Hội đền Bà Tấm

Chủ nhật - 13/03/2022 21:54
Hồ Sĩ Tá
Cổng Đền ngày lễ hội
Cổng Đền ngày lễ hội

                                                                                                                                                        

     Đền Bà Tấm thờ Nguyên Phi Ỷ Lan Đền thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, xưa thuộc trang Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Đền là một công trình kiến trúc tôn giáo và còn có tên gọi là đền Dương Xá, thờ Nguyên Phi Ỷ Lan.Từ Hà Nội đi Hải Phòng trên quốc lộ 5 đến km 16 rẽ vào bên trái đường là Đền Bà Tấm .

Thời gai diễn ra lễ hội: từ 19-22 tháng Hai  và ngày 25 tháng Bẩy, Chính hội ngày 19 tháng Hai, đặc điểm 5 măm một lần chính hội, và có tục phất cở Tổng.

Đền được xây dựng từ năm 1009, khánh thành  tháng 3 năm  Ất Mùi 1115 ,  kiến trúc theo lối cung đình thời Lý,  bố cục theo chữ đinh, có 72 cửa, thuộc loại cổ nhất nước ta. . Đền  được trùng tu nhiều lần do dân đóng góp. năm 1600 trùng tu lớn nhất.

Thần tích  lưu  tại Đền  cho biết:

    Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến sinh ngày 7/3 Giáp Thân 1044 ( có tài liệu nói 19/2)., quê chính ở làng Thổ Lỗi, sau đổi là Siêu Loại, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Dương Xá huyện Gia Lâm). Vì mẹ mất lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên Ỷ Lan sống khổ như cô Tấm trong truyện cổ tích. Có lẽ vì vậy mà dân gian thường gọi đền thờ bà ở xã Dương Xá là đền Bà Tấm.Ngay cả ngôi chùa ở kề bên do bà  xây dựng , tên chữ Linh nhân phúc tự cũng được gọi là chùa Bà Tấm. Bà được  dựng đền khi đang  còn  sống.

   
tuong       Bức tượng Bà Tấm trong chùa     

      Chuyện kể rằng:Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) đã 40 tuổi mà chưa có con trai. Trong một lần về chùa Dâu cầu tự, tình cờ gặp cô gái hái dâu ở làng Thổ Lỗi. Thấy cô xinh đẹp lại có tài đối đáp, vua bèn đưa về cung và phong là Nguyên phi

      Theo Bắc Ninh dư địa chí của Đỗ Trọng Vĩ, (mục cổ tích) khi nói về chủ đề này có nhắc đến chi tiết sau:

     "Người con gái làng Dương Xá hái dâu trong nương. Có một ông lão bán dầu trông thấy trên đầu cô có đám mây tía liền đến bảo cô  đi gặp vua. Người con gái từ chối nói: "Mẹ tôi sai tôi đi hái dâu chứ không sai đi xem vua". Ông lão nài thêm : "sau này nếu quả cô được quí hiển thì cho tôi võng lọng đi trước". Đến lúc đó, cô  mới chịu nghe theo ông  đến chỗ vua ngự... Lý Nhân Tông lên ngôi, tôn bà  làm Hoàng Thái hậu. Nhớ lời ông bán dầu, mỗi khi ngự giá bà  lại cho võng lọng (của ông bán dầu) đi trước. Nên về sau, dân vẫn giữ lệ cũ. Hàng năm ngày nhập tịch mở hội, vẫn `trước kiệu thần, không dám thay đổi".
 

               cgh  su tu

                Chùa Bà Tấm                Hai sư tử  bằng đá liền khối cao 1,2m rộng 1,36m trong tư thế phủ phục trong Đền

     Trong đền còn nhiều di vật quý. Nổi bật là hai sư tử  bằng đá liền khối cao 1,2m rộng 1,36m trong tư thế phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại, đang vờn hòn ngọc, trên trán có trổ chữ Vương khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, đồng thời cũng thể hiện uy quyền của vương triều.Ngoài ra là các đồ thờ khác đều sơn son thếp vàng rất lộng lẫy. Khám thờ bà có từ TKXI.Trong đền còn có một thành bậc bằng đá chạm nổi rồng và lân đang chạy xuống. Thành đá dài 1,3m cao 0,8m.Trong hậu cung đền có tượng  Nguyên Phi Ỷ Lan được tạo tác rất đẹp theo nguyên mẫu khi bà còn sống,và sáu tượng nữ khác tục  gọi là lục bộ tương truyền đã  giúp bà khi nhiếp chính.Gian ngoài có đặt một số đồ thờ và chiếc ngai, trên ngai có bài vị ghi "Lý triều đệ tam hoàng thái hậu" và một vài bia ký ở hai gian bên cạnh. Đặc biệt có bộ khám long đình rất đẹp mang niên đại thời Mạc. Lễ hội đền - chùa bà Tấm diễn ra 5 năm 1 lần, kéo dài từ 16 - 22/2 âm lịch và ngày giỗ bà (25/7 Đinh Dậu 1117). Ngoài ra vào các dịp xuân thu, những ngày sóc vọng đều có lễ trong đền .

      Vị Trưởng ban tổ chức kể lại  việc chuẩn bị và tế lễ   như sau :

 "Xưa kia hội đền bà Tấm rất lớn, không phải chỉ có Dương Xá và Thuận Quang tổ chức, mà cả tổng Dương Quang cũ (gồm chín xã suốt từ Sủi (Phú Thị) cho tới Văn Lâm ( Hưng Yên) và những làng cấy ruộng hậu của đền.

        Trong đền còn giữ được tấm bia ghi rõ tên các làng cấy ruộng hậu của đền với số lượng cụ thể. Do nhiều khó khăn hội đền bà Tấm không mở được, theo trí nhớ của dân làng thì hội cuối cùng, được tổ chức vào năm 1939,  người ta còn nhớ cả tên người được giải cờ người năm đó là ông Trần Nhật Tân. Chính hội là từ 19 đến 22 tháng 2 âm lịch, nhưng  người ta đã rục rịch từ ngày 16  Ngay từ tiệc đầu xuân các vị chức sắc đã họp để  bàn việc  tế lễ  mong được bà  phù hộ cho làng. Dân làng chọn cử các tiên chỉ, tổng cờ, ban tế cùng các việc khác cho ngày hội.

      Ngày 19-2  lễ rước nước long trọng  mở đầu  hội . Đám rước khởi hành từ đền Bà Tấm lên tới giếng nước cạnh chùa làng Sủi (Phú Thị) cách đền khoảng 2km. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, tiếp đến là Tổng cờ, rồi đến chiêng, trống, bát bửu. Liền sau đó là long đình rước bài vị bà. Sau kiệu bà là kiệu rước chóe đựng nước.Tiếp theo là kiệu của các thôn thuộc Dương Xá và tất cả các làng cấy ruộng nhà đền. Do vậy mà đám rước rất lớn và dài, bởi vì ruộng đất lộc của bà trải rộng tới tận Nghĩa Trai, Bình Trù, Liên Mỹ.

Bà cũng được tôn là Mẫu nghi thiên hạ. Do qui mô của đám rước dài và lớn như vậy nên nó kéo dài tới bốn năm tiếng đồng hồ mới rước được nước về đền.
      Trong lúc  đó  thì từ các thôn cũng tiến hành rước lễ vật ra đền để tế lễ. Sau khi kiệu bà và nước đã
đưa vào đền , cuộc tế lễ bắt đầu. Các bô lão năm thôn được cử vào ban tế tiến hành kiểm tra lễ vật rất nghiêm ngặt. Lễ vật để tế lễ trong ngày hội  là trầu, rượu oản xôi yêu cầu phải tinh khiết. Từ

xa xưa vẫn thế nếu thiếu thì  có  bánh gai, bánh mật .
     Nước ở giếng Quán Đôi, đầu thôn Dương Đình, gánh về nhà trước đó ba bốn ngày đánh phèn cho thật trong, rồi mới đem ra vo gạo đồ xôi.

Ngoài việc tế lễ, lễ hội đền bà Tấm còn có các trò chơi như tổ tôm điếm, đấu vật, chọi gà, đốt pháo... Ngày 22/2 là ngày tế rã đám và kết thúc hội.

     Lễ hội đền - chùa bà Tấm là một lễ hội lớn của nước ta, thu hút không chỉ dân trong xá mà còn cả người ở các các vùng lân cận đến tham dự.  

     Trong "Lý triều đệ tam hoàng đế" bản chữ Hán còn chép rõ bản văn tế Hoàng thái hậu về mùa xuân ở đền như sau: "Rằng: Năm nay là... tháng ... ngày mồng một.

Tỉnh-phủ-huyện-tổng-xã, toàn dân kính dâng lễ vật mong được chiếu cố.Triều Lý, Hoàng đế thứ ba, Ỷ Lan linh ứng, dung mạo thơm tho, đức hạnh đoan trang, trí hòa hiền hậu, trinh tiết phép lành, lừng danh nhân hậu... giúp nước đầy phúc, nghĩa đẹp, một mực hiền hòa đôn hậu, dẹp hết nạn, yêu nước; đoan trang điềm lành, cứu đời yên dân, giúp nước bảo vệ sự nghiệp, gây dựng cơ đồ, vun trồng nền ơn, ban phúc, phát của... đức lớn lừng danh, hành vi tao nhã, giữ nề nếp, yên dân giữ nước, lòng nhân đức mở rộng kéo dài không  nghỉ.

Rước linh Hoàng thái hậu ngôi trên, rằng có lễ tế trong Trên đất nước ta có  trên một trăm nơi thờ nhưng đây chính là quê hương của Bà .
      Tương truyền  trước đền  có cột đá khắc chữ "Hạ Mã"  dưới cây đa ở cổng để mọi người qua đây phải xuống ngựa, nhưng nhiều người vô ý  nên không  xuống ngựa ,về nhà đã bị ốm đau hoặc  chết. Sau đó lại có chuyện trước đền  bỗng đùn lên một gò đất ngăn cách đền và đường đi , từ đó  mọi người đi qua  không phải xuống ngựa nữa.

Nhiều người bảo chắc là bà thương.

      Đền rất linh thiêng, nhiều bậc đế vương và nhiều người dân đến cầu đảo đều được linh ứng.. năm 1953 giặc Pháp bắn moóc chê vào Đền  mà đạn không  nổ.

Ông Dương Hải Quân Chủ tịch UBND xã Dương Xá cho biết:năm nay lễ hội truyền thống kỷ niệm 941 năm ngày đăng quang  Nguyên phi ỷ Lan 20/2  Kỷ Dậu 1069 -  20/2  Canh Dần  2010, có khoảng 2000 người gồm  6 thôn và 4 cụm dân cư tham gia.

      Để lễ hội thành công tốt đẹp , khâu tổ chức là rất quan trọng nên UBND  Xã đã thành lập 7 Tiểu ban.
      Đoàn rước có: Trống chiêng, hồng kỳ, ảnh Bác, cờ hội, ngựa gỗ, bát bửu, long đình và đội trống ếch.
      Năm nay là năm chẵn và lễ hội nhằm hướng tới Đại lễ Thăng Long Hà Nội 1.000 năm tuổi. Lãnh đạo xã muốn thông qua lễ hội khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng  các cấp và kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam.

      Lễ hội đền bà Tấm năm nay ở Dương Xá đông vui nhưng sạch sẽ, không có tệ nạn xã hội như trộm cắp, đánh bạc . các môn thể thao lành mạnh thu hút đông đảo người dân muôn nơi chính là nhờ sự chuẩn bị đầy đủ của Ban Tổ chức hội.                                                                    
                                                                                                   Bài và ảnh: Hồ Sĩ Tá      
                                                                                                  
Hội VNDG Hà Nội                                                                                                                                                                    

 

 

                                                         

 

 

Nguồn tin: HNV.

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây