Văn Hậu
Thủ đô ngàn năm văn hiến ghi dấu hang nghìn sự kiện lịch sử gắn với hoạt động của Đảng, Bác Hồ và nhân dân Hà Nội. Dù muôn vàn thử thách của thiên tai dịch họa, ngôi chùa vùng ven song Nhị vẫn góp một lời ca hào hung vào truyền thống của dân Việt trong sự nghiệp dựng và giữ nước.
Xin điểm qua di tích được gắn biển, được xếp hạng ở các danh lam Hà Nội.
Chùa Hương Tuyết quận Hoàng Mai có tấm biển “Khu vực chùa Hương Tuyết là nơi liên lạc của tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội” năm 1929, trụ sở ban chỉ huy cuộc bãi công đầu tiên của công nhân xưởng Avia Hà Nội. Chùa là cơ sở hoạt động, hội họp của các đồng chí cách mạng tiêu biểu như Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Trần Ngọc hải, Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung, Lê Văn Lương…
Chùa Bạch Sam, huyện Đông Anh có hầm bí mật dưới tượng Phật, đường hầm xuyên ra khu đê Sông Hồng. Thời kỳ 1939-1940 các đồng chí lãnh đạo Đảng như TRường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng…từng ăn nghỉ hoạt động. Sau này thời kỳ 1948-1949 là nơi du kích, cán bộ ẩn náu để chiến đấu chống giặc càn quét.
Do vị trí đặc biệt của Hà Nội, Xứ ủy thành lập Ủy ban quan sự cách mạng trực tiếp chuẩn bị và lãnh đạo tổng khởi nghĩa ở Thủ đô. Tối ngày 15/8, Thành ủy Hà Nội triệu tập cuộc họp bất thường các cán bộ và đội trưởng các đội công nhân xung phong và Thanh niên xung phong chùa Hà (Dịch Vọng) để kiểm điểm lực lượng và bàn những công việc cấp bách chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Sáng 16/8 Ủy ban quân sự cách mạng họp cấp tốc đánh giá tình hình phong trào cách mạng và bàn kế hoạch khởi nghĩa ngày 19/8/1945.
Trong những ngày đầu kháng chiến, chùa Vua quận Ha Bà Trưng là hậu phương của tiền tuyến liên khu II. Khi đó đại đội 3, đại đội 14 đóng ở khu chùa Vua.
Nhà sư trị trì khi ấy là Hoàng Đình Điều. Cụ là võ tướng của nghĩa quân Đề Thám, sẵn có tinh thần yêu nước vì vậy hết lòng nuôi dưỡng, che giấu, bảo vệ an toàn các cán bộ cách mạng hoạt động. Không những thế cụ còn quyên góp tiền bạc, thuốc men ủng hộ kháng chiến. Cách mạng tháng Tám thành công, chùa là trụ sở của Ủy ban cách mạng lâm thời tiểu khu 7. Thời kỳ toàn quốc kháng chiến năm 1946, chùa trở thành nơi đóng quân, kho chứa lượng thực, vũ khí đạn dược của mặt trận Hà Nội.
Chùa Tự Khánh (quận Bắc Từ Liêm) được thành phố tặng bằng “Toàn gia kháng chiến năm 1945 -1954” thượng tọa Thích Thanh Lộc nhà sư cách mạng được bầu làm chủ tịch xã Cổ Nhuế. Chùa là trạm giao thông, trụ sở của Ủy ban liên Việt huyện. Thượng tọa bị bắt giam ở Hỏa Lò, Liễu Giai. Dù bị tra tấn vẫn không khai báo, hai sư bác ở chùa cũng giác ngộ đi theo kháng chiến.
Chùa Viên Minh (quận Hai bà Trưng) có Sư tổ Thích Đàm Thu (thế danh Nguyễn Thị Khói) là người yêu nước. Cụ nuôi giấu cán bộ, giúp đỡ cách mạng, lien lạc cho cách mạng. Cụ cho tiểu nắm cơm để tiếp tế cho kháng chiến. Hồi ấy, trong chùa thường xuyên có các cán bộ ăn ở, hội họp. Một lần thực dân Pháp nghi ngờ, chúng cho quân lính đến lục soát nhưng cụ Tổ nhanh trí cho Tiểu đưa các cán bộ bí mật đi theo của hậu của chùa trốn thoát. Cụ Tổ một mình ra gặp quân Pháp. Do thông thạo tiếng Pháp và đối đáp khéo léo nên bọn Pháp không hề nghi ngờ đã bỏ đi. Chủ tịch Trần Duy hung từng bí mật hoạt động ở chùa.
Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chúng ta nhắc tới sở chỉ huy dã chiến Trung đoàn Sao đỏ nằm ở chùa Thụy Hương, huyện Sóc Sơn.
Trong hai năm 1967-1968 trung đoàn chỉ huy 92 trận đánh, tiêu diệt, bắn rơi 69 máy bay Mỹ, trong đó tại Sở chỉ huy dã chiến chỉ huy bắn rơi 47 chiếc. Có nhiều trận đánh hay, hiệu suất chiến đấu cao, vận dụng chiến thuật thành công và sử dụng lực lượng tiêu biểu như trận ngày 23/8/1967, tổ chức đánh hiệp đồng giữa hai loại máy bay Mic17 của trung đoàn 923 và Mics của trung đoàn 921, kết quả ta bắn rơi 5 máy bay địch. 4 máy bay F4 và một máy bay F105.
Chùa Thanh Quang (quận Nam Từ Liêm) có hầm chỉ huy của sư đoàn phòng không 361. Chiến công của pháo cao xạ, tên lửa góp phần bảo vệ Đài phát thanh Mĩ Trì, bắn rơi 25 máy bay B52 và 81 phản lực các loại, làm rạng rỡ chiến công Hà Nội, Điện Biên Phủ cuối tháng chạp năm 1972, thúc đẩy quá trình ký kết hiệp định Paris năm 1973.
Trang sử hào hùng còn có thể kể việc gắn biển di tích ở nhiều nơi- Chùa Nành, Chùa Linh Quang (huyện Gia Lâm) Chùa Nhót (huyện Thanh Trì) Chùa Bá Đá, chùa Vĩnh Trù (quận Hoàn Kiếm) Chùa Quảng Bá (quận Tây hồ) Chùa Thanh Nhàn (Quận Đống Đa) Chùa Trầm (huyện Chương Mỹ) Chùa Thầy (huyện Quốc Oai) Chùa Rồng, Chùa Ngăm (huyện Ứng Hòa) Chùa Vĩnh Phúc (Huyện Phú Xuyên)..v.v..
Hà Nội có di tích Tháp Ấn Quang chùa Hòe Nhai (quận Ba Đình) Ngày 11/6/1963 Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền ngô ĐÌnh Diệm kỳ thị, đàn áp tăng ni Phật tử ở Huế, Sài Gòn.Tháp xây dựng ngày 20/7/1963 có bài vị của Bồ tát Thích Quảng Đức.
Xin kết bài bằng câu đối của Bác Hồ về dự dấn thân của Bồ Tát cho Phật Pháp và đất Việt rạng danh cùng năm châu bốn biển:
-Vị pháp thiêu thân, muôn thủa hùng uy soi nhật nguyệt.
- Lưu danh bất tử, bách niên chính khí rạng Sơn Hà
VĂN HẬU
Hội VHDG Hà Nội
Tham khảo:
1/ Hà Nội Thủ đô nước CHXHCNVN NXB Sự Thật 1984
2/ Chùa Hà Nội NXB VHTT 1997
3/ Di tích Hà Tây Sở VHTT HT 1999
4/ Di tích Cách mạng kháng chiến Hà Nội NXB HN 2006
5/ Biên niên sử Phật Giáo NXB TG 2009
6/ Từ Liêm, Di tích lễ hội NXB DTr 2010
7/Thủ Đô Hà Nội Ban TGTU HNO 2014
8/ Văn hóa Phật Giáo 4/2022
9/ Nghiên cứu Phật Giáo 5/2022