Hội chùa Thăng Long - Hà Nội trong thi ca dân gian

Thứ năm - 24/02/2022 08:05
Văn Hậu
Hội Chùa Thầy
Hội Chùa Thầy

     

Hội chùa Thăng Long Hà Nội trong thi ca dân gian

Đàn ông vui đám, vui Đình
Đàn bà vui kệ, vui kinh, vui chùa (Ca dao)
 

Thi ca dân gian phản ánh niềm tự hào về Thủ đô và đất nước. Có khi là lời hào sảng ca ngợi non sông và anh hùng Dân tộc. Có khi là tiếng thét trước cảnh nước mất nhà tan. Có khi là tiếng kèn giục giã quân dân ta cứu nước cứu nhà. Dù chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…, con người sống không sợ hãi phải có niềm tin, hy vọng. Thi ca dân gian , trong đó có ca dao dễ nhớ dễ thuộc với thế hệ trẻ khi nhắc một địa danh dù nay mai có sự thay đổi từ làng lên phố, lên khu nhà cao tầng. Trong Hội nghị Văn hóa năm 1958, Bác Hồ căn dặn: Những câu tục ngữ, câu vè, câu ca dao rất hay là sáng tác của quần chúng nhân dân. Sáng tác ấy hay mà ngắn không “dây cà dây muống” “ Trường giang đại hải”. Đó là viên ngọc quý, cần mài cho tốt, cho khéo để viên ngọc sáng long lanh….

Xin trân trọng giới thiệu bạn đọc chùm ca dao về Hội Chùa.

1

                                                 Chùa Trăm gian mở hội to
  Vui từng núi Sở, núi So vui về (Ca dao)

Núi Sở có chùa Trăm gian (Quảng Nghiệm Tự) xã Tiên Phương huyện Chương Mỹ còn Núi So có chùa Lạc Lâm xã Cộng Hòa huyện Quốc Oai. Hội chùa ngày 4/1 và 13 tháng Chạp đông vui vì có cảnh múa rối, đi chữ CHI từ chân núi xuống và tục kết Chạ với làng Mai Lĩnh. Chùa dựng từ thời Lý Cao Tông năm 1185.

Người thợ triều Trần làm Chùa 4 cột 1 gian, cả thẩy có 100 gian, núi đây thờ Phật và Hòa thượng Nguyễn Lữ, hiệu Nguyễn Bình An, dân gian gọi Thánh Bối. Sư tu thiền có công trùng tu chùa sau thiền định hóa Bồ Tát. Vết tích dấu chân hành hương của Thánh đến nhiều làng xã được tôn thờ như Thổ Ngõa, Bối Khê, Đông Hoàng, Bình Đà, Tiên Lữ….Chùa còn có tượng Đô Đốc Đặng Tiến Đông. Đây là vị Tướng theo Quang Trung lập công trận Ngọc Hồi Đống ĐA mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/1/1789) ông từng bỏ công tu sửa chùa Trăm Gian.
                                                                    2

Ngàn năm dễ có mấy chùa
Có chùa Thánh Chúa, hai Vua ơn nhờ (Ca dao)
 

Chùa Thánh chúa
Chùa Thánh chúa (ST)-VH

Chùa Thánh Chúa (Thánh Chủ Tự) phường Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy mở hội ngày 25/1, ngày kỷ niệm Ỷ Lan Nguyên Phi từng về cầu tự sau sinh hạ Vua Lý Nhân Tông năm Quý mão (1064) Chùa cũng là nơi ẩn náu của bà Ngô Thị Ngọc Giao và con Lê Tư Thành sau đó về trú ở Chùa Huy Văn và được đón về điện Kính Thiên lên ngôi Vua Lê Thánh Tông năm 1160. Hội chùa cả 2 phường tham gia Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch. Có lục cúng, lễ dâng hương, Múa Chim Phượng hát Quan họ…..và dâng Cốm Vòng, đặc sản của làng.

3

Dù ai buôn bán đâu đâu
Hội hai Chùa Tháp, Chùa Dâu nhớ về (Ca dao )

Chùa Bảo Tháp, Chùa Phúc Khê ở xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì mở hội vào ngày 12/2 và 14/4, ngày giỗ, ngày hóa của hai vị Thiền Sư. Hòa thượng Hồ Bá Lam (ông trẻ của Vua Hồ Quý Ly) sinh năm 1286 hóa năm 1334. Bà Hồ Thuận Nương (Cô ruột của Vua Hồ Quý Ly) sinh năm 1301 hóa năm 1378. Bà là mẫu thân của Vua Trần Hiến Tông và Trần Nghệ Tông. Hội chùa vui vì có cảnh Kiệu bay, thi thổi cơm gánh vừa đi vừa trổ tài nấu cơm ngon, dẻo, thơm. Tục lệ làng đặc biệt là dành cỗ chay cho góa phụ trong làng và cháo thí để ven đường cho ai nhỡ độ đường hay người hành khất, trẻ chăn trâu bò…

4

Ấy ngày Mồng 6 tháng 3
Ăn cơm với cà đi hội Chùa Tây (Ca dao )

Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) Ở xã Thạch Xá huyện Thạch Thất mở hội ngày 6/3 với trò hát Chèo, lễ phát tấu cúng Phật, tiết mục Múa rối diễn cảnh đi cấy, đi cày, chăn trâu, đệt vải hoặc tích “Tấm Cám” “Thạch Sanh”…. Cỗ cúng cơm chay kèm đĩa chè lam do dân làng làm ra.

Chùa có từ thế kỷ III, trùng tu lớn vào thế kỷ XVII, đặc biệt vào thời Tây Sơn (Thế ký XVIII) Chùa xây chữ Tam với ý nghĩa Thiên, Địa, Nhân

Tam bảo có 62 pho tượng gỗ mít sơn son thiếp vàng như pho tượng Tuyết Sơn, pho tượng Quan Âm. Đặc biệt có 18 pho tượng La Hán (Còn gọi Sát Tăng) dấu ấn Phật Ấn Độ thời cổ đại, biểu hiện đi tu phải kiên trì gian nan mới về Niết Bàn. Đó là các pho MAHA CA DIẾP, A NANĐÀ (Còn gọi Khánh Hỷ) có quan hệ gia tộc với Phật Tổ Như Lai, Thương Na Hòa Tu, Ưu Ba Cúc Đa, Di A Da Ca, Bà Tu Mật…và cuối là tổ Tăng Già Nan Đề,Cưu MA Na Đa.

Thi sĩ Huy Cận năm 1960 về đây cảm xúc viết bài thơ: Các vị LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG – Tôi đến thăm về lòng vấn vương!….

5

Nhớ ngày mồng 7 tháng 3
Trở về Hội Láng trở ra Hội Thày (ca dao )

Chùa Láng, phường Láng Thượng quận Đống Đa còn chùa Thày xã Sài Sơn huyện Quốc Oai đều thờ Phật, thờ Thánh tổ họ Từ và kiếp sau là Vua Lý Thần Tôn (1128-1138). Hội Láng có cảnh rước Kiệu, độ hà (lội nước) qua sông Tô để thăm Mẫu ở chùa Hoa Lăng (phường Quan Hoa) Ngõ Vụt có đấu thần ở Ngõ Vụt. Tượng trưng là bắn pháo hoa thăng thiên.Hội chùa Thầy cũng thờ Từ Đạo Hạnh, kiếp sau là Vua Lý Thần Tôn. Có cảnh rước Kiệu, leo núi, cảnh thay áo Cà Sa thành áo Vua rồi cắt ra 100 mảnh làm khước chia cho dân làng. Khi xưa vào lễ còn gặp cảnh tượng Thánh Từ đứng lên, ngồi xuống….chào đệ tử. Trò vui có cảnh Múa rối nước ở thủy đình về sinh hoạt thôn quê.

6

Hai nhăm Cấm Giếng Bà Giao
Hai sáu Rước Kiệu ta vào ta chào
Hai bảy kéo hội cùng vui
Rước lên miếu Tổng thăm nơi Chùa Bà(Ca dao )

Hội Thượng Phúc xã Nghuyễn Trãi huyện Thường Tín có tục ngày 12/1 Âm lịch rước tượng Chùa Bà Đậu (Thành Đạo Tự) từ Gia Phúc về Thượng Phúc. Theo văn bia năm 1569 ghi thời Lý ngày 7/4 có cảnh rước tượng Bà Man Nương từ Chùa Dâu huyện Thuận Thành Bắc Ninh về đây. Cảnh kiệu rước hoành tráng với quan viên chức sắc, múa côn đỏ, chiêng trống, Bắc đàn hai bình sứ, Nam đàn hai bình cũng lễ vật 1 mâm xôi gấc, 10 đĩa trầu cau hoa quả cùng tiền 3 Mạch…để cúng Thần Giếng …Quan viên đứng trực có làng Thượng Phúc, Gia Phúc và Hoàng Phúc. Nước để tắm Phật 8/4 và cúng quanh năm. Ngày nay chùa Đậu vào dịp Hội Xuân có quán Thư Pháp, múa Lân Sư Rồng, hát Chèo đò. Dân chúng và lớp trẻ đi vòng quanh tháp, miệng na mô A Di Đà Phật vang vọng rồi viếng thăm di cốt của nhà sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường hóa Phật vào năm 1638 sau 7 ngày thiền định gõ mõ, tụng kinh.

7

Dù cho cha quát mẹ kêu
Tháng Tư ngày Tám hội chùa keo ta về (Ca dao )

Nước ta có chùa Keo( Hành Thiện) huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, chùa Keo (Duy Nhất) huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình lại có chùa Keo xã Kim Sơn huyện Gia Lâm – Hà Nội. Tích xưa kể Phật Mẫu Man Nương từ năm Ất Mùi 215 sau cho trôi xuôi cây gỗ trầm, dân chúng vớt tạc thành 5 pho tượng thờ ở các chùa. Đó là Bà Dâu (Chùa Thiền Định) Bà Dậu (chùa Thành Đạo) Bà Dàu (Chùa Phương Quan) Bà Lũng (chùa Phi Tướng) Bà keo (Chùa Báo Ân). Xưa hội chùa Dâu có Hội rước kiệu 5 bà sau Bà Keo, em út xin tách. Hội ngày 8/4 với 2 làng Giao Tất, Giao Tự tham gia. Trò đặc biệt có tục trai làng đóng giả ngựa, chạy thi 7km từ chùa Keo đến Chùa Thầm ranh giới với huyện Thuận Thành. Rồi có cảnh Kiệu rước nước, tắm Phật, hát giao duyên, múa Rồng múa Lân, thả chim câu….

8

Đồn rằng hội chùa Nả vui thay
Giai thì kén vợ, gái nay tìm chồng (ca dao )
Chùa Nả (Phúc Lâm tự) ở làng Vĩn Phệ xã Chu Minh huyện Ba Vì thờ Phật, thờ Thánh tổ Nguyễn Đạo Hạnh. Hồi trẻ thánh tu học đi Hy Cương cùng Nguyễn Minh Không . Từ Đạo Hạnh ông giải tu thiền, huyện pháp chữa bệnh cho dân nghèo. Dấu tích của THánh hiện còn 16 làng thờ như Thanh Lũng, Chu Quyến, Tây Đằng, Yên Hoàng, Chiểu Dương…Lưu ý nhất hội ngày 13 trong 3 ngày hội cả vùng ngày 11,12 và 13/3 mùa xuân. Dân làng cầu kinh, niệm Phật và có tổ chức giật Ác (Diều Hâu) làm bằng gỗ vàng tâm trên cột cao treo tua phướn Phật màu ngũ Sắc. Sau 3 lần kéo, giật con Ác bị kéo xuống Cánh Phướn (cánh Ác) và hàng trăm mảnh giấy trang kim trung ra cho người dự hội mang về làm khước, mong Âm Dương hòa hợp, mùa màng bội thu, dịch bệnh bị tiêu trừ, Xuân về cùng “Phúc – Lộc – Thọ” an khang thịnh vương…

9

Đông Phù hoa gạo đỏ tươi
Chùa Nhót mở hội giữa trời tháng Ba (Ca dao )

Chùa Nhót (Hưng Long Tự) ở làng Đông Phù, xã Đông Mỹ huyện Thanh Trì mở hội vào ngày 16/3. Đây là nơi tu hành, hỏa thiêu của Nhị vị Bồ Tất. Đó là công Chúa Từ Hoa, Từ Thục con Vua Lý Nân Tông (1072-1128) Di tích chùa cũng là nơi tu hành của Quốc Sư Thời Lý là Huệ sinh thời Lý Thái Tông, trước đó Hòa thượng tu ở Chùa Vạn Niên bên Hồ Tây, đạt hiệu Tăng Thông, đứng đầu phái thiền Nam Tông thứ 13. Hội chưa có 10 làng tham gia. Đam Uyên, Chanh Khúc, Tương Trúc, Tự Khoát, Yên Mỹ, Việt Yên, Mỹ Ả, Đông Phù và Ninh Xá (Nơi có lăng mộ Hai Bà). Nhiều trò vui diễn ra như leo cột mỡ, cờ người, chọi gà) bắn pháo hoa…Đông Mỹ cũng là quê Hương của Tổng Bí Thư Đỗ Mười, tên thật là Nguyễn Duy Cống (1927-2018)

Điểm qua Hội Chùa qua thi ca dân gian ta thấy Phật giáo thời Lý Trần…là Quốc đạo, chùa chiền gắn với đời sống văn hóa dân tộc, không hẳn của giới tu hành. Thời chiến, các sư tham gia chống giặc cứu nước, thời bình lại về chuyên tâm Phật Pháp, lo sự an bình cho dân chúng. Có nhiều vị sư từng là Hoàng thân, Quốc thích như Lý Huệ Tông, Lý Đạo Tái, Trần Nhân Tông, Trần Quang Triều, Nguyễn Bình An, Từ Đạo Hạnh…Thi pháp ca dao vang ngân khi nhắc tới sự thăng trầm của lịch sử nước nhà. Mảnh đất Thăng Long dù chiến tranh dù dịch bệnh vẫn vươn lên để xây dựng thành phố sáng tạo của UNESIO và người Hà Nội thanh lịch hào hoa nhờ câu ca dao!

-Thăng Long Hà Nội Đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ!
Cố Đô rồi lại Tân Đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây!
                                                                                                                VĂN HẬU
                                                                                                                Hội VNDG Hà Nội                         
 
THAM KHẢO
I.Sách
1.Thiền Uyển Tập Anh                                   NXB Văn hóa                                     1990
2. Bút tích Hòa Thượng Kim Cương Tử        Chùa Trấn Quốc                                  1990
3.THăng Long Đông Đô Hà Nội        GS Đinh Gia KHánh Sở VHTTHN   1991
4. Di tích Hà Tây        Sở VHTT HT                                                                          1999
5.Tín ngưỡng tôn giáo Hà Tây            Nguyễn Hữu Thức NXBVH                      2001
6.Thi pháp Dân gian    PGS.TS Lê Trường Phát NXBGD                             2000
7.Trên mảnh đất ngàn năm      GS Trần Quốc Vượng            NXBHN                     2009
8.Tục ngữ ca dao dân ca Hà Tây        TYVHTTHT                                       1975
9. Ca dao ngạn ngữ Hà Nội    Giang Quân   NXB HN                                              2010
10.Các Thành Hoàng- Tín ngưỡng Thăng Long Hà Nội,
 Nguyễn Phúc Vinh- NXBLĐ                                                            2009
11.Lễ hội Thăng Long Hà Nội            PGS Lê Trung Vũ         NXB TN                             2011
II.Hội thảo khoa học
- Về Từ Đạo Hạnh và Chùa Thầy                                                                            4/2012
-Về lễ hội Hồ Gươm UBND quận Hoàn Kiếm                                                       9/2009
- Nghi lễ Văn hóa Thăng Long Hà Nội    Hội Di sản TLHN                           11/200
-Phát huy Di sản Văn hóa dân gian- Triễn lãm Vân Hồ Hội VNDG HN       11/2012

                                               

Nguồn tin: HNV.

Tổng số điểm của bài viết là: 35 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây