Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
Người Đồng Châu trước biết bao giờ
Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thơ
Nọ vực Trâu Vàng trăng lạt bóng
Kìa non Phượng Đất khói tuôn mờ
Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy
So dạ hoài nhân chửa dễ vừa.
(Tốn Phong Thị dịch)
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm Tượng Hồ Xuân Hương
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748) biệt danh Hồng Hà. Bà không đỗ đạt, xưa con gái đâu có được vào trường ốc, nhưng văn phẩm nổi danh là bản dịch “Chinh Phụ Ngâm” do Đặng Trần Côn sáng tác và tác phẩm “ Truyền kỳ tân phả”. Văn phẩm ra đời, chợ Bưởi, chợ Cót không còn giấy bán vì học trò thi nhau chuyền tay chép tác phẩm.
Có giai thoại bà ra câu đối khiến Trạng Quỳnh, quan Huấn Đạo Phủ Phụng Thiên (Thăng Long) cũng chịu. Bà Điểm là kế thất nuôi 3 đứa trẻ mồ côi, đỡ đần ông Kiều bận đi sứ Trung Quốc. Khi về, hai vợ chồng sum vầy có những phút xướng họa thơ. Đây là cảnh chơi thuyền ngắm trăng trên sông Thiên Phù, khúc sông xưa nối đoạn từ làng Phú Xá bên sông Hồng tới chợ Bưởi bên sông Tô.
Sau một thời, ông Kiểu tổ chức 10 chiếc thuyền đưa cả gia đình vào Nghệ An nhậm chức. Nhà ở khoảng Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Vinh hiện nay. Vì không chịu được sóng gió, dù được chạy chữa, bà mất vào 11/9 âm lịch mậu Thìn (1748)
Còn ông Nguyễn Kiều mất ngày 16/6 Nhâm Thân (1762) Mộ ông bà nay ở bên phố Phú Xá, phường Phú Thượng, được xếp hạng dic tích tháng 2-2012.
Bà Huyện Thanh Quan tên thật Nguyễn Thị Hinh (1805-1848) người làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, lấy chồng là quan huyện Lưu Nguyên Ôn (Lưu Nghi) quê ở Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì. Ông được cử làm Tri huyện Thanh Quan, nay là xã Thái Thượng, Thái Thụy, Thái Bình. Bà Hinh từng là Cung trung Giáo tập được Vua mời vào Huế dạy cung nữ. bà để lại 8 bài thơ, giọng thanh lịch, trang nhã, dễ nhớ dễ thuộc. Di tích mộ chồng không còn nhưng còn cây hương số nhà 134, phố Từ Hoa, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Cổ Nguyệt Đình, quán văn chương đã có nhiều danh sĩ Bắc Hà tới xướng họa: Nguyễn Du, Trần Ngọc Quán, Trần Quang Tình. Nhiều bài thơ chữ Hán của nữ sĩ được tập hợp trong tác phẩm “Lưu Hương Ký” nhà phê bình Tốn Phong Thị viết lời tựa năm 1814. Địa danh Thăng Long được tả trong từng câu khi nữ sĩ tả cảnh trong bài “Chơi Tây Hồ nhớ bạn”
Nhớ Đông Châu là nhớ thi sĩ Nguyễn Du. Biết bao tên đất thân thương đi vào thơ, Tây Hồ, Nhật Tân, Trấn Bắc (chùa Trấn Quốc) vực Trâu Vàng (gần Phủ Tây Hồ) non Phượng Đất (mạn phố Thụy Khuê)
Thơ bà phập phồng hơi thở của thi ca dân gian, có sự cách tân đòi quyền sống của nữ giới trước sự khắt khe của lễ giáo phong kiến. Thi sĩ Xuân Diệu gọ bà là BÀ CHÚA THƠ NÔM, sách thơ được in, bán chạy ở Hoa Kỳ, UNESCO xếp hạng là di sản phi vật thể cùng danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Mộ bà không còn ở ven Hồ Tây nay còn mộ gió ở làng Quỳnh Đôi, Nghệ An.
THAM KHẢO
Đinh Gia Khánh (cb) Sở VHTT HN 1991
Nguồn tin: HNV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn