Chấp nhận...và...Chờ đợi

Thứ tư - 08/05/2024 10:49

HE XUEJIAO

HE XUEJIAO
Tản văn của HE-XUEJIAO



   Chấp nhận sự “tầm thường” của bản thân

 

    Ban đêm xuống, tôi ngồi trước bàn phím, cắm đầu vào sách vở...nhưng chẳng viết được mấy chữ. Nhắn tin tâm sự với Trà, bạn thân của tôi : “Cứu tui cứu tui, tớ bị hết ý tưởng viết văn rồi...”. Trà là người bạn thân 7 năm cũng là người biên tập bài viết của tôi. Trà bắt đầu an ủi “Cậu cứ từ từ, đi sâu vào cuộc sống sẽ có nhiều ý tưởng...” Tôi cười nói: “Không ít người khen tớ có năng khiếu về ngôn ngữ và viết văn...nhưng bản thân tớ biết tớ chẳng có tài năng gì, luôn băn khoăn về nhiều thứ trong cuộc sống...Nhưng tớ dễ chấp nhận sự ‘tầm thường’ của bản thân...” Trà cười nói “ Nếu chúng ta chấp nhận sự ‘tầm thường’, cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn, hạnh phúc hơn...

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nói “ Cuộc sống của mình có bình thường nhưng không hề tầm thường.” Hình như chúng ta rất khó chấp nhận sự “tầm thường” trong cuộc sống của chúng ta, thậm chí còn từ chối sự “tầm thường”. Trong giáo dục, chúng ta thường được giáo dục phải cố gắng chăm chỉ học thật giỏi, giành được thành tích xuất sắc khi còn ngồi trên ghế nhà trường, lúc ra trường làm việc cũng phải đạt kết quả tốt, phải thành công trong công việc, lúc lập gia đình phải có nhà, có xe...Tóm lại chúng ta phải thành công trông cuộc sống, cuộc đời này từ chối sự “tầm thường”.

Khi chúng ta gửi lời chúc cũng thường gửi những câu như “Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công”, “Chúc bạn có thể gặt hái thành công ở chặng đường phía trước ạ. ” “Chúc bạn thật hạnh phúc và thành công.” Có lẽ trong ý thức của chúng ta thành công và có ước mơ cao cả là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Trong Nho giáo Trung Quốc thường chú trọng “吃得苦中苦,方为人上人“- tạm dịch “chỉ khi chịu đựng được khó khăn trở thành khó khăn nhất mới có thể trở thành người vượt trội hơn”. Tôi thường thắc mắc con người vì phải sao phải chịu đựng nhiều khó khăn mới trở thành người vượt trội, người thành công nhỉ? Trở thành người hạnh phúc thì không được hả? Trong cuộc sống chúng ta, có người ưu tú lên sân khấu biểu diễn, cũng cần người ngồi dưới hoan hô vỗ tay, có người anh hùng giải phóng dân tộc giữ nước, cũng cần quần chúng nhân dân xây dựng đất nước, có hoa quý báu tỏa sáng trong vườn hoa sang quý, cũng cần hoa dại đua nở rực rỡ ở ngoài đồng. Mỗi cánh hoa cũng có mùi hương độc đáo, giá trị của riêng chúng.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình bình thường ở Trung Quốc. Ba mẹ là người làm nông, cũng không có kiến thức nhiều. Dẫu vậy, ba mẹ tôi có phương pháp giáo dục con cái khá là đặc biệt. Ba mẹ không bao giờ hỏi thành tích con như thế nào. Ba mẹ tôi luôn quan tâm tới tâm trạng vui vẻ của con cái. Lúc tôi đi học về ba mẹ thường hỏi một câu “Hôm nay con đi học có vui không?” Trong suốt chặng đường đi học của tôi, trong ký ức của tôi không có hình ảnh ba mẹ hỏi về thành tích chút nào. Nên tôi cũng không bao giờ cảm thấy bị áp lực về học hành, bao giờ cũng sàng sẵn học hỏi và tiếp thu kiến thức mà các thầy cô giảng dạy. Sau này, tôi ra trường, đi làm việc, ba mẹ chỉ thường hỏi “Hôm nay con đi làm có vui không?” Ba mẹ cũng không bao giờ hỏi con kiếm được bao nhiêu tiền. Hình như trong ý thức của ba mẹ tôi không quam tâm tới việc con cái thành công hay không. Ba mẹ thường nói “Con có sức khỏe là nhất, sống vui vẻ là hai, tự nuôi sống được bản thân là được rồi...những thứ khác trong số phận con có thì có, không có cũng không thể miễn cưng được”. Vì tôi đã sinh ra và lớn lên trong môi trường như vậy nên khi tôi gửi lời chúc cho người khác. Tôi không bao giờ gửi lời chúc thành công, tôi luôn gửi lời chúc vui vẻ, sức khỏe, hạnh phúc...

Vì chúng ta thường được giáo dục phải cố gắng giành được thành công trong cuộc sống cho nên chúng ta sẽ dễ cố gắng giành thành công, vượt lên chứng minh sự “bất tầm thường” của chính mình. Như tác giả nổi tiếng Trung Quốc Lưu Diệc đã từng nói:"Chúng ta đã quen với sự rung động của các vị vua, khóc giấu nước mắt vì những anh hùng, nhưng chúng ta đã quên rằng mỗi người chúng ta đều thuộc về sự tầm thường, thuộc về một thế giới tầm thường." Nhiều lúc tôi nghĩ khi chúng ta chấp nhận sự “tầm thường” của riêng mình, chúng ta cũng có thể dễ hài hòa với chính mình, sống đơn giản và hạnh phúc hơn nhỉ?

Tôi có nhớ một câu nói của tác giả Chu Quốc Bình “Có ba giai đoạn trong cuộc sống khiến chúng ta trưởng thành. Giai đoạn thứ nhất là khi nhận ra mình không còn là trung tâm của thế giới. Giai đoạn thứ hai là khi nhận ra bất kể cố gắng đến đâu cũng vô ích. Giai đoạn thứ ba là khi chấp nhận sự tầm thường của chính mình và tận hưởng sự tầm thường đó.” Chấp nhận sự “tầm thường” không đồng nghĩa với không cố gắng. Khi chúng ta biết được con người sinh ra tầm thường, nhưng cố gắng nghiêm túc làm tốt mọi việc, sống thật tốt với một tâm hồn tầm thường. Cuộc đời này không ngắn cũng không dài, chấp nhận sự tầm thường của chính mình, rèn luyện một tâm hồn tầm thường, và từ đó tìm được sự an lành và niềm vui. Tôi nghĩ cuộc đời này cũng vừa đủ rồi, cũng giàu thành công và đủ ý nghĩa rồi.
 


     hoadom
 

    Cười nhìn hoa rụng, chờ đợi hoa nở
 

      Dạo này tôi rất bận rộn về công việc và học hành. Về học hành, thầy hướng dẫn lúc nào cũng dặn “Em phải viết bài báo và hoàn thành đề cương luận án gấp nhé”, “Em có thể chuyển file cho tôi để tôi sửa cho. Gấp nhé”. Về công việc, sếp tôi lúc nào cũng kêu “Em ơi, tuần sau đi công tác Thái, Booking khách sạn gấp, đặt vé máy bay gấp...” Đồng nghiệp cũng hỏi “cần gấp k em...” Hằng ngày trong đầu óc tôi chỉ có một từ “gấp”, thật sự tôi bị ám ảnh về từ “gấp”.

Khi nghe thấy cái từ “gấp”, nhiều lúc cơ thể của tôi tự phản xạ khởi động cơ chế bảo vệ chính bản thân mình. Trong lòng sẽ nhảy ra một nhân cách khác nói “Không cần gấp nhé. Gấp gì mà gấp...quá nhanh quá nguy hiểm đấy. Em cần phải biết “chờ đợi” cơ...” Không biết mọi người có những lúc như tôi hay không. Khi làm việc bận rộn, làm việc gấp, lúc làm xong không có nhớ gì luôn, tuy đã hoàn thành biết bao việc, nhưng không có cảm giác thoả mãn, chỉ cảm thấy rất mệt mỏi tinh thần, cơ thể bị tháo hết ra, không còn linh hồn nữa.

Thời đại bây giờ phát triển cực nhanh, công nghệ thông minh, live trực tuyến, bán hàng trực tuyến, giao hàng tới nhà...Hình như tất cả dịch vụ này đều có một đặc trưng chung là nhanh, cần làm gấp. Vì cuộc sống bây giờ cái gì cũng đòi hỏi nhanh sẽ dễ khiến cho mọi người có một cảm giác “gấp”. Hình như nếu mọi người không cố gắng làm “gấp” sẽ bị xã hội ngày nay “loại bỏ”. Tuần trước tôi có xem bộ phim nói về người Trung Quốc nuôi con, cạnh tranh mua nhà gần nhà trường. Trong đó có vài câu nói khiến cho tôi rất ấn tượng “Mọi người cũng gấp, mọi người cũng chạy, tôi sợ ạ, không dám không chạy theo, không làm gấp theo...lo sợ, hoang mang lắm...” Khi tôi xem tới khúc này, không biết vì đồng cảm giác hay cũng đồng tình với chính bản thân mình, đôi mắt đỏ lên “Gấp để làm gì nhỉ? Chạy để làm gì nhỉ? Tôi muốn chờ đợi, lùi một bước rồi sao...” hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu.

Không biết mọi người thường có hàng loạt câu hỏi như tôi không nhỉ? Trong tiếng Trung tôi rất thích một câu thơ là “笑看花落,静等花开”(Smile as the flowers fall, wait patiently for the flowers to bloom. Tạm dịch: Cười nhìn hoa rụng, chờ đợi hoa nở) Mỗi khi tôi nhớ đến câu thơ này, một thứ cảm giác bình yên nảy nở trong lòng. Vui mừng nhìn hoa nở, yên lặng chờ đợi hoa rụng. Tất cả mọi vật trong thế giới đều có thể đến và đi, tuy gặp biết bao thăng trầm trong cuộc sống vẫn giữ lòng bình yên.

Nên nhiều lúc khi tôi bị thầy hướng dẫn hoặc sếp push, tôi sẽ nói “Chờ đợi em chút xíu được không? Em sẽ cố gắng hoàn thành mọi việc trong thời hạn...việc tốt cũng cần chờ đợi lâu mà.” Nói đến “chờ đợi”, tôi sẽ nhớ đến Thái Lan. Tôi đã đi Thái Lan công tác khoảng 12 lần, mỗi lần đi tôi cũng có cảm giác người Thái cực kỳ thong thả, nói chuyện cũng nhẹ nhàng, làm việc cũng từ từ, hình như mọi người đang chờ đợi cái gì hay sao. Sếp tôi thường nói với tôi “Xem nào, người Thái có lẽ là người có thể chờ đợi lâu trên thế giới, đèn đỏ dài hơn 180 giây rồi...tài xế bên này cũng sàng sẵn chờ đợi, nhưng người ngồi tôi cũng thể chờ đợi được nữa...gấp gấp qua ngã tư này đi...”

Viết đến đây, tôi lại nhớ ra một câu chuyện của một ông người Thái kể. Ông ấy là giám đốc của một công ty. Vì công việc, tôi thường phải đi đàm phán với ông ấy. Có một lần, đàm phán xong, chúng tôi đi ăn tiệc cùng với ông. Ông cười nói “Chú rất thích nói chuyện với con. Con vẫn cón ít tuổi, chú mong con có thể biết được hai từ “chờ đợi”. Hai từ “chờ đợi” là một bài học cuộc đời con cần học. Thời đại bây giờ, giới trẻ không biết chờ đợi, cái gì thu hoạch được cũng quá nhanh nên không biết trân trọng những cái gì đã có. 40 năm trước, chẳng có line, wechat, email…muốn liện hệ với ai cũng cần viết thư bằng tay. Chú nhớ hồi đại học, người yêu chú cũng là vợ bây giờ đang du học tại nước Anh. Chú thường gửi thư cho người yêu mình, thư qua lại ít nhất cũng cần tháng rưỡi, trong thời gian chờ đợi chú sẽ suy nghĩ người yêu mình đang làm gì nhỉ? Lúc đọc được thư của mình có vui không nhỉ? Người yêu mình cũng có nhớ mình như mình nhớ người yêu không nhỉ? Lúc gặp nhau thì như thế nào nhỉ? Đây là sự hấp dẫn của “chờ đợi”, vì chính bản thân luôn có sức sống và muốn tìm hiểu và biết trân trọng. Sau ngày chú kết hôn với người yêu, hai người cũng rất trân trọng những tình cảm dành cho nhau.

Chú mỉm cười nói “Con là nhân viên bán hàng, con còn ít tuổi, cần phải rèn luyện sự “chờ đợi”. Bán háng không phải lúc nào cũng bán chạy, có những lúc không bán được con phải chờ đợi, Lúc con tìm kiếm khách hàng mới, con phải kiên trì, cần chờ đợi thêm. Có nhiều người bán hàng thấy không được sẽ bỏ ngay, đi gặp khách bị từ chối sẽ bỏ cuộc...Như thế này sẽ khó làm tốt công việc. Đường đời con vẫn còn dài, con cần học hỏi “chờ đợi” nhé. Chú rất thích con nên mới chia sẻ như vậy...cảm ơn con cũng “chờ đợi” lắng nghe đến cuối nhé.”

Cười nhìn hoa rụng, chờ đợi hoa nở. Khi chú viết thư cho người yêu mình, chắc chú tràn đầy tình yêu thương và bình yên trong lòng nhỉ? Khi chú “chờ đợi” thư, chắc chú nhiều khát khao và sức sống về cuộc sống chung với cô dâu tương lai lắm nhỉ? Chính vì biết bao “chờ đợi”, cuối cùng đến được với nhau, dù biết bao sóng gió trước mặt cũng chung tay vượt qua rồi nhỉ? “Chờ đợi” đã mang đến cho chú biết bao hạnh phúc và cảm giác bình yên. Với tôi, rất tiếc tôi vẫn đang trong quá trình rèn luyện “chờ đợi”, cũng mong có một ngày có thể “cười nhìn hoa rụng, chờ đợi hoa nở”.

Ở đây, tôi cũng mong mọi người có thể “Cười nhìn hoa rụng, chờ đợi hoa nở”. Trạng thái như vậy khá khó đạt được, không chỉ cần một môi trường yên tĩnh mà còn cần một tâm trạng bình ổn. Nếu các bạn có thể đạt được trạng thái này, bạn sẽ cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng, toàn bộ con người sẽ ở trong một tâm trạng yên tĩnh, an lạc và không có suy nghĩ lẫn tạp. Chúng ta cùng rèn luyện “chờ đợi” một chút, đừng có nói “gấp” với người xung quanh nhé.

 

 

Nguồn tin: Y Ban

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây