1.
...
Hai thập niên của thế kỷ 21 trôi qua, hôm nay đã tháng 6 năm 2021, chiến tranh đang đe dọa loài người. Chiến tranh thế giới thứ ba phải bị chặn đứng. Đang bị chặn đứng, nhưng chiến tranh cục bộ, chiến tranh không tuyên bố vẫn xẩy ra triền miên từ hai thập niên qua. Kênh thời sự VTV 1 tối 15/32021 vừa đưa bản tin Mười năm chiến tranh xyrias! Đau xót, căm phẩn, khó tin nỗi. Dù đã đi qua chiến tranh bom đạn Mỹ, cách hơn nửa thế kỷ!
Chưa, không thể ra khỏi chiến tranh. Cả dân tộc, trải liên tiếp các cuộc kháng chiến chống các cặp giặc ngoại xâm hùm beo, Pháp, Nhật, Mỹ... giữ bình yên hai đầu biên giới; bổn phận công dân trong tâm thức dân tộc, là sức mạnh tổng hợp đại đoàn kết... “Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh. Còn một lai quần cũng đánh”. Nhà thơ Xuân Diệu hồn thơ xuất thần, vang dội ở dòng thơ “Tôi cùng máu thịt với nhân dân tôi”.
Nhà báo Hà Ánh Minh nhập thân, mượn câu thơ tiêu biểu cùa nhà Thơ Xuân Diệu, lấy làm đầu đề một bài báo, “Hãy cùng máu thịt với nhân dân”. Bài báo được Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hoà tặng Giải thưởng, trao Bằng khen năm 2004.
*
Năm 1972, Hà Ánh Minh có nhiều cơ hội thành đạt, sau khi đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp lý (1969) và đang làm việc ở Viện kỷ thuật của Bộ Giao thông, nằm trong diện sẽ được cơ quan cử đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Thời sinh viên, lúc sắp lấy bằng cử nhân, anh khuyên một người bạn đã có thơ in báo, sau này trở thành một nhà thơ chiến sĩ danh tiếng, nhà thơ Thanh Thảo. Đại ý: Chiến tranh sắp kết thúc. Mày yêu thơ, làm thơ thì hãy ra trận. Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực. Nhanh lên!”. Kỷ niệm này, điều này anh đã đưa vào tuyển tập báo chí của anh và tận tay tặng sách Thanh Thảo, trong một dịp nhà thơ Thanh thảo ra Hà Nội dư Hội nghị văn chương. Thời xưa ấy họ là những sinh viên thời chiến, tình nguyện đầu quân rồi trưởng thành khá sáng giá trong nghiệp văn chương báo chí.
Hà Ánh Minh, vào năm nhận được thư của cha, anh tình nguyện nhập ngũ, lính binh nhì. Tiểu đội trưởng của anh, một vị giáo sư, tiến sĩ trẻ, theo Lệnh tổng động viên toàn quốc. Khi đơn vị hành quân từ thao trường qua Hà Nội, tiểu đội trưởng được phép ghé thăm nhà, phu nhân sắp sinh con đầu lòng. Cậu bé ra đời đúng hôm bố về thăm. Vào tuổi ngoài 30, cậu bé ấy chính nhà toán học danh giá Đ.B.C...
Có một lần tâm sự nghề, Hà Ánh Minh buột kể. Thủ trưởng đơn vị anh trao đổi, đại ý: “Anh không được phép ra quân, nếu tìm được chuyển ngành thì tốt, thì được phép…”.
Hà Ánh Minh phấn đấu có ba ngoại ngữ. Công việc của anh gắn với con chíp, màn hình kỷ thuật quân sự, một sĩ quan huấn luyện, có hàm nghạch đáng nể…vv... Anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ quân nhân. Đơn vị thuyết phục, muốn giữ, anh thì thực lòng xin ra quân, sau hai ba năm đời lính. Không nhiều người hiểu anh, “muốn được ra quân”… cốt vì sức khỏe... và cốt yêu, nghề báo
Với động lực quyết tìm việc làm, cơ hội chuyển ngành đến, anh viết tin bài và có bút danh bút gợi về một dòng sông sáng (Hà Ánh Minh) ra đời. Anh làm phóng viên của một tờ báo ngành. Trụ được năm bảy năm. Có điều, lương tháng trả bằng nhuận bút, hệt các sinh viên mới ra trường thử việc. Có phải anh gần như bị “mất trắng” lương thiếu tá, 23 năm trong quân ngũ? Thời ấy, các cơ quan báo chí là đơn là đơn vị có thu! Lương sĩ quan chuyển ngành của anh được đưa vào “sự nghiệp có thu”. Thiệt vậy, nhưng anh không nghĩ nhiều, nhẹ lòng, bởi quá say nghề giấy bút chữ nghĩa.
*
Bản tính của anh không phải ngày một ngày hai có thể hiểu ngay. Tâm tưởng anh dồn hết cho đi và viết. Đọc và khảo cứu bề bộn, sâu, rộng với một bút pháp báo chí đổi mới, hiện đại, với bản lĩnh lính kháng chiến, lính trận, tận hiến cho công việc mình yêu thích. Anh kể một câu chuyện vui. Để nhẹ chuyện việc bài được dùng hay không được dùng của biên tập, anh gửi bài không dùng được vào bộ phận thường trực phía Nam. Bút danh mới ra đời. Bài được đăng. Anh cười một mình và đến tòa soạn lấy nhuận bút. Người trả nhuận bút bất ngờ, các phóng viên tòa soạn cũng kinh ngạc, hả hê cùng vui. Anh vui, nhưng vội xin rút lui, sau một thời gian đảm nhiệm trưởng trị sự.
Tiếp, anh lại vui, thanh thản hưu vườn… Chọn sự đam mê, giành thời gian đọc và viết. Việc đọc, đầu anh là một thư viện sống động, lưu động từ thời sinh viên. Qua từng trang viết, khẳng định sức bút, anh được kết nạp vào Hội Nhà văn Hà Nội, với lời giới thiệu của nhà văn Lê Bầu và nhà văn Hà Ân. Các anh, bộ ba hợp thành một cõi tâm giao lý thú, về báo chí, văn chương... ở phố Đường Thành, hoặc ở tại phòng văn tầng hai của nhà văn Hà Ân.
Sau hai đầu sách đầu tiên, Hà Ánh Minh có kế hoạch viết cuốn sách thứ ba. Cuốn đầu tiên Âm thanh từ trái tim, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2000; tiếp cuốn Dòng sông sáng, Nhà xuất bản ,Văn học, 2005. Cuốn sách thứ nhất, Âm thanh trái tim, Nhà xuất bản Văn học, 2005. Bìa của hoạ sĩ Lê Anh Vân, đang là Phó Hiệu trưởng trưởng Mỹ Thuật Việt Nam. Dòng sông sáng, bìa tranh của nữ hoạ sĩ Phạm Kim Bình, chị đã từng đảm nhiệm Chi hội Trưởng Chi Hội Mỹ Thuật Hà Nội…
Dưới đây, trích Lời giới thiệu đầu sách của NXB Văn Hoá Thông tin, là sự thẩm định của biên tập viên và và Giám đốc chịu trách nhiệm nội dung xuất bản, là đồng chí Phạm Ngọc Luật. Biên tập viên là Bùi Xuân Mỹ.
“Âm thanh từ trái tim tập hợp hơn 100 bài báo chọn lọc trong những năm gần đây của Hà Ánh Minh…
Văn hoá – Chân dung cuộc sống – Thông điệp kinh tế là chủ đề xuyên suốt của tập sách, toát lên cách cảm, cách nghĩ và khả năng nắm bắt thông tin của tác giả khá đa dạng, phong phú về tư tưởng và nghệ thuật viết báo.
Hà ánh Minh thời chiến tranh là người lính nghiên cứu vũ khí và kỷ thuật quân sự. Từ trong đời lính anh đã làm báo, nhưng nghề báo thực sự trở thành bút lực mạnh mẽ và tinh tế về độ sâu văn hoá, kể từ ngày anh chuyển làm báo chuyên nghiệp…. Những kỷ niệm về cha. Văn hoá Kinh Bắc, Ca trù còn hay mất. Những làng hoa Hà Nội.. Tranh dân gian là vốn quý của cha ông để lại. Đạo Quán Bích Câu, Mỹ Sơn – Bức thông điệp của một nền văn hoá, Trở lại Hội An… là những trang viết sâu sắc, gây ấn tượng, chính là những bức thông điệp của con tim… Bức thông điệp của một nền văn hoá
…
Bằng bút pháp chấm phá tính cách nhân vật tinh tế và độc đáo, tác giả đã dựng được chân dung các nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà điện ảnh, nhà doanh nghiệp, người làm kinh tế giỏi rất sinh động… tác giả tri ngộ với lòng mình vào bài viết Thơ Hồ Chủ Tịch cuối thế kỷ nhìn lại, mở đầu phần Chân dung cuộc sống là có hàm ý đề cao gương sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong thời đại mới của thế kỷ hai mươi mốt”
Sau lời giới thiệu đầu sách của Nhà xuất bản là bài viết, Lời giới thiệu sách của nhà báo, nhà văn vũ Duy Thông, bấy giờ đang là Vụ Trưởng Vụ Báo chí, Ban Tư tương Văn hoá Trung ương đồng thời là Phó Tổng biên tập báo Điện tử ĐCS Việt Nam, thân tình, và cảm động, với những nét đánh giá tổng quan sắc sảo. Thời ấy, các tuyển tập báo chí chọn lọc của các tác giả chưa trẻ, thế hệ kháng chiến chống Mỹ chưa xuất hiện nhiều.
Cuốn thứ hai của tác giả Hà Ánh Minh: Dòng sông sáng, có bài viết Con cùng một mẹ của Phan Quang, Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam. Nhà báo Phan Quang, là nhà văn nhà, nhà dịch thuật các tác phẩm văn học cổ điển của thế giới. Ông là nhà văn hóa, nhà chính khách tầm cở, đã từng có hơn hàng chục đầu sách; với rất nhiều tuyển tập báo chí danh tiếng, đồ sộ, hoành tráng, đồng hành cùng đất nước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ, cùng thời kỳ đất nước đổi mới... Nay nhà báo Phan Quang thượng thọ tuổi ngoài 90, vẫn ra sách đều đều, ví như bộ tuyển nhiều tập, Vẫn còn thương nhớ, với cụm bìa sách đặc biệt của hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn…
Hà Ánh Minh rất vui và tự hào, khi ra hai tuyển tập báo chọn lọc, được nhà báo Phan Quang và nhà báo Vũ Duy Thông viết lời giới thiệu, cho hai tuyển tập báo chí chọn lọc với cả nghìn trang, (khổ 13x19), sau nhiều năm tác nghiệp,
Xin được trích sau đây, về những thẩm định, đánh giá sâu sắc, tâm huyết của nhà báo kỳ cựu Phan Quang dành cho Dòng sông sáng, Nhà xuất bản Văn học, 2005.
“… dù sao tôi vẫn tin tưởng giữa các loại hình hình văn chương hiểu theo nghĩa rộng tức là cùng được biểu hiện bằng chữ viết, có sự giao thoa sâu sắc. Báo chí là đứa em rất muộn mằn của văn học, nó ra đời sau ông anh cả dễ cả ngàn năm; đứa em út mau chóng trưởng thành và tìm đi con đường riêng của nó. Anh em mỗi người có cơ nghiệp riêng của mình. Lối rẽ giữa hai đứa con cùng một mẹ ngày càng rộng thêm, đến một ngày nào đó, hai anh em chợt thấy cần có nhau, phải nương tựa vào nhau. Báo chí hay văn học có một người mẹ chung là ngôn từ. Chữ viết là người cha tạo cho chúng là dáng hình cụ thể, có nhiều nhà văn, nhà thơ lẫy lừng xuất thân từ nghề báo như Ernetst Huemingway, Alber Camus, Gabriel, Marquez, Congtatin Simonov… nhiều nhà văn thành đạt vẫn viết báo đều đều, có người còn nhận làm thông tin viên nước ngoài cho một tờ báo hoặc chủ trì một chuyên mục đến hẹn lại lên như Stendhenl, Ylia Ehrenbuorrg, Francois Mauriac…
Đọc Dòng sông sáng của Hà Ánh Minh (tức Hà Quốc Hội), tôi vững tin thêm suy nghĩ của mình. Anh xếp các bài trong sách thành ba phần, dựa theo chủ đề là chính. Có khi anh luận về một vấn đề trọng đại như thực trạng và hướng phát triển của văn học nước nhà, có khi anh chỉ ghi một cảm xúc sau một chuyến đi, nhân đọc tác phẩm của một đồng nghiệp, sự rung động từ một sự kiện lịch sử,, hoặc cảm nhận trước một tín hiệu kinh tế từ nước ngoài. Đọc Hà Ánh Minh, thấy rõ tác giả đầu tư trí tuệ, đặt niềm tâm huyết vào các bài viết. nhằm bảo vệ một di sản văn hoá thiêng liêng của dân tộc, phản bác lại những nhận thức sai lầm trong bối cảnh quốc tế hiện nay, anh khéo dẫn ra những điều mắt thấy tai nghe. Người trong cuộc có thể nhận rõ tác giả bộc bạch giữa hai dòng chữ. Khi cần trả chân giá trị của một nhà thơ quá cố, anh không ngại nói thẳng. Tôi thích chiều suy nghĩ trong nhiều bài viết anh viết về văn hoá, văn học, nghệ thuật, cho dù được trình bày dưới dạng khảo luận, hay chỉ là một tuỳ bút ngắn.
Dỉ nhiên các nhà nghiên cứ có thể phân biệt rõ ràng bài nào dưới dạng văn học, bài nào là tiểu phẩm báo chí đơn thuần. Riêng tôi không mấy quan tâm những cái đó- trừ phi khi cần thiết cho các em sinh viên lần đầu bước chân vào giảng đường. tôi cảm thụ những điều tác giả từng cảm thụ, tôi cùng anh trở lại nơi anh vừa đến, tôi có thể đồng tình hoặc muốn bổ sung làm rõ thêm với tác giả điều này ý nọ, tôi thầm trao đổi, biện bác với anh. Chỉ cần giữa người viết và người đọc có sự giao lưu trí tuệ và tâm hồn – “thiết lập sự liên thông” – nói theo thuật ngữ tin học hiện đại, cái quý nhất”
“Khởi thuỷ văn chương không có thể loại. Một câu ca dao, đọc lên nó là thơ, hát lên nó là nhạc. Mà không ở riêng ta. Quan quan thư cưu/ Tại hà chi châu/ Yểu điệu thục nữ/ Quân tử hảo cầu…” đức Khổng Tử tuyển chọn, và xếp nó vào Kinh Thi, cho nên hai nghìn năm nay, mọi người coi đó là thơ…
Văn học, triết học, báo chí đương nhiên mỗi ngôi đền có kiến trúc riêng.. Cái quan trọng là người cầm bút cảm thấy tự trong lòng mình có một điều gì đó cần nói ra - ý trên tôi lặp lại của Nguyễn Khắc Viện. Và cho dù có ngại ai đó sẽ cho mình thích tầm chương trích cú, tôi vẫn xin được kết thúc (bài viết giới thiệu tuyển báo chí chọn lọc của Hà Ánh Minh) mấy dòng cảm tưởng của của thầy Tăng sâm, học trò yêu đươc thờ chung với thầy học tại Khổng Miếu: “Văn dỉ hội hữu, dỉ hữu hội nhân” (dung văn chương để hợp bạn, dùng bạn để cùng tiến tới đức nhân). Rốt cuộc cái tinh tuý của văn chương là ở chỗ ấy. (trang 6-8)
2.
Trong tập Âm thanh trái tim của Hà Ánh Minh, có một bài viết về văn hóa Huế, Ca Huế trên sông Hương được Bộ Giáo dục & đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục, do Nguyễn Khắc Phi chủ biên đưa vào vào bộ sách Ngữ văn, tập hai, 7 (tái bản lần thứ 7) năm 2009, (Theo Hà Ánh Minh Báo Người Hà Nội).
Tuyển tập báo chí chọn lọc, Âm thành từ trái tim, tác giả mang sách tặng đồng nghiệp, anh chị em trong tòa soạn, các phóng viên trẻ quý, nể anh, muốn học tập, noi theo anh quả không dễ.
Như trên đã nói, Hà Ánh Minh theo gia đình tập kết ra Bắc, theo học các trường học sinh Miền Nam, bắt đầu từ miền quê Như Quỳnh Hưng Yên, tiếp chuyển về trường Học sinh miền Nam ở Hải Phòng, sau chuyển về trường học sinh miền Nam ở Chương Mỹ, Hà Nội và có thời gian ngắn sang học ở Nam Ninh, Trung Quốc… Hiện nay, Chính Phủ đã có quyết định chọn Chương Mỹ xây dựng Tượng đài Văn hoá hoành tráng... kỷ niệm nơi khởi nguồn, trưởng thành một thế hệ học sinh, suốt từ bấy cho đến nay, có một đội ngũ học sinh tinh hoa trở thành những nhà Lãnh đạo đất nước...
Ở bài viết Những kỷ niệm về cha in trong tập Âm thanh trái tim của Hà Ánh Minh, có đoạn anh viết:
Mấy mươi năm trước, khi còn ở phố đội Cấn, lính binh nhì Hà Ánh Minh và tiểu đội trưởng tình cờ “phát hiện” ra nhau ở bãi đổ xe gần một khách sạn trong phố. Từ đấy hai gia đình lính và tiểu đội trưởng và lính binh nhì đi lại thăm nhau, tặng sách và hàn huyên chuyện lính. Tiểu đội trưởng trao đổi nhiều thông tin khoa học của giới giáo sư tiến sĩ đầy khích lệ, cảm hứng... Phu nhân của tiểu đội trưởng cũng là một nhà khoa học. Chị hiền dịu, thanh lịch. Con trai của tiểu đội trưởng, là một nhà toán học trẻ có hạng quốc tế, được sinh vào năm Hà Nội đương đầu, đánh thắng B.52 không quân Mỹ. Bây giờ nhà toán học trẻ đang làm việc và có Quốc tịch Mỹ. Trời đất ạ, trái đất tròn là thế đấy. Gia đình của tiểu đội trưởng, anh chị là một cặp đôi hoàn hảo. Gia đình anh chị là một “gia đình số một”. Nói theo cách nói của VTV1.
Một ví dụ nhỏ về chuyện lính, kể cho nhau nghe nửa bí mật quân sự và nửa công khai dân sự. Một vị tướng có con gái đi học thành đạt ở nước ngoài về, trình bày với bố tâm nguyện lập gia đình. Người yêu của chị, tên, đọc theo bảng chữ cái ở chữ B. chẳng hạn, đang chiến đấu ở chiến trường C. Vậy là bắt đầu một cuộc sao lục tìm tên chiến sĩ có tên, chữ cái là B., cấp sĩ quan. Đến năm bảy, hoặc cả tá chiến sĩ có tên, chữ cái B. là đối tượng được sàng lọc... Thử hình dung B: Là sĩ quan Bảy, sĩ quan Ba, sĩ quan Bốn...
Tất cả sàng lọc tiếp, xem ai khớp với dung mạo, thư từ liên lạc của con gái vị tướng, cần phải điều về việt Nam ngay để nhận nhiệm vụ mới, lên chức bố của con trẻ trong tương lai...
3.
Sau hai đầu sách Âm thanh từ trái tim và Dòng sông sáng Hà Ánh Minh giành ba năm tìm đọc, khảo cứu tư liệu cho cuốn sách thứ ba, với tên, Bút ký tiểu luận và cũng đã bắt đầu viết dăm bảy bài đầu tiên cho cuốn sách này. Có lần anh tha thiết, tiếc nuối, bọc bạch rằng: “ .giá nhà lý luận phê bình Lê Anh Tuấn không mất sớm...”
“Lê Anh Tuấn, với nhiều bút danh khác: Nguyễn Ngọc Châu, Thanh Nhã, Anh Nga, Thu Anh, Đào Tuấn... nguyên giảng viên khoa Ngữ Văn, trường đại học sư phạm I Hà Nội, nghiên cứu sinh bậc tiến sỹ trường Đại học Sư phạm Tổng hợp Mátxcơva”
“Lê Anh Tuấn đã đem nhiệt huyết và ở học của mình ra, làm những quả chuông nhỏ, treo dọc đường anh anh đi suốt mười năm qua, để báo động, để bảo vệ vẻ đep thực sự của văn chương, cho vẻ đẹp thực sự của văn học và dạy văn... anh đã vì tình yêu cuócống và văn chương để nghĩ và viết. Anh viết như con chim Đổ Q rỏ máu rồi chết... mỗi dòng chữ của Lê Anh Tuấn, đều một màu hông tươi, đỏ không chỉ là màu mực”. (Nhà thơ Đổ Trung Lai)
Từ các bài viết của Lê Anh Tuấn thường gặp trên các báo, sau này đã tập hợp làm nên đầu sách “Cuộc đời ... và trang viết”, vào năm 2005, sau khi Lê Anh Tuấn mất bốn năm; với phong thái đọc và bình luận tác phẩm sẽ tiếp tục đến với bạn đọc yêu văn chương bằng những đầu sách tâm huyết, lý thú, hẳn ghi đậm thêm sắc thái tinh hoa sắc sảo, trực diện, thẳng thắn của anh về lý luận phê bình văn học nước nhà, tránh được cách đàm thảo né tránh, hay tung bốc mù mờ ngoài văn chương kéo dài...”
...
*
Bài Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh không nhiều chữ nhiều lời, cô đọng, sắc sảo, mà thấm sâu như mưa dầm thấm đất xứ Huế’
“ Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò xứ Huế dù ngắn hay dài, đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bả, hò giả gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung...
Mỗi làn điệu gợi, tỏ bày một tâm trạng khó nói nên lời, dung dị mà “...náo nức nồng hậu tình người ví như Hò lơ, hò ô, hò xay lúa, hòn nện, gần gủi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khá , nỗi mong chờ hoài vọng,) thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam ”.
“ Đêm thành phố lên đèn như sao sa, màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục...Tác giả như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai lắng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rông,có lẽ con thuyền này xưa chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một khoảng rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi thuyền là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, giàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu. Sáo và cặp sanh để gõ nhịp.”
Ca Huế trê sông Hương tác giả Hà Ánh Minh viết không quá một nghìn chữ. Chữ tựa tiếng đàn lúc khoan nhặt...
“Các ca công trẻ: nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng... tiếng đàn lúc khoan lúc nhăt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người...
Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc... trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng... thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác thẩm thanh nhạc và khí nhạc... thú nghe ca nhạc Huế tao nhã.. đầy sức quyến rủ.
Huế chính là quê hương của áo dài đầu tiên của Việt Nam, Những chiếc áo dài cổ, hiện còn được lưu giữ tạ Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế.
Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên sông Hương mơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc thuỷ lưu, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bỗng, réo rắc mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt, như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, ngón day, chớp, búng, phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”
“Ca Huế hình thành từ dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trong và uy nghi có thần thái của nhạc thính phòng thể hiện theo hai dòng nhạc lớn, điệu Bắc và điệu Nam, với trên mười sáu tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sự quyến rũ”.
***
... Có lẽ giờ này, hãy cùng hình dung, tưởng tượng cùng tác giả bài viết này, thả hồn lực, khí lực tự cõi văn chương sang cõi trời, sau khi đàm đạo với nhà văn Lê Bầu, nhà văn Hà Ân, tại phòng trọ chừng 8 m2 ở phố Đường Thành, nghe tiếng còi tàu từ Hải phòng về Hà Nội, ba nhà văn đã lên tàu, “trốn vé” vào Huế, hoặc phải “đi mây về gió”, cho kịp thoả nguyện thưởng ngoạn tua du lịch Thuyền rồng trên sông Hương.
.... khi “Đêm đã khuya. Xa xa bên kia bờ Thiên Mụ... hiện ra mờ ảo Tháp Phước Duyên... dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru nạm thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi những tiếng đàn réo rắc du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình... cũng có những bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam, không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể hiện ca Huế có sôi nổi, có tươi vui, có buồn cảm bâng khuâng, có tiếc thương ai oán.. lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi tình người tình đất nước trai hiền, gái lịch...”
Nghe tiếng gà gáy bên kia làng Thọ Khương bên hữu ngạn, cùng tiếng chuông chùa Thiên mụ gọi năm canh, bên tả ngạn, mà trong khoang thuyên vẫn đấy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian tự đầu nguồn Hương Giang trôi nhẹ, như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
***
Trong sách ngữ văn lớp 7, tâp 2 của BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, tái bản lần thứ 7 có bài viết. của tác giả Hà Ánh Minh.
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG, lấy từ Báo NGƯỜI HÀ NỘI. Hà Ánh Minh là bút danh của Hà Quốc Hội, thực tuổi Giáp Thân.
Ở bài Ca Huế trên sông Hương, các thầy cô giáo hướng dẫn học sinh theo yêu cầu giáo trình rất cơ bản. Ví như:
Sau bài học, em phải nắm được chắc: Hiểu thế nào là tục ngữ...; hay, “về đời sống văn hóa nói chung và về văn học nghệ thuật nói riêng; cùng những thông điệp nhạy cảm, sắc sảo về kinh tế thời đất nước hội nhập mở cửa ra thế giới”.
Đồng thời, các em cần ... Hiếu đúng: Ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết câu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học. Học thuộc những câu tục ngữ trong đó.
Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ, địa phương.
Hiểu rõ như cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận...
Qua điện thoại thông minh, bạn thơ Huế cho biết ở bên tả Ngạn Hương Giang, tại bến Phu Văn Lâu, từ trên dưới mười năm nay, đã dựng lên ngôi “biệt thư Câu lạc Bộ Ca Huế”, hoạt động rất sôi nổi. Người đứng chân chủ nhiệm câu lạc bộ Ca Huế, là nhà Thơ Võ Quê. Anh là và cựu sinh viên, khoá 7, khoá cuối, lớp viết văn trẻ Quảng Bá, Hà Nội. Nhà thơ Võ Quê, là cựu tù Côn Đảo, nguyên là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, cùng gánh nhiều trọng trách khác ở Uỷ Ban Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam... Nay, với gần nửa thế kỷ sưu tầm, khảo cứu dân ca cổ và nhã nhạc cung đình Huế; đặc biệt nhà thơ Võ Quê đã sáng tác có đến hàng chục, lên đến vài chục, có thể gần cả trăm bài Ca Huế đời mới về quê hương Bình Trị Thiên – Huế đậm sắc thái văn hoá cốt chất miền Trung đa phức, quyến rủ... tiêu biểu cho một miền quê phía bắc đèo Hải Vân quan với kinh thành Huế, phát huy và bảo tồn nền văn hoá di sản lớn của đất nước.
Có lẽ, xin hãy, xin được tiếp tục hình dung, tưởng tượng lần nữa theo bóng vía tác giả Hà Ánh Minh và nhóm bạn tâm giao của anh: nhà văn Hà Ân nhà văn Lê Bầu, thả hồn lực, khí tiết tự cõi văn chương sang cõi trời, về cõi đương đại của chúng ta vào dịp mừng Hà Nội hơn một nghìn tuổi, đi chuyến tàu suốt vào Huế... cho kịp thoả nguyện thưởng ngoạn tua du lịch Thuyền rồng trên sông Hương cùng với nhóm tâm giao, ba cố nhà văn, cựu bộ môn lý luận phê bình văn học, của Hội Nhà văn Hà Nội.
Vâng, đúng vậy, là tác giả của bài viết này, từ những thông tin trên, chúng tôi, tất cả chúng ta, sau một tua đi thuyền Rồng thưởng trăng, thưởng khí lực Ca nhạc trên sông Hương lòng còn say đắm đi thẳng về phương Nam, tận chót mũi Cà Mau cuối trời Tổ quốc, thưởng ngoạn dân ca Nam Bộ: Lý ngựa ô, Ru con Nam Bộ... bồi đắp tâm nguyện, bồi đắp tâm hồn cho mỗi chúng ta...
Hãy cùng máu thịt với nhân dân mà cất tiếng lòng, lời thơ tiếng hát.
Hà Nội, tháng 15/8/2022
Tác giả - An Hoa
Nguồn tin: HNV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn