Đón tết Quý Mão: Triết lý dân gian nói về chó và mèo

Thứ ba - 10/01/2023 06:36
Ảnh minh họa: ST
Ảnh minh họa: ST
   
             
                                                           Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Văn Hậu

    T
rong gia đình người Việt, Chó, Mèo (Felidao) từ xa xưa là động vật thân thiết gắn bó đặc biệt ở vùng thôn quê. Có giống, Mèo Mướp, Mèo Vàng, Mèo Xiêm, Mèo Đen, Mèo Tam Thể. Trung bình mèo ăn 20 con chuột nhắt một ngày và 7.200 con chuột nhắt một năm.
Mèo, Chó tuy khác tính nhau nhưng vẫn chung sống hòa hợp. 12 con giáp, Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (Mèo) là con vật thứ tư. Giờ Mão từ 5 giời đến 7 giờ sáng chỉ cho Phương Đông lúc bắt đầu mặt trời mọc. Triết lý dân gian về Chó, mèo khá thú vị. Xin điểm qua câu tục ngữ:
Chó xuống nhà, Mèo bắt chuột ý nói ai cũng có nghề nghiệp chuyên môn của mình, đừng tị nạnh nhau và cũng đừng can thiệp vào việc của nhau.
Chó chê Mèo lắm lông: Phê phán kẻ không thấy lỗi mình, mà chỉ thấy lỗi người.
Chó gio Mèo mù: Dùng để chê những người đần độn, ngu ngốc.
Chó khô Mèo lạc: Chê hạng người không có tài năng.
Chó tha đi Mèo tha lại: Nói những vật vô giá trị bỏ lăn lóc chẳng ai thèm lấy.
Chó treo Mèo đậy: Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho Mèo lục đớp, ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm đề phòng trộm cuỗm mất.
Chửi chó mắng Mèo: Tỏ vẻ tức giận người khác bằng cách chửi mắng vu vơ.
Đá Mèo quèo Chó: Bực mình người khác nhưng lại chút bực tức qua những con vật nuôi trong nhà.
Mèo đến nhà thì khó Chó đến nhà thì giàu một quan niệm mê tín từ xưa lưu truyền lại.
Không những Mèo Chó được nêu trong câu tục ngữ mà trong Ca dao cũng phản ánh nhân văn về tâm hồn của dân tộc ta!
-Mèo hoang lại gặp chó hoang ;
Anh đi ăn trộm gặp làng bứt khoai:
Chỉ những kẻ vô lại mới kết bè tựu đảng với nhau.
-Chú chuột đi chợ đằng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú Mèo
Câu nói hài hước ngược đời nhằm sự khinh bỉ của người dân với kẻ cậy quyền cậy thế. Chú mèo vờ vịt đã bị chửi cha lên đấy? Đã ghét lại tại sao có thể làm giỗ cha giỗ mẹ kẻ khác được.
-Mèo già thương Chó mồ côi
Ra đình kiếm được lắm xôi mang về.
-Trời mưa trời gió dầm dề
Nắm xôi nhão nhét lấy gì mà ăn!
Bài đồng dao cảm động khắc khoải khi nói về tình thương của Chó Mèo, những kẻ tàn tật, già nua yếu thế bất hạnh vẫn nương tựa nhau để sống. Ta nhớ những tác phẩm về người nghèo cưu mang nhau trong tác phẩm 1930 -1945 như Lão Hạc (Nam Cao) Vợ Nhặt (Kim Lân) Nhà nghèo (Tô Hoài) hay Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) Đi đi Em (Tố Hữu)
Triết lý đạo Phật về về từ bi phù hợp với lòng nhân ái vẫn có của người Việt lá lành đùm lá rách một miếng khi đói bằng một gói khi no ta gặp đạo Phật trong Tây du Ký của Ngô thừa ân thế kỷ 15 biết bao yêu quái nhờ Phật Bà và Phật Tổ Như Lai trở thành người tử tế khi biết hoàn lương.
Tôn Ngộ Không (khỉ) Trư Bát Giới (lợn) Sa Đà Vương (Sư tử) Ngưu Ma Vương (Trâu) Duy lực đại tiên(Dê) Bạch Long (Rồng) Bàn tơ tích (Ong xiến tóc) Ngư quái, (Cá chép) A Hoàng A Lan (Nhện).v.v.. Riêng Mèo tác giả họ Ngô không viết vì có lẽ do vua Minh nuôi Mèo quý mèo gọi là Sương Mi chăng?
Nhớ Nhật Ký Tù Bác Hồ viết năm 1942 -1943 về những kẻ khốn cùng bất hạnh, hoàn lương khi được giáo hóa đều trở nên con người sống có ích cho xã hội ở bài Nửa Đêm:
- Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà lên

Văn Hậu
Hội VNDG Hà Nội

 

Tham khảo
1. Tục ngữ Phong Giao Nguyễn Văn Ngọc Hưng Long 1928
2. Tục ngữ ca dao Hà Nội Phạm Hoà hội VNHN 1971
3. Tục ngữ Việt Nam giáo sư Chu Xuân Diên KHXH 1975
4. Tục ngữ ca dao Việt Nam Vũ Ngọc Phan KHXH 1978
5. Địa chỉ văn học dân gian Thăng Long Hà Nội GS Đinh Gia Khánh(cb) 1991
6. Đồng dao và trò chơi trẻ nhỏ TS Nguyễn Thúy Loan NXB VHTT 2003
7. Phong thủy và 12 con giáp GS Trần Quốc Vượng 2009
8. Hội làng Thăng Long Hà Nội GS Lê Tùng Vũ (cb)   NXB TN 2011
9. Xuất xứ thơ Hồ Chí Minh, Lê Xuân Đức NXB VH 2012
10. Phát huy giá trị Đạo Đức Phật giáo… TSHT Thích Gia Quang NCPH 2020

 

Nguồn tin: VP Hội

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây