói:
 - Chân anh còn cứu được chúng tôi tìm cách để giữ được chân anh.
- Anh bị thương im lặng và ngoan ngoãn uống hết sữa, rồi bình tĩnh nói:
- Vậy thì các anh cứ để tôi ở đây, tôi chịu đựng được, các anh rút ngay đi.
Tôi chạy đến báo cáo tình hình cho anh đội trưởng biết. Nghe xong, anh kêu lên:
- Anh em Hàm Rồng sắp mang may cắt sắt đến! đôi chân cậu vẫn còn nguyên vẹn, anh có biết không? Anh Thanh vừa đến báo cho tôi biết trước đây. Dũng rất sung sướng vì đã mang đến luồng gió mát cho tình hình đang đến lúc căng thẳng giữa vùng cầu nóng bỏng, Tôi bò ra bên cạnh Tuấn, nắm lấy bàn tay anh siết chặt với cặp mắt thông minh của Tuấn sáng bừng trên khuôn mặt điềm tĩnh.
Tuấn đã được cứu, đưa anh vào bệnh viện tỉnh. Từ đó đến nay anh không được gặp. Nhưng trong sổ tay của anh, tên anh nằm riêng một trang. Anh theo dõi anh Tuấn, ghi tin tức anh vào đấy mỗi khi biết được. Anh biết bệnh viện Thanh Hóa đã cứu anh đôi chân còn nguyên vẹn, chỉ có một bàn chân mất mấy ngón, nhưng vẫn đi lại bình thường. Năm 1973, anh ở nhà ăn dưỡng của Tổng cục đường sắt tại Quảng Ninh. ở đó anh tập đi. Cũng ở đó, anh học hàm thụ và thi xong đại học giao thông. Luận án tốt nghiệp rút ra từ thực tế của những ngày đánh Mỹ.
Hồng ngắt lời anh, anh có biết anh Tuấn giờ ở đâu không?
- Có, Dũng vừa mới biết cách đây mấy hôm thôi. Hồng nói:
- Sao bây giờ anh mới nói?
Tuấn bây giờ đang nghiên cứu một chuyên đề quan trọng trên đường sắt Thống Nhất này. Ban chiều anh đã nói sẽ xuống một nơi dọc đường để công tác chính là đến chỗ Tuấn đó.
Hồng vội nắm tay Dũng, cho em đi với nhé! Vất vả lắm. Đến ga thì phải xuống đi bộ gần 12 cây số lúc trước anh đã nói rồi.
- Hồng vội nói, em đi được anh ạ!
- Vất vả lắm làm sao em đi được. Dũng cảm thấy ái ngại Hồng ở nước ngoài về, mà đến chỗ Tuấn sinh hoạt như thế nào?
Hồng nói mãi, Dũng đồng ý cho Hồng đi, Tôi sẽ thu xếp với xã trưởng, đưa hành lý của em vào Sài Gòn trước.
- Vậy thì may cho em quá! Anh cười, em thật là liều lĩnh!
Hồng thấy yên tâm được theo Dũng vào gặp Tuấn, nhưng Hồng vẫn thấy mông lung nhìn ra cửa toa tàu. Mắt đăm đăm lo lắng. Hồng nhìn thẳng vào Dũng hỏi?
- Theo anh thì vì sao anh Tuấn chẳng trả lời những bức thư của em?
Một câu hỏi đột ngột, anh chưa biết đáp như thế nào? Chỉ biết ngồi rít hết điếu thuốc khác và ngắm mãi làn khói vô hình, bay lên, tỏa ra trong không gian. Hồng kiên nhẫn chờ câu trả lời của Dũng. Lúc này Dũng hỏi thẳng Hồng:
Em yêu Tuấn thực sự có đúng không, và em đang sợ Tuấn không còn yêu em nữa? Vì thế Tuấn không trả lời em? Thật sự điều này cũng khó thật. Theo như anh, vì công việc bận, vì Tuấn cũng sợ em sang tây trời gặp được nhiều khác hơn Tuấn, cho nên Tuấn cần phải im lặng. Đấy là phán đoán của anh thôi nhé!
Tàu đến ga vào buổi sáng, khi chỉ còn cách Sài Gòn bảy trăm cây số. Sau khi con tàu hú còi chạy tiếp phía Nam, chúng tôi cũng lên đường đi về hướng đó. Đi trên tà vẹt vất vả. Bước một thanh thì ngắn, bước hai thanh thì dài quá. Dũng nhìn đôi giày cao gót của Hồng hoàn toàn không thích hợp cho cuộc đi này. Dũng thầm nghĩ, “đúng là tình yêu” các cụ bảo: “Mấy sông em cũng lội, mấy đèo em cũng qua.”
Đến khu rừng, Dũng chỉ cho Hồng, em xem những hoa chuối rừng đỏ rực như lửa, thấp thoáng sau màu xanh của mấy bụi cây, đẹp không em.
Hồng liếc nhìn, đôi mắt nàng long lanh cảnh đẹp thiên nhiên khi còn ở trên tàu Thống Nhất. Càng đi vào đây nàng càng thấy đẹp, quên hết cả mệt nhọc, với đường xá xa xôi vất vả.
Dũng kêu lên, sắp đến nơi rồi cố lên em nhé!
Quả thật, Trước mặt tôi hiện ra thấp thoáng một mái nhà tranh. Đó là một ngôi nhà nhỏ xinh xắn khá chắc chắn. Dũng đẩy cửa bước vào. Nhà vắng vẻ, có ba giường gỗ, có hai tủ được khóa cẩn thận. góc kia là bếp xoong nồi bỏ chỏng chơ bên cạnh thùng nước. Dũng bảo Hồng ngồi nghỉ để Dũng đi gọi các anh em.
Dũng đi vòng đường sắt, vừa đi vừa cất tiếng hú. Từ dưới đoạn đường dưới kia, khuất chân núi, có tiếng đáp lại. Tôi mừng quá, bắt tay lên mồm làm loa, gọi to:
Tuấn ơi! Có tiếng vọng lại, ai đấy.
Tuấn đi nhanh về phía Dũng, Dũng nói, Tuấn có khách, Tuấn vội chạy đến gần Dũng hai người ôm nhau. Dũng tự giới thiệu tôi là Dũng về anh công tác mấy hôm. Rồi Dũng kể sơ qua về quá khứ, hai người nhận ra nhau. Dũng nói, Tuấn có khách nữa, người ấy rất quan trọng với Tuấn. Tuấn hồi hộp không biết là ai, Dũng không nói rõ để bất ngờ cho Tuấn.
Hồng ra ngoài cửa, chờ đợi Dũng đi gọi mọi người về. Hồng nhìn thấp thoáng có hai người đang đi về phía Hồng. Nàng đã nhận ngay ra Tuấn, nàng vội gọi to:
Anh Tuấn ơi:
Tuấn bước nhanh hơn, vượt qua chỗ tôi đi trước. Anh nhận ngay ra Hồng, anh chạy nhanh đến chỗ Hồng hai người gặp nhau giữa đường sắt, đứng sững trên thanh tà vẹt của đường ray. Hồng kêu lên một tiếng khẽ, và đưa tay ra bắt tay anh. Hai người ôm nhau như không biết có ai bên cạnh nữa!
Dũng vội bỏ đi, ra ngoài hái những hoa rừng mang vào lọ cắm, hái một ít rau rừng để chuẩn bị nấu cơm, để cho hai người có cơ hội trò chuyện.
Tuấn vui mừng gặp lại Hồng, anh xúc động, đôi mắt dưng dưng nước mắt, Hồng thì mừng thực sự, nàng gục đầu vào ngực anh nàng khóc. Hai người cứ đứng cho đến lúc có anh bạn cùng phòng Tuấn đi về mới thôi.
Tối hôm ấy, Tuấn bảo bạn trong phòng đạp xe ra thị xã mua gà và một số đồ ăn cho tươm tất, và một ít cho vào tủ lạnh để ăn dần. bữa cơm tối hôm nay Tuấn cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Cơm nước xong Tuấn và Hồng hai người rủ nhau ra ngoài triền đồi ngắm trăng. Hồng nói:
Trăng đẹp quá anh ạ! Ngồi bên nhau Hồng ngả người Vào Tuấn nàng nói và trêu Tuấn:
 Cho em tựa người vào anh một tí nhé! Bây giờ em mới thấm mệt anh ạ! Lúc đi cùng với anh Dũng, phong cảnh đẹp quá, nên em cứ mải ngắm quên cả mệt, bây giờ mới thấm anh ạ. Nàng lại hỏi anh:
Em làm thế này có ảnh hưởng gì không? Tuấn nói, sao lại ảnh hưởng Tuấn ôm Hồng, xoa lưng cho nàng đỡ mỏi. Nàng nói:
Em sợ vợ anh hay người yêu anh mà nhìn thấy giết em thì sao?
Tuấn nói, anh không có vợ và cũng không có cả người yêu. Người anh yêu đi xa, anh ở nhà mải công việc, có thời gian đâu mà nhìn đến cô gái khác. Nhiều lúc anh buồn nhớ nàng, anh cũng sợ nàng ý quên anh rồi, nàng đang hạnh phúc với người khác. Hồng Biết là anh nói nàng, nhưng Hồng vẫn hỏi?
Nàng ý là ai, Tuấn không nói gì và lúc sau, Anh cúi xuống nhìn nàng rất lâu. Tuấn không thể nói ra mồm được nữa, anh ôm đầu nàng vào ngực rồi hôn lên đôi môi mộng đỏ say đắm. Tình yêu của hai người đằm thắm, họ yêu nhau như chưa yêu bao giờ. Lúc này trăng đã đi dần gần đến khe núi, ánh trăng đã nhạt dần, nàng cảm thấy lạnh. Nàng bảo Tuấn, về đi anh, khuya quá rồi. Rồi nàng nói, - em không bao giờ xa anh nữa? Em luôn ở cạnh bên anh. Nàng lại nói, em sang bên tây trời, em vẫn học cùng ngành với anh, bây giờ anh cho em ở đây để gần anh nhé! Chúng mình cùng nhau nghiên cứu!
Tuấn hỏi nàng, chắc từng ấy năm, em đã học xong tiến sĩ rồi nhỉ?
Nàng vâng, và nói, em vẫn ở đây với anh giúp anh cùng công việc. Tuấn nói:
Không em ạ, ở đây khổ lắm, con gái không ở đây được, với lại anh nghiên cứu xong công trình của anh rồi anh sẽ về với em. Nàng nghĩ bao nhiêu năm xa anh, bây giờ nàng không muốn xa anh ngày nào nữa! Nhưng Tuấn nhất định không cho nàng ở đây, chỉ bảo nàng ở đây chơi mấy hôm rồi đưa nàng vào Sài Gòn nhận công tác. Nàng không nói nữa và bảo anh đi về không muộn quá rồi.
Sáng hôm sau ngủ dậy, Dũng và Tuấn bàn công việc và các thiết kế nghiên cứu của cục đường sắt. Hai người tranh luận rất gay gắt, Hồng thấy vậy cũng cùng ra xem.
Mọi việc Dũng về công tác, Dũng đã làm việc xong với Tuấn, hôm nay anh xin phép Tuấn về Sài Gòn, Tuấn vội nói với Dũng:
Tuấn nhờ Dũng đưa Hồng cùng về Sài Gòn nhận công tác với, Hồng xin ở lại với Tuấn nhưng anh không nghe, Tuấn nghĩ ở đây không thích hợp với nàng, gần nàng anh không tập trung vào công việc được. Anh quyết định không cho nàng ở đây. Tuấn vội gọi Dũng vào nói nhỏ, giải thích cho Dũng giúp đỡ. Dũng đành ra thuyết phục cùng Tuấn. Nàng đành nghe, nàng nói:
- Em sẽ đợi anh, anh nghiên cứu khẩn trương có gì trục trặc anh gửi về cho em cùng nghiên cứu anh nhé!
Nàng ra đi cùng với Dũng, trong lòng buồn vui lẫn lộn. buồn vì nàng lại phải xa Tuấn, nàng mừng vì đã gặp được anh, anh vẫn chờ đợi nàng. Nàng đưa tay vẫy chào anh.
Thật sự trong lòng anh cũng buồn lắm, bây giờ lại vẫn phải xa nàng, nhưng trong lòng anh công việc vẫn bừa bộn, anh vẫn phải nghiên cứu và làm việc cho ổn định công trình của anh. Anh mong con đường sắt Việt Nam cũng ngang tầm thế giới. Tiếng còi tàu luôn luôn âm vang trong trái tim mọi người Việt.
H.H.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây