GIẤC MƠ ĐÊM BÌNH ĐỊNH

Thứ ba - 17/05/2022 05:47
GIẤC MƠ ĐÊM BÌNH ĐỊNH
Nhật Hồng
 
GIẤC MƠ ĐÊM BÌNH ĐỊNH
 
   Mái chèo đẩy chiếc thuyền nhẹ nhàng lướt tới, vài con sóng lách cách đập vào mạn tạo nên âm thanh khoan nhặt vui tai. Bỗng người chèo thuyền hỏi: “ Thưa tiên sinh định đi đâu?”. Tôi dần dừ chưa trả lời vì chưa biết mục đích mình đi đâu, làm gì, sẵn đêm trăng thanh gió mát nên thuê thuyền rong chơi cho khuây khỏa. Nên hỏi người chèo thuyề
-Đây là đâu?
-Tiên sinh quên hả, lúc tiên sinh sinh xuống thuyền là bến giao thương mua bán trầu của tiên đế lúc còn hàn vi. Tôi giật mình:
-Vậy đây là đâu?
- Là Há Giao đoạn giữa của sông Côn, nhánh sông chảy qua An Nhơn.
Tôi chợt nhớ ra: Sông Côn bắt nguồn từ xã An Toàn, huyện An Lão chảy về Bắc Nam họp lưu với sông Say ở rìa Bắc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đây mà! Thấy tôi đang ngẫm nghĩ, người chèo thuyền nói:
 
-Sông Côn còn gọi là sông Kone, là con sông lớn nhất ở Bình Định dài 171 km, lưu vực sông có diện tích 2980 km2 nằm trên các huyện: Gia Lai, An Lão, Vĩnh thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước Bình Định, sông bắt nguồn từ các con suối núi Ngọc Roo ở độ cao 925 m.
 
Tôi không ngờ người chèo thuyền lại biết rành địa danh như thế, nên có phần kính trọng. Hỏi:
-Anh tên gì, cho tôi xưng hô cho dễ!
-Tôi tên Hạ Phàm trước làm nghề đốn củi, thấy sức khỏe kém nên sang nghề đưa đò trên sông này!
-Anh chắc là dân sinh sống ở vùng này lâu đời?
-Vâng! Thưa tiên sinh, hạ dân là người ở đây đã ba đời.
-Đã lâu như vậy chắc am hiểu nhiều chuyện xưa nay ở vùng địa linh nhân kiệt này?
-Phải nói là  địa linh tam kiệt. Ông nội tôi kể: Hoàng Đế Nguyễn Nhạc khi trẻ còn là một thương nhân đi bán trầu trên sông Côn này!
Tôi tâm sự:
- Không nói giấu gì với đại huynh tôi là khách nhàn du rày đây mai đó, hôm qua có dịp may mắn được hạnh ngộ viếng bảo tàng Hoàng đế Nguyễn Nhạc và bàn thờ Nguyễn Huệ trên núi Ấn Thiên, chiều về lòng bàng hoàng không ngủ được nên xuống bến gặp đại huynh đó, đi mà không biết đi đâu, chỉ mong thư thả trong lòng đôi chút.
Anh chèo thuyền nói:
-Ô hô! Gặp tiên sinh có ý nhàn du vùng đất Tây Sơn này, hạ dân vô cùng cảm kích. Có một chuyện từ lâu tôi giữ trong lòng mà không có dịp tỏ bày cùng ai. Nay gặp tiên sinh tìm về cội nguồn tôi qúy lắm thay! Ông tôi kể, ngày xưa Ông Nguyễn Phi Phúc họ Hồ quê quán huyện Hưng Yên, Nghệ An, sau đổi thành họ Nguyễn thân sinh của hoàng đế cũng là người thương buôn chuyên bán trầu, có 8 người con, 5 gái, 3 trai là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Lớn lên Nguyễn Nhạc cũng đi buôn trầu lên hạ đạo, xuống hạ đạo qui tụ anh hùng hào kiệt, lấy đức, lây nhân, lấy tín, lấy nghĩa đối đãi với anh em nên không bao lâu đã qui tụ được số đồng hảo hán. Năm 1771 phất cờ nổi dậy ủng hộ Vương tôn Dương, khi lâm trận quân ông lá ó ầm ỉ, nên có câu “ Bình triều là binh quốc phó. Binh ó là binh hoàng tôn”. Năm 1773 Nguyễn Nhạc đánh ấp Kiến Thành, rồi chia các tướng coi giữa. Chủ trại nhất là Nguyễn Nhạc giữ 2 huyện Phù Ly và Bồng Sơn. Chủ trại nhì Nguyễn Thung giữ huyện Tuy Viễn. Chủ trại 3 Huyền Khê coi việc hậu cần. Sau đó đánh thành Qui Nhơn, trọng trấn của Đàn trong xưa là kinh đô Đồ bàn. Trận đánh này Nguyễn Nhạc dùng mưu kế liều lĩnh và táo bạo, ông tự trói mình nhốt vào củi cho quân lính khiêng đến cửa thành Qui Nhơn, quân nói với Nguyễn Khắc Tuyên rằng: Bọn tôi đã bắt được phản tặc, nay đem giao nộp cho tướng công để xin được lãnh thưởng”. Nguyễn Khắc Tuyên tin mở cổng thành cho khiêng Nguyễn Nhạc vào. Khi vừa tới phủ đường, quân Nguyễn Nhạc tháo củi cùng binh lính nổi dậy, phối hợp với quân ngoài tấn công vô, thành Qui Nhơn thất thủ, Nguyễn Khắc Tuyên bỏ ấn tín và vợ con chạy thoát thân.
Từ Qui Nhơn Nguyễn Nhạc tiến đánh Quảng Ngãi sau đó đánh vô Phú Yên, năm 1773 đánh Diên Khánh, Bình Khang, Bình Thuận, quân Tây Sơn đánh thắng như chẻ tre. Chỉ trong vòng 3 năm đã chiếm cứ một vùng đất rộng lớn. Quân Chúa Nguyễn phải rút vào Nam.
 
          Tôi nghe qua, buột miệng nói: “Đúng là tam kiệt, anh hùng áo vải Tây Sơn”.
Hạ Phàm nói thêm:
-Nói đến công lao lịch sử vô nhị  thì phải kể đến một nhân vật ẩn mình là người thầy tên Trương Văn Hiến, người dạy chữ nghĩa, dạy binh đao kiếm pháp cho ba anh em Tây Sơn. Điều đáng nói là dạy đao kiếm, quyền cước là chuyện bình thường, nhiều người có thể dạy được. Nhưng dạy mưu lược, thời cơ tấn công, thủ thành trên mọi địa hình phức tạp, thì có thể nói chỉ có một không hai phải là bậc thượng thư mới rành binh pháp. Được tiếp thu thao lược của thầy Hiến, 3 anh em Tây Sơn, nhất là Nguyễn Huệ đã làm nên chiến công hiển hách cho dân tộc Việt Nam.
 
Hạ Phàm nói với tôi:
-Này tiên sinh, nhân hôm nay có cuộc diện kiến của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và hoàng đế Gia Long trên đỉnh thượng đạo. Không biết tiên sinh có hứng thú đến nghe hay không?  Lệ này diễn ra từ năm 2016 đến nay, từ lúc chánh quyền và nhân dân cùng xây Đài Kính Thiên Tây Sơn.
-Tiên sinh có duyên lắm mới đến đây nhân ngày này!
Tôi hỏi:
-Từ đây đến đó bao xa?
-Chèo chừng nửa canh giờ sẽ tới. Mà hạ dân dặn tiên sinh nghen. Khi đi tới đó chỉ nghe thôi và không được hỏi. Hỏi cũng không ai trả lời mà đôi khi đôi khi còn vương tai họa!
 
-Biết rồi!
 
Thuyền đi dần vào lối sông hẹp, hai bên núi rừng chớn chở, trăng mười bốn hắc xuống màu trắng pha sương đùn đục, nhưng tôi vẫn còn nhận ra những vạt cây rừng xanh bạt ngàn. Thi thoảng vài tiếng chim lại giật mình bay qua mũi thuyền để lại tiếng kêu ằng ặc rợn người, vừa hoang dã làm lạnh tóc gáy.
 
Hạ Phàm cho thuyền dừng lại bến đá có lối mòn hẹp. Anh ta buộc thuyền vào gốc cây cẩn thận rồi nói:
 
-Mời tiên sinh, tôi bước theo anh ta mà lòng đầy hoang mang thắc mắc. Chưa kịp hỏi thì anh ta dặn:
 
-Mình đang đi trên còn đường dẫn tới phủ của hai hoàng đế hội ngộ, chốc lác nữa đây tiên sinh nghe thấy gì thì để bụng không được hỏi, không được thắc mắc!
Tôi theo chân Hạ Phàm qua dãy hành lang rộng có khắc rồng phụng uy nghi, chợt thấy hai hàng lính nội vệ gươm giáo tu tủa. Hạ Phạm nắm tay tôi, nói khẽ: “Cứ đi”. Qua hàng lính đến cánh cửa khép hờ, Phi Phàm đẩy nhẹ bước vào. Trước mắt tôi là hai hàng bạch lạp cháy lung lình, mùi quế hương, mùi trầm thơm nồng lỗ mũi. Hai người đàn ông ngồi đối diện nhau, bên này có lẽ là  Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ trong bộ cẩm bào có hình đầu rồng trước ngực, bên kìa người đàn ông cũng trong bộ cẩm bào màu vàng lấp lánh. Hạ Phàm nói khẽ:
-Đó là Vua Gia Long.
 
Tôi chưa kịp ngồi xuống chiếc đôn góc bàn thì Nguyễn Huệ đứng lên, tay chỉ vào mặt  vua Gia Long quát lớn: “Ông là hạng thất phu thua loài cầm thú, đất nước mà ông lấy trong tay tôi là công sức của ai tạo ra. Dòng họ của ông đã bị Chúa Trịnh đánh đuổi chạy dạt vào Nam, hai bên đổ biết bao xương máu mà không được gì? Tôi xuất thân từ áo vải không mấy năm đã thống nhất giang sơn từ Nam chí Bắc. Lật đổ chúa Nguyễn năm 1777, đánh quân Xiêm 1785, lật đổ chúa Trịnh năm 1787. Đánh bại đại quân Nhà Thanh năm Kỹ Dậu 1789, thống nhất đất nước. Khi ông chiếm đoạt giang sơn bình yên trên tay tôi mà còn hèn hạ tru di gia tộc tôi, còn đào mồ cuốc mã tổ tiên Tây Sơn của chúng tôi. Xét ra ông có xứng đáng làm người không, chớ đừng nói là vị hoàng đế!!?
 
Gia Long bình tĩnh đưa tay lên trấn an, nói:
-Tiên đế nói vậy cũng đúng, nhưng trong cuộc tương tranh một còn một mất, tôi biết là mình tàn nhẫn, nhỏ mọn nhưng không thể làm khác hơn. Qua cuộc biển dâu tàn khốc, tiên đế có nhận ra sự khuyết điểm của phong trào Tây Sơn hay không? Sự diệt vong của nhà Nguyễn Tây Sơn một phần cũng do các ông làm nên. Sau khi thống giang sơn, các ông tự làm yếu đi bằng cách chia giang sơn để trị. Trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, Đông Định Vương Nguyễn Lữ. Cái máu của nông dân sau khi chiếm hữu tự thấy thỏa mãn và bắt đầu tranh giành quyền lực lẫn nhau. Đó là lý do suy sụp của các ông.
Còn tôi, biết rằng dùng bá đạo để đánh các ông, không từ thủ thủ đoạn hèn hạ nào kể cả đi đêm với giặc (quân Pháp), cầu cạnh quân Xiêm để có thực lực,  có súng đạn vũ khí tối tân trang bị quân lính, chính tôi đã đi đúng nên thành công. Phải chi các ông khi đánh bại nhà Thanh thống nhất đất nước, thay vì đi chầu nhà Thanh nên đi quan hệ với Pháp, thương lượng với Pháp thì giang sơn này làm gì có triều đại Gia Long đến Bảo Đại!
 
Bắc Bình vương vỗ bàn, tay chỉ vào mặt Gia Long: “Bản chất lưu manh của ông hậu thế sẽ nguyền rủa! Tôi, thà trị vì 3 năm nhưng dân tộc Việt Nam mãi mãi tôn thờ vị vua có trung can nghĩa khí của con dân đất Việt, còn ông trị vì 200 trăm mà mang tiếng bán nước, danh giá nào hơn!
 
Cuộc tranh cãi đang sôi nổi, nhưng chừng như quân nội vệ phát hiện điều gì đó, có hành động lục soát. Sợ phiền phức Hạ Phàm kéo tôi lẻn ra phía sau trốn thoát. Xuống bến sông tôi tiếc rẻ chuyện hai ông vua hai triều đại tàn sát lẫn nhau cùng ngồi tranh luận, ngàn năm có một. Tôi nói với Hạ Phàm:
-Thôi ta thả thuyền theo dòng sông về cho thư thả.
Thuyền vừa đi được một đổi thì phía trước có 3 du chuyền cũng đang xuôi thuyền theo dòng trăng thanh. Hạ Phàm nói khẽ:
-Tiên sinh có nhận ra người ngồi giữa thuyền uống trà đàm đạo bên kia là hoàng đế Nguyễn Nhạc?
-Tôi không rành mặt Trung ương Hoàng đế, nhưng qua vóc dáng và phong cách chắc hẳn là Hoàng đế rồi! Hạ Phàm có cách nào cập thuyền cho mình cùng đàm đạo thưởng ngoạn trà hay không?
 
-Được chứ! Tôi vốn là bạn thân với ông ấy lúc làm dân thương lái kia mà! Hạ Phàm vừa nói cho thuyền cập mạn chiếc thuyền Nguyễn Nhạc, và nói to:
-Hạ Phàm đây kính xin ra mắt Trung ương Hoàng Đế!
-Hạ Phàm đó phải không, sao không gọi nhau là tri kỹ mà xưng hô như thế không sợ bị phạt hay sao?
 
Sau khi chúng tôi đảnh lễ vái chào hoàng đế và được mời an vị. Nói là an vị nhưng chúng tôi ngồi thành vòng tròn giữa thuyền. Nguyễn Nhạc cười nói:
-Các vị khách sáo quá, chúng ta cùng đi thưởng ngoạn trên dòng sông Côn mà, cây cỏ và sông núi này là kho tàng vô giá của trời đất. Rồi ông ngâm: “Tây khê thảo thụ lưu huân nghiệp.Nam quốc sơn hà chấn chiến công”. Cây cỏ ở suối Tây sơn còn lưu lại sự nghiệp cả. Sông núi nước Nam chấn động những chiến công. Đây là 2 câu của hậu thế viết ở Điện Tây Sơn. Hậu thế nghĩ như vậy để ghi công chúng tôi. Nhưng đối với chúng tôi không cho mình là nghiệp cả, chỉ vì thời loạn lạc hổn quan hổn quân, vua không ra vua, tôi không ra tôi, chúa Trinh chúa Nguyễn tranh giành lợi ích mà đánh nhau cho dân tình thán oán. Đứng trước cảnh đó, những người nông dân áo vải như chúng tôi phải xông ra diệt trừ bọn chúng để cho giang sơn được thống nhất. Người ta lầm, sử sách lầm cho là chúng tôi sau khi thống nhất giang sơn thỏa mãn chia để trị. Hoàn toàn sai. Nếu như ở phía Bắc đối đầu với nhà Thanh, đối đầu với những âm mưu bẩn thỉu của Lê Chiêu Thống, không lấy cái mạng đế vương ra làm sao trị chúng cho được! Còn miền Trung, miền Nam cũng không đơn giản, bao nhiêu thế lực ngấm ngầm kết bè cánh nổi loạn không lấy chức Vương ra bình định sao cho ổn! Nhưng 20 mươi năm chiến tranh và có 3 năm trị vì làm sao thể hiện hết những công cuộc an dân bảo quốc.
Lịch sử là dòng chảy theo thời gian, có vinh có nhục có thăng có trầm và nó sẽ luân lưu với dân tộc với đất nước này không hồi kết luận. Hiện nay, tôi không phải tư cách là vị Hoàng Đế đi thưởng ngoạn, mà chúng tôi đang trở về với thời thơ ấu, làm người dân dã bán trầu trên sông Côn này. Chốc nữa đây chú Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và tất cả các vị anh hùng hào kiệt ngày xưa từng ra sinh vào tử với chúng tôi cùng tề tựu về đây. Không những trên dòng sông Côn này mới có hơi thở của chúng tôi, mà cả phương Nam Rạch Gầm Soài mút của dòng Tiền giang, hoặc tuốt ngoài Hạ Hồi, Ngọc Hồi dẫn tới Thăng Long thành đều có bóng dáng của chúng tôi. Giặc phương Bắc đã từng khiếp sợ trốn chui trốn nhủi để thoát thân.
 
Chuyện đời dài dòng lắm, thôi thì ta gặp nhau đây mượn chén trà  thay rượu mời các bằng hữu,  hãy bỏ qua sự bất đồng ý kiến nếu có, cùng chung vui với trời đất đêm nay!
 
Nguyễn Nhạc thư thả cất giọng ngâm: Thế sự du du nại lão hà.Vô cùng thiên địa nhập hàm ca. Thời lai đồ điếu thành công vị.Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Tiếng ngâm sang sảng của Hoàng Đế làm lung lay sông nước.
Ông giải thích: “Bài thơ này của Đặng Dung, tự thán việc đời”. Tôi thì không tự thán như thế, mà chỉ ngâm cho vui. Bởi tôi đã quá biết sự đời như thế! Người đời chê trách Tây Sơn chúng tôi không có mồ cao mã đẹp như triều Gia Long. Tôi không ngại điều này, bởi Tây Sơn chúng tôi được an táng lòng sông núi Việt Nam, trong lòng dân tộc đời đời không hơn Gia Long hay sao?
 
           Trăng đã xế bóng ẩn trong mây che một khoảng trời đêm. Tôi bàng quàng đã trải qua một giấc mơ. Đây là giấc mơ sau một ngày lên núi Ấn Thiên đi từ cửa Bắc Thiên Ấn Môn qua Khải Đức Môn, Bình Đinh môn, Bảo Sơn Thiên Ấn (cửa chính). Tôi thẩn thờ xúc động trước Bàn Kính Thiên Tây Sơn, thương các đấng anh hùng đã đem máu xương để tô thắm dãy non sông hình cong chữa S vàng son rực rỡ đến hôm nay.
                                                                                           N.H
 
 
                                           
 
                                                                                

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây