Hội thảo: Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay

Thứ năm - 16/12/2021 13:16
Ngày 15.12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc: Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay.
Đoàn Chủ tịch chủ trì Hội thảo
Đoàn Chủ tịch chủ trì Hội thảo

     Hội thảo diễn ra với sự tham gia của 180 đại biểu, gồm đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành Trung ương và thành phố Hà Nội, các tác giả có tham luận, thành viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, đại biểu Hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và những nhà khoa học thuộc lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.

Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn khẳng định chủ đề Hội thảo mang tính thực tiễn cao, có ý nghĩa thời sự, nền tảng lý luận cơ bản, phù hợp để nghiên cứu lâu dài. Hội thảo góp phần cụ thể hóa các nội dung quan trọng của Hội nghị Văn hóa toàn quốc, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bên cạnh đó, Phó Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn cũng nhấn mạnh văn học, nghệ thuật là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, tinh tế; là động lực to lớn để xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, phát triển toàn diện con người Việt Nam. Đồng hành cùng lịch sử hào hùng, nền văn học, nghệ thuật nước nhà đã có nhiều thành tựu sáng tạo, bồi đắp phẩm giá, lương tri của dân tộc.
 

hội tr

Hội thảo: Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay có sự tham dự của 180 đại biểu

tr u

Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn phát biểu tại Hội thảo

Trong đời sống hiện nay, văn học, nghệ thuật tiếp tục dòng mạch chính của chủ nghĩa nhân văn yêu nước; đội ngũ văn nghệ sĩ đã hòa mình vào thực tiễn sinh động, chủ động đổi mới tư duy; tích cực giữ gìn và phát huy các yếu tố tích cực, lành mạnh. Tuy nhiên, ở khía cạnh phê bình và tự phê bình, cần nghiêm túc thẳng thắn thừa nhận những tồn tại, bất cập, hạn chế, như: Số lượng tác phẩm nhiều nhưng chất lượng chưa tương xứng; chưa khám phá được chiều sâu cuộc sống, bối cảnh hiện thực của công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước; còn tô đậm mảng tối, chưa chú ý đến vấn đề lớn lao của đất nước, trách nhiệm công dân; chiều theo thị hiếu dễ dãi, chức năng giải trí mà hạ thấp chức năng giáo dục, thẩm mỹ; một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang thờ ơ với giá trị văn học, nghệ thuật truyền thống dân tộc, quay lưng với sáng tạo của văn nghệ sĩ. Hội thảo cần lý giải vai trò, trách nhiệm, tìm ra giải pháp cho văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ trước những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay; để cống hiến cho đất nước, nhân dân những tác phẩm xứng tầm.

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng, phát triển kinh tế sáng tạo, các ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo, văn học, nghệ thuật sáng tạo...đang là xu hướng lớn, thời cơ lớn. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đối với quá trình sáng tạo, tiếp nhận và hưởng thụ văn hóa, văn nghệ ở Việt Nam.

Đánh giá về sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong thời điểm hiện tại, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhận định, nhiều điều kiện, tiền đề để các ngành văn hóa, văn học, nghệ thuật phát huy tối đa sức sáng tạo, những phương thức biểu đạt mới và hiện đại chưa từng có, những phương tiện quan trọng trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, ảnh hưởng nhiều mặt, nhiều chiều đến tư tưởng, thẩm mỹ, đạo đức, lối sống của xã hội.

Hội thảo có năm nội dung chính bao quát gần như toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị và văn hóa, văn học, nghệ thuật của đất nước. Một là, văn học, nghệ thuật với nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và hội nhập quốc tế. Hai là, văn học, nghệ thuật với nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Ba là, văn học, nghệ thuật với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo. Bốn là, văn học, nghệ thuật với nhiệm vụ quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài. Năm là, văn học, nghệ thuật với nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Trong số hơn 90 tham luận đóng góp cho Hội thảo, chủ đề phòng chống đại dịch Covid-19 có tới 20 bài; biên giới, hải đảo có 20 bài; xây dựng, phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật chiếm ưu thế với 40 bài; giao lưu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài có 15 bài; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch có năm bài. Điều đó thể hiện sự quan tâm, hưởng ứng của đội ngũ các nhà khoa học; nghiên cứu, lý luận, phê bình và văn nghệ sĩ cả nước về những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước. Về cơ bản, các tham luận có nhiều cách tiếp cận, lý giải vấn đề, xuất phát từ thực tiễn trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật khác nhau nhưng đều tập trung làm rõ chủ đề Hội thảo. Các tham luận tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, đưa ra những dự báo có cơ sở khoa học và thực tiễn về xu hướng vận động, phát triển của văn học, nghệ thuật nước nhà thời gian tới; đề xuất, tham vấn những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi để văn học, nghệ thuật phát huy tốt hơn hiệu quả xã hội, đóng góp cho mục tiêu hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Kết quả Hội thảo dự kiến đã góp phần bổ sung luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để đánh giá vai trò, đóng góp của văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà trong sự nghiệp phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương sẽ có báo cáo cụ thể, tham mưu cho Đảng, Nhà nước đổi mới phương thức lãnh đạo, có những chính sách phù hợp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Hội thảo cũng góp phần cung cấp những tài liệu khoa học tham khảo quan trọng cho các nhà nghiên cứu văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ, cập nhật tri thức và thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong lĩnh vực này; là cơ sở để lãnh đạo các cấp, các ngành liên quan đến văn học, nghệ thuật tham khảo, ứng dụng trong thực tiễn.

Bài, ảnh: VŨ MỪNG

 

Nguồn tin: Báo Văn hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây