Ước mơ của người Mông ở bản Rừng Thông

Thứ sáu - 15/12/2023 19:24
Ước mơ của người Mông ở bản Rừng Thông

     
     Phạm Thị Hồng Thu

      Một ngày đông, nắng vàng rót mật lên vạn vật, tôi có dịp đến thăm bản Rừng Thông của người Mông ở xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Nhìn cây cối xanh tốt, nhà cửa tương đối khang trang, chủ yếu là nhà xây, tôi không thể hình dung 30 năm nay bản sống thiếu nước.
Thật cảm phục ý chí và nghị lực của bà con người Mông ở bản Pá Cư Sáng A, xã
Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, nơi núi cao dốc ngược, có ít đất trồng trọt,
nghe theo tiếng gọi của Đảng, họ đã rời núi tìm về vùng thung lũng, đất đai bằng
phẳng màu mỡ này để thành lập bản từ năm 1993. Bản có 79 hộ đều là người
Mông, người dân đặt tên bản là Rừng Thông vì ở đây có nhiều thông, nay thông đã
nhường chỗ cho xoài, nhãn, mía và các cây nông nghiệp khác theo mùa vụ.
Sức sống của người dân thật bền bỉ, dẻo dai, họ đã quen cuộc sống thiếu thốn khổ
cực, thật thương. Ba mươi năm không có nước nhưng không ai bỏ bản đi nơi khác
sống, họ vẫn bám trụ ở đây. Họ đã khoan giếng nhiều chỗ mà không có nước.
Không bỏ cuộc, họ đã nhờ cả chuyên gia thăm dò vẫn không tìm thấy nguồn nước
nên đành chấp nhận sống bằng nước mưa. Họ xây bể xi măng chứa nước mưa để
ăn uống, quây bạt chứa nước mưa để tắm giặt, tưới cây. Ở đây mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 9, bảy tháng khô hạn khó khăn vô cùng. Đến tháng 2 nhà nào không còn
nước phải mua nước ở các nơi chở về, một triệu đồng một xe gần 10 khối, thật đắt
đỏ so với thu nhập của họ.
Thiên tạo đã ban cho bản Rừng Thông chất đất như đất phù sa, trồng cây gì cũng
tốt. Mùa mưa trồng ngô đậu và các loại cây ngắn ngày, gần đây dân trồng đậu
tương giống mới xuất khẩu trái xanh sang Nhật Bản, có đơn vị bao tiêu sản phẩm.
Đó là hướng đi tốt, giúp dân có thu nhập. Còn đất chủ yếu trồng cây lâu năm xoài,
nhãn vì các loại cây này ít cần nước và ít phải chăm sóc. Mùa khô 7 tháng đằng
đẳng là áp lực lớn, nhưng dân bản vẫn vượt qua. Quả thật sức chịu đựng của con
 
người là vô tận. Họ đã quen, đã yêu và gắn bó với mảnh đất này, bản Rừng Thông
chính là quê hương của họ.

ht

 
Bản nằm giữa thung lũng, các phía là đồi, núi trọc không có nước. Sau khi thủy
điện Sơn La hoàn thành năm 2012 có một hồ nước nhỏ được hình thành trên núi
cách bản khoảng 2 km. Là tin vui nhưng làm thế nào để kéo nước về thật không dễ.
Anh Giàng A Dạy, một thanh niên trí thức của bản đã sáng kiến làm đường ống,
kéo điện lên bơm nước về bốn năm nay để nhà dùng và bán rẻ cho dân bản nhưng
cũng không được nhiều vì đường ống nhỏ. Tháng 3 - 4 nước hồ cạn đục, bơm được
ít về cũng chỉ để tưới cây. Dù thiếu nước, cuộc sống khó khăn nhưng hiện tại dân
bản chỉ còn 4 hộ nghèo, phần đông đã thoát nghèo nhưng chưa khá giả. Vì thiếu
nước và đất trồng trọt ít nên thanh niên và những người còn sức lao động đã đi làm
công nhân ở các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Bản còn lại chủ yếu trẻ
em, người già.
Ước mơ có nước, ước mơ thay đổi cuộc sống đã thôi thúc người dân, dù còn khổ
mỗi khẩu cũng đóng góp 1,2 triệu đồng, mỗi hộ khoảng 7-10 triệu đồng, dân góp
một phần mười, cùng nhà nước làm con đường bê tông chừng 3 km ra thị trấn Hát
Lót. Con đường rộng 3 mét phẳng lì, đi giữa rừng xoài, mía của các bản thật giá trị.
Con đường nối bản với thị trấn gần hơn, nhanh hơn, hàng hóa lưu thông thật thuận
tiện. Cuối năm con đường bê tông hoàn thành thì đường ống nước cũng được khởi
công chạy bên cạnh đường bê tông và dân cũng góp một phần với nhà nước để đưa
nước về bản.
Ba mươi năm khát khao mong ngóng, chờ đợi có nước giờ sắp thành hiện thực.
Tết Giáp Thìn này bản Rừng Thông có đường mới đẹp để đi, hi vọng có nước sạch
về từng nhà. Và khi có nước chắc người dân sẽ tập trung thâm canh, trồng trọt chăn
nuôi, phát triển kinh tế để khỏi phải đi làm ăn xa. Hi vọng từ tết này dân bản được
đón những cái Tết, những mùa xuân trọn vẹn.
 

Sơn La 21 - 23/11/2023, Hà Nội 2/12/2023

PTHT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây