Vùng văn hóa Nam Giang Đại vương

Thứ sáu - 15/09/2023 17:23
Đình Phú Đôi (Đại Thắng, Phú Xuyên, Hà Nội) xưa gọi là đình Nhọn hay Đống Nhuyễn (Nhọn thôn) thờ thần Nam Giang Đại Vương là con trai thứ 41 của Lạc Long Quân trấn giữ quận Nam Giang phía nam của kinh thành Thăng Long – Đây là địa bàn cư trú đầu tiên của Người Việt cổ…
Vùng văn hóa Nam Giang Đại vương

    
  Th.S Phùng Quang Trung

          Lộc Tục là người khiêm nhường nên đã nói với cha nhượng cho anh. Vua cử Lộc Tục làm vua phương ) có hai người con, “con trưởng là Đế Nghi, con thứ là Lộc Tục”. Nhà vua yêu Lộc Tục hơn nên muốn cho Lộc Tục làm vua phương Bắc. Thần Nông Viêm Đế Đế Minh (cháu ba đời họ Vua Thần Nông là hậu duệ của Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư và Lĩnh Lam Chích quái: Lạc Long QuânNam. Đất Văn Lang tức nước Xích Quỷ có nhiều phong cảnh thanh kỳ. Dải Lĩnh Nam trùng trùng, điệp điệp, xanh như chàm, xa trông như rồng uốn khúc. Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương lấy Long Nữ con gái vua Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy hiệu là Hùng Hiền Vương di chuyển kinh đô về Nghĩa Lĩnh rồi lấy nàng Âu Cơ con gái Đế Lai chúa tể động Lăng Xương. Âu Cơ có mang sau 3 năm 3 tháng 10 ngày mới chuyển dạ và sinh ra một cái bọc. Long Quân cho quần thần dựng đàn tế cáo trời đất, trong lúc cử hành lễ bái thì trời nổi mây ngũ sắc, năm người cao lớn dị thường đầu đội mũ Kim Quang, mặc áo bào xanh, lưng đeo đai ngọc tuyên bố: “Ngọc Hoàng Thượng Đế cử chúng ta xuống để thi hành nhiệm vụ đặc biệt. Hoàng hậu sinh ra một cái bọc đó là điềm vô cùng tốt đẹp, trong bọc có một trăm trứng. Chúng tôi có bổn phận biến ra thành một trăm con trai, những người con này sẽ giúp nhà vua trị dân giữ nước”. Đúng ngày rằm tháng Giêng năm sau, mây ngũ sắc lại tái hiện, ngôi nhà rực sáng, bọc trứng tự nở ra một trăm người con trai. Vua bảo Âu Cơ “Ta vốn là con cháu thủy thần, nàng thuộc loài tiên, nước lửa khắc nhau, không thể kết hợp lâu dài được. Vậy xin chia tay để giữ lấy dòng giống. Nàng nên đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển, cùng nhau khai cơ mở nghiệp, tạo thế cho con cái và dân chúng dài lâu”. Âu Cơ vâng lời, truyền lệnh đem 50 người con về đất Phong Châu, phong con trưởng nối ngôi vua Quốc hiệu Văn Lang, truyền ngôi được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương. Long Quân cùng 50 người con xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ, cách biển không xa, truyền cho các con dừng chân dựng trại, thấy thế đất lục long chiêu hội, lưỡng phương giao phi màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng rồng chầu, hổ phục, bèn chọn làm nơi xây dựng cơ nghiệp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, lấn biển, làm nhà, đuổi diệt thú dữ, khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi. Chẳng bao lâu, cả vùng đất với trung tâm là Bảo Cựu cuộc sống dân lành đã trở nên trù phú, mọi thảo khấu trong vùng bị dẹp tan. Ruộng đồng, làng xóm ngày một mở rộng, hình thành nên những làng xóm đầu tiên của châu thổ sông Hồng.
 

q      w   e

         Ngôi đại bái 5 gian đình - Kết cấu nóc đình - Tượng Quan Âm chùa   
      

Nam Giang Đại vương sinh ngày 25 tháng 12, hóa ngày 10 tháng 3. Dựa vào sử sách cổ thì vị thần làng Phú Đôi thờ là cháu ba đời của Kinh Dương Vương, là con trai thứ 41 của Lạc Long Quân, là Đại vương trấn giữ quận Nam Giang phía nam kinh thành Thăng Long. Thần tên húy là Ốc, hiệu là Nam Giang, thần là Lạc tướng, người đứng đầu vùng đất cai quản thần dân trấn giữ quận Nam Giang - Thủy tổ của việc lập làng, dựng xây thuần phong mỹ tục, tập quán, truyền thống văn hóa địa phương, dậy dân làm nhề nông, đánh cá, dệt vải, chăn nuôi, giáo dục tinh thần đoàn kết hợp lòng cải tạo đồng ruộng, thiên nhiên, đấu tranh chống xâm lược và bóc lột - Tiếp giáp vùng đất này đã tìm được Trống đồng Hoàng Hạ (Bảo vật Quốc gia thuộc xã Văn Hoàng và mộ thuyền cổ Xuân La cách làng 1km), các làng Việt cổ Tri Trỉ, Trung Lập, Tân Độ, An Cốc, Thanh Xuyên, Cổ Hoàng, Phượng Dực.. đến làng Nội xã Châu Can đều có văn hóa cư dân lúa nước thời Đông Sơn Hùng Vương trong các ngôi mộ thuyền...

    r t  y  

                        Khám thờ Thành hoàng - Ngôi Tam Bảo chùa - Bức cuốn thư cổ đình
 

Ngày 23/1/1997, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ra Quyết định số 141-QĐ/VH công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Đình - Chùa Phú Đôi (xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên). Đình gồm ngôi đại bái (5 gian với 6 bộ vì chồng rường con nhị uốn bẩy, 4 hàng cột, 2 cột đá xanh đường kính 0,4m cao 4m xung quanh cột đá chạm độc long), hậu cung cấu trúc theo kiểu chữ đinh (3 gian); bên tả môn và hữu môn cửa hình vòm, mái chẩy hai tầng 8 mái đầu hồi bít đốc; bờ nóc có hai khối rồng tròn to trải lan gần hết bờ nóc, theo tích lưỡng long tranh trâu chầu nguyệt viên ngọc tròn tỏa áng hào quang; trước hồi có cột trụ đá hệ thống khuôn bức bàn theo lối cổ. Phong cách nghệ thuật điêu khắc trên gỗ niên đại thời Nguyễn (đáng chú ý 4 bức cốn trên 2 bộ vì “Quần long - Độc long - Tứ linh - Long ngư hí thủy” được đục chạm kênh bong nghệ thuật, phù điêu to mập nét mây mác thô, tự nhiên dân gian đậm miền quê mộc chiêm chũng Phú Đôi. Gian chính giữa tấm hoành phi nền gấm đục bong hoa văn chữ triện Hán tự “Đại đức xuyên lưu, nghĩa là Đức lớn được lưu truyền mãi”; bức thứ hai “Dực bảo trung hưng” - Hai câu đối: “Đất phúc theo dòng trời thịnh, biết bao đời rồng phượng về đây, cùng ôm ấp chốn này che chở. Hòa khí thấm đượm mưa lành, cửa thánh bao đời, tiếng thơm truyền muôn thủa, lẫy lừng khí tiết thanh cao”, “Trước tiền đường, mây lành bao phủ, non sông huy hoàng tráng lệ, Dưới muôn vàn sao sáng trời cao, mũ áo chỉnh tề lễ nhạc an hưởng dài lâu”. Khám thờ thần lưỡng long chầu nguyệt liên long hoa sen, rồng, phượng, chữ triện, đồng tiền được sơn son thiếp vàng lộng lẫy, trong đặt ngai thờ ngài Nam Giang Đại vương. Đình có bộ kiệu bát cống hậu bành đục trạm tinh vi, bộ bát bửu xà mâu, đôi quán tẩm hình rồng tre, đỉnh đồng, bát hương, chóe sứ.. cồng chiêng, phỗng hầu nhà thánh, hai tàn lọng, đẳng tế, giá văn, hương án kép, hai bia hậu đá dán ốp vảo tường đều thời Lê. Ngày 15/5/2019, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 2425/QĐ-UBND công nhận 12 đạo sắc phong tại đình Phú Đôi là tài liệu lưu trữ quý, hiếm: Bản sắc phong ngày 4 tháng 8 niên hiệu Cảnh Hưng (1753) do Quản giám Tri điện, Bộ Lễ Thượng thư triều Lê Phụng sao ngọc bảo cổ truyền “Hoàng đế Bệ Hạ Khám phụng sắc chỉ-thần hiệu. Sắc cho tôn nghiêm chính thuận, hùng trấn uy linh, dương vũ trợ uy, phổ độ quản tế, uyên thể trường mậu. Là tốt đẹp của sơn xuyên, là tinh túy của sông biển, thông linh tế, trừng hoặc phổ hợp. Dực bảo trung hưng, Nam Giang chi thần được tặng Hiển Ứng Tế Hệ Linh Phù Hiển Đạt Đại vương - Sắc cho dân trang Đống Nhuyễn (Nhọn), huyện Phù Lưu, thành Thăng long được phép phụng thờ”.

Nhân vật Thần Ốc “Nam Giang Đại vương” là có thật trong lịch sử, Ngài là bộ tướng thời vua Hùng (đời thứ nhất) cai quản vùng đất Nam Giang phía nam kinh thành Thăng Long. Ngôi đình cổ thời “Lê Nguyễn” với ngôi chùa làng “Phúc Lâm Tự” đồng bộ, đồ sộ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng. Điều đặc biệt ở chùa ngoài thờ Phật còn có bản Đại sắc triều vua Thành Thái năm thứ 5 sắc chỉ: Nam quốc triều phụng gia tặng Ngài Nam Gang Đại vương, là vị thần trí tuệ cao cả, kiến thức uyên bác, lại được phụng thờ tại chùa Phúc Lâm Mỹ tự Đại long thần. Mặt khác lại gia tặng đây là vị thần cứu tế cho muôn nhà đó là Nam Giang Đại vương. Theo cổ tích truyền tụng: Ngài là Thủy thần của đất nước, với sự anh linh hiển ứng lạ kỳ. Ngài thường thường nổi mây giáng mưa, làm lên sóng to gió lớn. Ở thời kỳ vua Lý Thái Tôn, thân chinh đi đánh dẹp Chiêm Thành. Nhà vua bỗng mộng thấy có một vị thần đến bái yết, tâu trình “Thần vốn là Thủy thần Nam Giang Đại vương, nay xin được thân chinh, nguyện đem thân mình để gây sóng gió bão bùng, khiến cho chúa giặc phải đầu hàng”. Từ đấy nhà vua lập miếu thờ thủy thần. Khi thắng giặc trở về để khải hoàn ca khúc mừng chiến thắng. Nhà vua ban sắc co muôn dân nơi thờ tự. Phong tặng danh hiệu “Nam Giang Đại vương” - Từ đó càng linh hiển, cầu trời nắng hoặc chế ngự mưa lũ đều được linh ứng. Trải qua các triều đại đều tặng phong mỹ tự “Thượng đẳng tối linh thần”.  Để muôn đời hương khói phụng thờ. Tại chùa Phú Đôi còn có bản sắc phong cùng câu đối ở cửa tam bảo ý là “Dẫu là Thánh thiên tử, là đấng trượng phu - Vẫn đến để giác ngộ đạo thiền (Tâm Phật)”.

Hiện tượng trên quả là độc đáo “Thành Hoàng làng thờ cả ở chùa - Điều đó minh chứng cho sự hòa đồng giữa Nho giáo và Phật giáo ở miền văn hóa Phú Xuyên và nước Việt Nam ta”./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây