Vài suy nghĩ về “Đường sách Sài Gòn”
Dạo này, tôi đang bận viết báo, suốt ngày ngồi trước bản phím, cắm đầu vào sách vở...nhưng vẫn chưa đâu vào đâu. Không biết do chịu ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, oi bức của Sài Gòn hay sao, tôi đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng, chẳng có tâm trạng viết bài. Trong lòng có một ý tưởng nảy sinh “không viết được thì thôi, làm khó bản thân mình làm chi, tới đường sách Sài Gòn sẽ tìm lại bình yên trong lòng đấy...”
Tuân theo tiếng lòng, tôi đến với “đường sách Sài Gòn”. Đường sách này kế bên Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh, là một con đường nhỏ, hai bên cây cối um tùm, dài khoảng 150m. Đường sách này có nhiều tên gọi khác, trên bảng biểu có ghi “Đường sách thành phố Hồ Chí Minh”, con đường này ở đường Nguyễn Văn Bình nên còn gọi là “Đường sách Nguyễn Văn Bình”. Nhưng tôi thích gọi là “Đường sách Sài Gòn”, nghe có một chút lãng mạn, một chút ngọt ngào, một chút bình yên...hai bên cây cối um tùm, xanh ngắt, bóng cây chê phủ, giảm bớt nắng oi của mùa khô Sài Gòn.
Gió thổi nhẹ nhẹ, đi dạo trên đường sách Sài Gòn, tôi như lạc trôi vào một thế giới khác. Thế giới này có sách vở, cây cối, hoa tươi...dường như tôi đang dạo bước trên con đường Paris lãng mạn. Ngẩng đầu nhớ đến một câu thơ Trung Quốc “活不止是眼前的苟生且 还有诗和远方“(tạm dịch Life is more than just what you see before your eyes, there should be poetry and the far afield - Sống không chỉ là hít thở tồn tại, còn có thơ ca và những miền xa). Như câu thơ này, cuộc sống của chúng ta không chỉ còn những thứ trước mắt (tiền bạc, danh lợi...) còn có thi ca và nơi xa xôi. Với tôi, đi một nơi xa xôi, chẳng hẳn như Paris lãng mạn cũng cần phụ thuộc vào những điều trước mắt, tiền bạc, công việc...Dù sao vé khứ hồi cũng đắt lắm.
Nhưng tôi luôn nghĩ nhiều lúc chúng ta không cần đi một nơi xa xôi mới có thể tìm được bình yên, cầm một cuốn sách trong tay, thưởng thức bữa tiệc ngôn từ của người đã từng tới, ngắm những cảnh của người đã từng xem, suy nghĩ những câu chuyện của tác giả. Chúng ta cũng là mượn vé khứ hồi của tác giả, cũng tới Paris trong lòng rồi nhỉ. Đầu đường sách có một hiệu sách chuyên bán sách cũ. Hiệu sách này cũng chỉ khoảng 5 mét vuông, chủ hiệu sách là một ông già đeo kính, có nụ cười rạng rỡ, nếp nhăn đã đầy khuôn mặt...nhưng ông già có một giọng nói rất có lực: “Con muốn tìm sách gì? Chú tìm cho...” Tôi mỉm cười nói “Con chào chú ạ, không biết bên chú có bán “Kim Vân Kiều Truyện” không ạ ?” Chú cười trả lời “Con muốn tìm bảng nào? Năm xuất bản là năm nào?...”
Tôi vẫn chưa kịp trả lời, chú đã bắt đầu tìm sách trên gác sách...tuy các giá sách cũ sắp xếp không được đẹp đẽ bằng những hiệu sách bên cạnh, cũng không theo thứ tự nhất định nhưng hiệu sách này vẫn có phong vị thật riêng. Tuy là sách cũ nhưng mỗi quyển sách đều được bảo quản rất tốt. Thuận tay mở ra một trang sách, trong đó có thể thấy nhiều ghi chú của chủ nhân cuốn sách ngày xưa. Không biết chủ nhân cuốn sách ghi nhớ những dòng văn này dưới tâm trạng như thế nào nhỉ? Một ông già, một hiệu sách, một con đường sách...mùi thơm sách cũ, bóng cây um tùm, gió chiều man mát, hoàng hôn xạ tiết...Tôi đang ở phương xa hay ở Sài Gòn, tôi đã không biết nữa. Tôi chỉ biết tôi không cô đơn, tôi có nơi về...
Mỗi khi đi xa, mẹ tôi cũng dặn hãy để một hai quyển sách trong ba lô của con. Trên con đường đi, lúc chán con có thể đọc sách cho đỡ chán, lúc lạc trôi không biết hướng đi, sách sẽ chỉ đường cho con, con sẽ luôn có nơi để về.
Ngày xưa tôi có đọc một câu “Nếu một thành phố không có hiệu sách là không có linh hồn”. “Đường sách Sài Gòn” nằm ở vị trí trung tâm quận 1 ở thành phố Hồ Chí Minh, đương nhiên có thể nói con đường này là trái tim và linh hồn của Sài Thành rồi nhỉ?. “Sống không chỉ là hít thở tồn tại, còn có thơ ca và những miền xa”. Khi lạc trôi trong dòng thời gian và cõi trần gian này, bạn hãy thử cầm một quyển sách lên và đọc thử, tuy không biết phương xa ở đâu, nhưng quyển sách này sẽ chỉ cho mọi người nơi để về.
Khóc đến, cười đi - nhìn từ bầu không khí tang lễ của người miền Nam Việt Nam
Sáng sớm, khoảng 5 giờ, mộ dòng âm thanh nhạc kèn vui tươi trữ tình đánh thức cơn mơ của tôi. Trong lòng tôi có hơi tức giận “Trời ơi, mới sáng sớm mà nhà nào đã mở nhạc to thế...không cho người ta ngủ hay sao?” Thôi, đứng dậy, để quan sát tình hình hàng xóm, tôi đứng đánh răng ở ban công nhỏ bé của tôi. Thấy nhóm người đang tụ tập, vài người thổi kèn, vài người đứng ở bên cạnh, vài người ngồi tám chuyện...Đúng là Việt Nam, chỗ nào cũng đông vui, tràn đầy sức sống, sáng sớm đã bắt đầu mở party, ăn nhậu rồi hả?
Đánh răng, rửa mặt, trang điểm xong. Vừa nghe nhạc kèn vừa ăn sáng, tôi cũng đỡ giận, vui vẻ bắt đầu đi làm. Đến văn phòng, tôi bắt đầu kể chuyện cho chị người đồng nghiệp “Chị ơi, sáng sớm hàng xóm nhà em thổi kèn, sắp tổ chức lễ hội gì? Đông vui lắm...” Chị động nghiệp “Ủa, nhạc kèn hả, có lẽ là đang có đám ma em ạ...” Đôi mắt tôi mở to lên “Đám ma hả...chắc không phải đâu chị ạ, em thấy bầu không khí sôi nổi như ăn nhậu, không buồn, không khóc, không u sầu, vui nhộn, năng động, sôi nổi cơ mà...” Chị mỉm cười nói “Lúc về em thử hỏi hàng xóm nhà em xem...đám tang của người miền Nam Việt Nam khác với những vùng miền khác nhé, cứ đi khám phá đi...”
Tối về, tôi chưa đi tới nhà đã nghe thấy nhạc kèn. Tính tò mò của tôi bắt đầu gây chuyện “Đi hỏi chú hàng xóm ngồi trên đu quay kia...xem cái gì đang diễn ra” Tuân theo tiếng nói từ đáy lòng, tôi mon men: “Chú ơi, nhà bên kia đang tổ chức lễ hội hả? Thổi kèn to vãi chưởng luôn...” Chú ôm con chó đang sủa inh ỏi, mỉm cười nói “Người ta đang đám ma, nhạc kèn, múa vui cho người chết, để làm cho bầu không khí đám ma đỡ căng thẳng, buồn bã...em ạ.” Đôi mắt tôi mở tỏ, ngạc nhiên hỏi tiếp “Ủa, chú nói có thật không? Sao đám ma như ăn nhậu luôn. Kỳ lạ thế...”
Chào chú xong, tôi về đến nhà, nghĩ đi nghĩ lại “Sao bầu không khí tang lễ của con người miền Nam có thể giống như ăn nhậu được nhỉ? Người đến tham dự đám tang cũng vô tư, thoải mái. Kỳ ơi là kỳ...” Gọi điện cho ba mẹ chia sẻ sự khám phá mới này. “Ba mẹ ơi, đám ma ở miền Nam Việt Nam thú vị thật, có người thổi kèn, mở nhạc to, tám chuyện như party luôn, con cũng muốn tham gia...Nhưng con không hiểu vì sao bầu không khí tang lễ có thể vui nhộn như vậy. Người chết đã không còn, mọi người phải buồn khóc chứ.” Mẹ cười nói “Người chết không có nghĩa là hết. Người chết biến thành đám mây, nước mưa...còn nối tiếp bằng một hình diện khác. Khóc đến, cười đi, hay lắm...” Tôi thắc mắc hỏi “Con không hiểu câu nói của mẹ lắm...” Mẹ mỉm cười nói “ Con thông minh, sau ngày sẽ tự biết thôi, mẹ đi xèo bắp cải nhé...”
Ba kể cho con nghe “Khi con sinh ra, con ngoan ngoãn không khóc. Ba mẹ sợ lắm. Cuối cùng các cô y tế đánh con một cái, con khóc tutu. Bác sĩ cười nói “ Yên tâm đi, khỏe, khỏe lắm...một cuộc hành trình tu hành khó khăn sắp bắt đầu, phải khóc chứ, có sức khóc sẽ có năng lực sống...” Ba mỉm cười nói “Lúc sinh ra phải khóc, cuộc hành trình tu hành dài lắm, con sẽ gặp biết bao khó khăn, sóng gió mới nên người...”
Mẹ đi ra phòng bếp “Con ăn cơm chưa? Ba mẹ chuẩn bị ăn cơm đấy...” Mẹ cười nói “Kết thúc một ngày làm việc vất vả rồi, con kiếm gì ngon ăn đi...Kết thúc một hành trình tu hành vất vả, lúc bắt đầu hành trình đã khóc, trong quá trình tu hành cũng khóc nhiều rồi, vất vả biết bao mới đến trạm cuối phải cười chứ? Trạm cuối cũng chỉ là một điểm khởi phát thôi con ạ...” Ba nhẹ nhàng nói “Con đi ăn cơm đi, ba tắt máy nhé...”
Nghe kể chuyện của ba mẹ xong. Tôi cũng không để ý nhạc kèn bên ngoài nữa. Tôi bắt đầu nấu ăn, ăn cơm xong, đọc sách, chuẩn bị đi ngủ thôi. Nằm trên giường, nghe nhạc kèn trữ tình, còn có thể nghe thấy tiếng hát của một chú. Có khi có thể nghe thấy vài câu “Hay quá, hay quá, một trăm ngàn, hai trăm ngàn...” Mọi người đang chơi cờ bạc hả? Vì nhà tôi đang ở cách đó 20 mét thôi. Nhạc kèn, tiếng hát, tiếng ổn làm cho tôi cảm thấy đang ngủ trong một party. “Khóc đến, cười đi...chết không phải là hết mà còn nối tiếp bằng một hình diện khác...” Nghĩ đến đây, tang lễ của người miền Nam Việt Nam cũng hay, thú vị, vui tươi, nhộn nhịp đúng như tính cách của con người miền nam Việt nam. Nhạc kèn, tiếng hát, hay, hay, một trăm, hai trăm...đám mây, nước mưa vào cơn mơ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn