Phan Thị Thanh Nhàn sinh ngày 9/8/1943 tại Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Sớm đến với thơ, đầu thập niên 1960 bà đã có thơ đăng báo. Năm 1969, bài thơ “Hương thầm” của bà đoạt giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ. Bà là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội trong giai đoạn 2001-2005. Ngoài làm thơ, bà còn viết báo, viết truyện ngắn, viết truyện cho thiếu nhi.
Phan Thị Thanh Nhàn được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.
Tác phẩm tiêu biểu: “Tháng giêng hai” (thơ, 1969) in chung; “”Hương thầm”(thơ, 1973); “Chân dung người chiến thắng”, 1977); “Xóm đê ngày ấy (truyện thiếu nhi, 1977), “Hoa mặt trời” (1978); “Ánh sáng của anh” (1978); “Tuổi trăng rằm” (truyện thiếu nhi, 1982), “Bông hoa không tặng” (thơ, 1987); “Nghiêng về anh” (thơ, 1992); “Bỏ trốn” (truyện thiếu nhi, 1995); “Bài thơ cuộc đời” (thơ, 1999), “Thơ với tuổi thơ” (thơ, 2002); “Con muốn mặc thêm áo để đi chơi” (thơ, 2006).
Phan Thị Thanh Nhàn thiên về thơ tình. Dần theo năm tháng, phong cách thơ của nữ sĩ chuyển từ tươi trẻ, nhẹ êm sang giàu chất triết luận, với những trải nghiệm sâu xa. Từ bài thơ “Hương thầm” lan tỏa sang bài thơ “Trời và đất” là một minh chứng cho sự chuyển biến trong phong cách thơ của Phan Thị Thanh Nhàn.
Bạn đọc ngưỡng mộ thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã cảm nhận được trong thơ tình của bà vẻ đẹp kín đáo, tế nhị, thoảng qua như một thứ hương thầm thanh quý. Đọc thơ tình của Phan Thị Thanh Nhàn thấy hiện lên một phụ nữ yêu hết mình với một tình yêu không đòi hỏi đền đáp, bao giờ cũng lặng lẽ dâng hiến, một tình yêu luôn luôn khắc khoải, trăn trở nhưng không bao giờ phản kháng và oán trách. Sở trường của bà là viết thơ nhường nhịn, viết thơ để nâng niu, vun đắp cho tình yêu. Bài thơ “Trời và đất” thuộc số ít những bài thơ mà Phan Thị Thanh Nhàn phải lên giọng triết luận về “anh” và “em”, về “trời” và “đất” về “tình yêu đôi ta” . . .
Ngày thường chỉ cần vắng anh một hôm thôi, là em đã thấy “mang đi hết – Bao nhiêu là thông minh”, khiến cho em cảm thấy chung quanh:
Thế mà chiều nay, anh có nhà, anh ở bên em, “Bao nhiêu là thông minh” lại đi đâu hết, anh chẳng còn “hóm hỉnh” nữa, hơn thế, “anh bực mình”, anh lên tiếng “triết lí lung tung”:
Thôi thì trời không chịu đất thì đất đành chịu trời vậy. Em là đất, em lặng im nghe anh triết lí về “tính tình” của ‘hai đứa ta”; và anh gọi ra tình trạng đáng sợ của nó: “Tính tình sao xung khắc vô cùng”.
Nhưng tình yêu đích thực thì hờn dỗi không phải là biểu hiện của sự tan vỡ mà nó chính là hương hoa làm nhụy sen thêm tươi, bông hoa thêm đẹp và quyến rũ. Khi trẻ, người ta nhờ phụ nữ để hiểu thế nào là tình yêu. Lúc trưởng thành và có cuộc sống gia đình, người ta lại phải nhờ tình yêu mà hiểu thế nào là phụ nữ. Phan Thị Thanh Nhàn đã có lúc để cho nhân vật “em” trong thơ của mình mong ước cho anh “bé bỏng” đi để cho “em chăm thương” với bàn tay của “người chị” và “tấm lòng người mẹ cho anh”:
Sau lúc “ông trời” nổi cơn sấm sét, giận dữ lớn tiếng “triết lí lung tung”, “ồn ào lộ liễu”, bây giờ đến lúc “đất trầm tư suy nghĩ trước sau” và đất còn hiền triết hơn cả trời. Đất triết luận thâm thúy rằng thế giới luôn tồn tại trong sự đối lập và thống nhất: có âm có dương, có trời có đất, có anh có em . . . Nếu thiếu đi sự đối lập và thống nhất ấy thì không tồn tại thế giới. Điều đó giống như “Không có mặt trời thì hoa không nở, không có tình yêu thì không có hạnh phúc, không có đàn bà thì không có tình yêu, không có Người Mẹ thì cả nhà thơ lẫn anh hùng đều không có”. Triết lí của người đàn ông là thứ triết lí của lí trí, còn triết lí của phụ nữ là triết lí của trái tim, và tình yêu có những lí lẽ riêng mà lí trí nhiều khi không hiểu hết được. Cho nên nhân vật “em” kéo “anh” trong cơn giận kia ra khỏi dòng triết lí khô khan mà trở về với quỹ đạo tình yêu:
Tình yêu là cách con người đi tìm nửa đối lập của mình, cả hai bên đàn ông và đàn bà đều có thiên hướng đi đến với nhau và tiếp nhận phẩm chất của bên kia. Yêu chính là tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác. Điều đó giống như con người chấp nhận hòa đồng với thiên nhiên, chấp nhận sự đổi thay bồng bột của thời tiết, chấp nhận “giận dữ bão nghiêng đất lở” để sau đó được thanh thản ngắm nhìn “trời xanh thơ ngây”:
Người đàn ông thông minh thường hay triết lí về trái tim con người, hoặc triết lí về thiên địa. Còn người đàn bà hơn người đàn ông thông minh ở chỗ họ hiểu thấu trái tim con người, hiểu thấu cả trời và đất mà không “cần chi biện bạch nhiều lời”:
Người ta nói tình yêu không bao giờ chỉ toàn là ngọt ngào, mà nhiều khi nó như li rượu đắng, nhưng không ai có can đảm chối từ. Vậy thì hãy cứ uống cạn li rượu Tình Yêu – Cay Đắng đó đi, vì biết đâu dưới đáy li vẫn còn giọt mật ngọt dành cho ta.
Hà Nội – Đất trời vào Nô-en 2021.KS
Nguồn tin: HNV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn