Nhà nghiên cứu văn hóa Văn Hậu
Hội chùa Phụng Thánh ngày Rằm tháng Giêng tại phường Trung Phụng (quận Đống Đa) Một bữa cỗ chay chùa do đích thân sư bà cùng các vãi tổ “Pháp Hoa” làm cũng đủ món như mâm cỗ Tết.Đương nhiên, nếu mâm cỗ mặn có món gì thì mâm cỗ chay cũng có món đó. Thậm chí, có những món đặc biệt như lươn cuốn nướng, gà tần, riêu cá ,cá kho, chả rươi, thịt bò hấp chân giò hầm... đều được làm từ đậu phụ, giá đỗ sống, đậu xanh, chân nấm hương, tôm rang làm từ bánh đa món nem chạo Sài Gòn chế biến từ vỏ bưởi. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất phải kể đến món giả chạch kho tương từ đọt khoai nước. Đây là phần ngứa nhất trong cây khoai, Được bỏ cuống rửa sạch vảy kẹt nước mở ra cho bột đậu xanh vào làm nhân cuốn chặt lại như cũ cắt đôi làm khúc rồi vào nồi như xếp gạch. Cà chua hoặc quả nhót xé nát rắc lên trên. Điều tối kỵ là không được đụng đũa vào nồi trong khi đun. Chọc đũa vào sẽ làm ngưng trệ giai đoạn giải ngứa của đọt khoai. Món đọt khoai nước giả chạch kho này chắc thơm như thịt chạch thật nhân độn có vị béo Bùi Như trứng trạch.
Chế độ ăn uống thường ngày của những người ăn trường chay không được khắc khổ quá, chỉ có rau luộc, đậu luộc qua ngày đoạn tháng mà phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Chất đạm có rất nhiều trong các loại đậu đỗ, nhất là đỗ tương. Từ đỗ tương có thể chế biến da tương da đậu phụ từ đậu phụ lại chế biến da bao nhiêu món ngon lành khác. Chất béo thì có dầu lạc dầu vừng và ngày nay các loại dầu thực vật tinh chế. Còn rau củ quả và các loại lúc nào cũng sẵn trong vườn chùa, ở đồng bằng trung du ven biển ven sông ven suối Gần đây lại du nhập một số thực phẩm chay đóng gói sẵn từ Đài Loan Trung Quốc Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ta tìm đến quán chay chùa Duệ do bà Đông (vãi trưởng tổ Pháp Hoa miền Bắc) phụ trách ở gần chùa Duệ Tú phường Quan Hoa quận Cầu giấy. Các món có, cơm gạo nứt, cháu dưỡng sinh, phở gạo nứt, bún gạo nứt, xôi gạo nếp đỏ, ruốc nấm, cá chay, trạch chay, xúc xích chay, gà chay….Hoặc đến quán Nam An cô Minh Hằng số 1 ngõ 39 phố Linh lang phường Cống Vị quận Ba đình. Ăn tại nơi hoặc mang về cũng được các món như: Bột dinh dưỡng có 9 loại hạt, vừng muối đồ 9 lần nước gạo rang loại tẻ thơm Điện Biên trên nương, giò chay chả chay, cá kèo chay, cơm chay gạo nứt Số Bảy.
Hoặc cơm chay quán Làng Tấm số 79A Trần Hưng Đạo (Quận Hoàn Kiếm) Quán Âu Lạc số 10/ 318 đường Láng (quận Đống Đa) quán Thanh Tâm số 204 Phó Đức Chính (quận Ba Đình) quán An Lạc 15 Hàng Cót (quận Hoàn Kiếm) quán Trường Sinh đường Trương Định quận Hoàng Mai.
Lạ hơn lại có quán chay buffet số 29 ngõ 2 Trần Kim Xuyên, Yên Hòa , Cầu Giấy trưa tối người đến ăn tấp nập đặc biệt giới chi thức như sinh viên học sinh và cả có khách nước ngoài Ấn Độ, Thái Lan, Lào …
Theo Phật dạy, ăn để duy trì cuộc sống chứ không phải ăn uống lấy sướng miệng, đã đời. Thật mừng vì cơm chay không chỉ có ở hội chùa mà xuất hiện nhiều ngõ phố với các quán ăn chay hoặc mua về tự làm. Cơm chay là nền văn hóa ẩm thực sống động, tinh tế, đậm đà bản sắc Á Đông hay đó là biểu hiện của văn hóa tâm linh trong nền văn hóa cội nguồn Thăng Long Đất Việt.
VĂN HẬU
HỘI VH DG HÀ NỘI
THAM KHẢO
Nguồn tin: HNV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn