Trường thi Thúy Lan - góc nhìn văn hóa thời đại

Thứ ba - 21/11/2023 21:50
Trích bài bình trong truyện thơ Thúy Lan - NXB Hội Nhà văn tái bản lần thứ 6
của Nhà phê bình Song Vũ Hoàng Phương
Trường thi Thúy Lan - góc nhìn văn hóa thời đại
              Có thể nói từ khi cuốn Truyện thơ Thúy Lan của nhà thơ Lê Hữu Bình xuất hiện trên văn đàn (Qua các nhà xuất bản - chnh lý, tái bản đến lần thứ 5 năm 2015 tại NXB Hội Nhà văn) việc nhìn nhận đánh giá về cuốn Truyện thơ đều tập trung vào hai bình diện:
Đánh giá: Hoàn cảnh, xuất xứ ra đời, về chủ thể tư tưởng chỉ đạo nội dung cấu trúc, nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật.
Đánh giá: Từ góc nhìn văn hóa thời đại về nhân vật chính diện Thúy Lan hội tụ ba tố chất: Tâm- Tài- Sắc.
         Nếu phải làm một thống kê về tác phẩm văn học, trên dưới một trăm năm trở lại đây thì trước đó, ngoài cuốn Kim Vân Kiều truyện của đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) với các nhân vật được nhiều đọc giả của các thế hệ phân tích, lý giải, bình luận, cảm nhận... để chia sẻ, đồng cảm hoặc bày tỏ, phản hồi là rất nhiều. Tiếp đến thời kỳ văn học đánh Pháp, chống Mỹ, xuất hiện một số tác phẩm văn học được dư luận quan tâm đánh giá cao cũng trội lên ở thể loại tiểu thuyết, trường ca, bài thơ dài của các tác giả là người lính... Và sau nữa là giai đoạn văn học hậu chiến tranh (1975- 1985), giai đoạn văn học thời mở cửa đổi mới, hội nhập (1986 đến nay) các tác phẩm dài hơi, có sức lan tỏa hầu như thưa dần. Những người yêu văn thích văn chương nhiều lên, hòa nhập ở phong trào thơ ca bình dân (sàn diễn thơ ca xen lẫn âm nhạc dưới hình thức câu lạc bộ)…Nói như vậy, giai đoạn này không phải là không có những tác phẩm văn học lớn. Có nhưng rất hiếm, hiếm trở thành rất quý. Theo chúng tôi thì một trong các tác phẩm quý hiếm ấy phải kể đến Truyện thơ Thúy Lan của Lê Hữu Bình, cùng với một số truyện ngắn của ông đã được đài tiếng nói Việt Nam sử dụng trong chương trình: Đọc truyện đêm khuya.
       Hầu như ai đã đọc Truyện thơ Thúy Lan đều có chung một nhận xét khẳng định: Lê Hữu Bình là một tài năng sáng tác văn học. Thông qua sự cảm nhận văn học hiện thực thời đại, xây dựng nhân vật Thúy Lan, đã chạm tới “mắt bão” then chốt hình ảnh, cốt cách người phụ nữ thời đại mới (ý thức, phẩm chất, giá trị  người phụ nữ trong đời sống xã hội). Thúy Lan là nhân vật nữ đại diện cho khát vọng vươn lên, đã đi đến tận cùng khả năng, trách nhiệm, mang ước vọng đạt được mọi thỏa mãn, nhu cầu trong sáng lành mạnh nhằm xóa đi mọi định kiến phân biệt giới. Thái độ xem thường hay thiếu tôn trọng người phụ nữ đã ăn sâu vào tâm thức nhiều thế hệ là: “Đàn bà nội tướng tề gia”. Truyện thơ Thúy Lan còn tạo ra được sự hấp dẫn cách nhìn mới về dòng thơ lục bát hiện đại. Đồng thời nó còn đóng góp một sứ mệnh kép của nền văn học hiện thực, thời đại mới.vừa là tác phẩm thơ, vừa là bình luận, nhìn nhận về thân phận, địa vị của các lớp người trong thời cuộc xã hội kim tiền”, đa nhân, đa sự… Đọc Truyện thơ Thúy Lan, bạn đọc đều viết cảm nhận của mình bằng những từ hoa mỹ nhất, để tạo ra tiếng đồng vọng, ngợi ca.
       Thúy Lan người phụ nữ thời đại mới vẹn toàn: tâm - tài - sắc! Với góc nhìn văn hóa hiện thực, Thúy Lan, cô gái Hà Nội gốc, sinh ra và lớn lên trong một môi trường, một xã hội tốt đẹp. Đi vào văn học, tư thế một nhân vật trung tâm đại diện cho lớp người sống theo lẽ phải- mang khát vọng tự do, hạnh phúc, vươn lên bằng nghị lực cao cả của chính mình. Thúy Lan thực sự trở thành nhân vật văn học nghệ thuật nhờ ngòi bút tài hoa của nhà thơ Lê Hữu Bình. Thúy Lan không chỉ đơn thuần là một cô gái giàu lòng nhân ái bao dung, cảm thương với những số phận, những mảnh đời thiếu hụt, mà ngay chính cả cuộc đời Thúy Lan cũng phải gánh chịu kiếp đa đoan “hồng nhan, bạc phận”, là nạn nhân của những kẻ tha hóa đồng tiền, quyền lực...!
                            Mấy ai biết được số mình
                   Đời người sướng khổ tử sinh khó lường
   Thúy Lan người phụ nữ tâm - tài - sắc. Cuộc đời vẫn phải gánh chịu đa truân, đa sự... giữa sự bề bộn của một xã hội còn bao đường ngang lối tắt cho những kẻ cơ hội, đầy chức quyền, đồng tiền bào mòn nhân cách. Trong tác phẩm, Lê Hữu Bình đã dồn tâm huyết vào ngòi bút tài năng kết cấu nội dung cốt truyện, có độ dài 8 chương với 4248 câu thơ lục bát thuần Việt, bằng góc nhìn văn hóa thời đại mới. Ngoài nhân vật chính diện điển hình Thúy Lan, Lê Hữu Bình còn xây dựng các tuyến nhân vật, đại diện các lớp người tượng trưng mọi phương diện xã hội, tạo ra những tầng lớp phong phú, hấp dẫn trong tác phẩm. Nó vừa mang tính hiện thực phản ánh toàn diện xã hội, vừa mang tính văn học. Như nhân vật Kim Oanh, cô bạn cùng học nhưng thiệt thòi về hoàn cảnh gia đình và kinh tế. Trong thời gian theo học đã được Thúy Lan nâng đỡ, cưu mang cả về tinh thần lẫn vật chất. Khi ra trường, Thúy Lan, Kim Oanh trở thành hai người bạn gái không thể thiếu nhau trên chặng đường đời.
                          Cuối tuần này nét bút nghiên
                     Mặc nhiên đây sẽ là phần giúp em
                       … Về Lan giao việc gi Oanh
                     Khớp khuôn chuẩn cáo rõ rành in ngay
                       … Oanh thưa lại chuyện ngân hàng
                     Tháng sau không trả họ sang thu nhà
                              Lan càng canh cánh xót xa
                    Càng đau nhói ngực, càng đà quyết tâm.
   Phản ánh mặt trái xã hội. Tuyến nhân vật phản diện, những thoái nhân - quan tham bán chức mua quyền. Như Gâm Lang, Trí Thâm, Phi Hổ, Thanh Hằng vợ Phi Hổ...! Lê Hữu Bình khắc họa chân dung mỗi nhân vật đều có địa vị và khuôn mặt khác nhau: gian hùng, xảo trá, thâm hiểm trong vỏ bọc xã hội khác nhau. Ví như Gâm Lang “tên quan trọc” dựa vào uy lực đồng tiền tỏ ra cợt nhả, đểu giả với Thúy Lan bằng sự trơ trẽn giữa tiền và tình, không úp mở, ý tứ.
Với Phi Hổ, gã quan tham “có tóc”, hắn bọc mình trong chiếc áo choàng vị quan liêm, nhưng mưu đồ thâm hiểm và sự đểu giả tinh vi ít ai bằng. Hắn là kẻ “ăn vụng biết chùi mép”. Còn Trí Thâm, hắn là một tên tội đồ hội tụ đủ hai tố chất của Gâm Lang và Phi Hổ. Riêng nhân vật nữ Hiền - thư ký riêng của Gâm Lang, xem như con hồ ly tinh thời đại “ghen tuông, gian manh, xảo trá” bằng các ngón đòn rất đàn bà nhưng rất cao tay. Y muốn làm bồ của Gâm nhưng bị Giám đốc chối bỏ vì Gâm chỉ yêu Thúy Lan say đắm mà thôi, tự nhiên Hiền thành kẻ tình địch với Lan. Hắn không gây sự Thúy Lan bằng đòn ghen trực tiếp, mà dùng chính tay chồng Thúy Lan. Đây là cách đánh ghen của phụ nữ thời đại mới. Bên cạnh hai tuyến nhân vật chính diện - phản diện. Lê Hữu Bình xây dựng tuyến nhân vật thứ ba (tuyến trung gian) để tạo nên bối cảnh xã hội hiện thực, gần với đời sống thường ngày, đưa câu chuyện về cuộc đời, số phận người phụ nữ xoay xở tự tìm hướng vươn lên, không chịu thu mình trong vỏ bọc số phận, bản chất mà tạo hóa áp đặt lên thân phận người phụ nữ...
   Truyện thơ với nội dung, kết cấu và độ dài ấy đã trở thành một Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan của Lê Hữu Bình.
Có không ít bạn đọc Truyện thơ đã giành cho Lê Hữu Bình một góc nhìn đầy thiện cảm, tựa như có “một ngôi sao” thơ vùa sáng. Lê Hữu Bình xuất thân từ một người lính chiến. Ông trưng thành từ một anh lính binh nhì- đến một sỹ quan cao cấp trong quân đội, xuyên suốt cuộc kháng chiến chng Mỹ của dân tộc. Khi rời quân ngũ, ông lại đem trí lực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước, cương vị một Giám đốc tài danh, nhiệt huyết, có lòng đam mê thi ca từ năng khiếu bẩm sinh. Lê Hữu Bình sáng tác Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan. Ông đã thổi hồn vào nhân vật chính là Thúy Lan để nó như một nhân vật tiêu biểu đại diện cho phụ nữ thời đại mới. Qua ngòi bút Lê Hữu Bình, nhân vật Thúy Lan xác định được những nét bền vững, từ góc nhìn văn hóa đậm chất nhân văn.
     Trong cuộc sống xây dựng đất nước, bằng nền kinh tế hiện đại mở, vươn tới sự công bằng, văn minh, dân giàu nước mạnh không phải là sự đơn thuần. Nó còn cam go phức tạp như cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp. Xã hội còn muôn vàn khó khăn gian khổ, còn biết biết bao rào cản của các phần tử đối nghịch (thù trong- giặc ngoài), xã hội còn nhan nhản những kẻ tư hữu, cơ hội, tha hóa, bào mòn nhân cách và thể xác. Trong khi những người lương thiện, mang lương tri, tâm huyết với xã hội, với đất nước vừa đi qua hai cuộc chiến tranh lịch sử vĩ đại của dân tộc, dựng nước và giữ nước. Từ hai bàn tay trắng, còn phải đang tự mình xoay xở, tìm hướng đi lên, thì tránh sao khỏi những ngỡ ngàng, những hệ lụy giữa hai mặt xã hội: chính-, thiện- ác, đố kỵ nhau, luôn luôn xung đột trái chiều, tư duy giai cấp còn nan giải phức tạp...Đó là những ám ảnh về số mệnh, về thân phận, về giới tính của người phụ nữ. Trong khi người phụ nữ họ không cam chịu, bằng lòng như số phận an bài. Họ nuôi ý chí vươn lên để đòi quyền sống công bằng, hạnh phúc, nhằm tới cuộc sống tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn.
   Từ góc nhìn mang nét văn hóa thời đại, hiện thực, khách quan về xã hội, về thân phận người phụ nữ mới, ông đã xây dựng tính cách các tuyến nhân vật. Dù chính diện hay phản diện đều gắn liền chủ kiến của tác giả. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự thành công về giá trị nghệ thuật văn học trong Truyện thơ Thúy Lan. Đó là kết quả của vốn sống thực trên đường đời qua các quy trình biến thiên từng giai đoạn lịch sử xã hội nước nhà qua bút pháp tự sự, kể chuyện của ông. Nhân vật Thúy Lan được lấy làm rường cột xuyên suốt truyện thơ. Ông đy tính cách nhân vật đến cao độ, giúp đọc giả đều có cảm nhận các nhân vật trong Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan, thấy như họ đều là những con người từ đời sống thực ngoài cộng đồng xã hội đi vào văn học, chứ không phải từ văn học đi ra, làm cho Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan đi vào lòng người một cách tự nhiên, cởi mở và chân thành. Truyện thơ Thúy Lan còn là tập sách hàm chứa đầy đủ về nét văn hóa, trong văn học hiện đại, lấy đạo lý truyền thống dân tộc làm chủ thể cốt truyện tô đậm văn hóa tình người, giàu tính nhân văn cao cả.
                       
   Tôi có thể nói: Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan là thước đo, là “nhiệt kế” vừa định lượng, vừa kiểm nghiệm chất lượng văn hóa, phẩm chất tâm hồn con người của xã hội trong thời điểm lịch sử, con người đang sống ở thời đại đó. Như vậy Lê Hữu Bình đã góp phần làm tròn sứ mệnh văn học, với vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tránh được sự sai lệch, suy giảm theo thời gian, đồng thời góp phần truyền đạt lưu giữ các phong tục tập quán bằng cách đưa vào văn học hiện đại, khiến nó trở nên lung linh, sống động hơn, đẹp hơn nhiều. Từ hai câu kết truyện thơ, người đọc dễ dàng nhận rõ: con người ta dù thành danh, thành phận đến đâu, dù ở hoàn cảnh nào, địa vị xã hội nào cũng luôn luôn phải hướng vào chân thiện mỹ, lấy chữ Tâm định hướng đi:
                           Căn cùng cung bậc chín mười
                  Suy đi ngẫm lại nên người từ: TÂM.

 Chữ Tâm: Ứng xử nét văn hóa tính người:
                 Thảo thơm bản tính con người
         Thương người nghèo túng từ thời hoa niên
                 Gặp hành khất kẻ ăn xin
          Vào nhà múc gạo, lấy tiền ra cho.
Chữ Tâm: Ứng xử nét văn hóa đạo vợ chống:
                 Vợ chồng phải lúc dối nhau
         Cũng đau lắm chứ, dẫu đau cũng cần.
Chữ Tâm: Ứng xử nét văn hóa đạo nghĩa dân tộc:
                  Biết thừa kẻ hại mình xong
           Thôi, tha cho cho lòng vợi đau
                  Cần mua cạnh sống cầu
           Dẫu thành cát bụi - nguyện giầu đất quê.
Chữ Tâm: Ứng xử nét văn hóa đạo hiếu:
                Giờ đây bố mẹ cũng già
         Tre đà lá rụng, thân đa vỏ sần
                Mong cho cây cối lại xuân
        Bõ công cốt nhục sinh thành ra ai.
Chữ Tâm: ng xử nét văn hóa chữ nghĩa:
                Được thua công chuyện ở đời
           Lửa phiền càng đượm, càng gai góc nhờ
            … Đau thay nhân kiếp hồi luân
           Sinh ra người chẳng được thân làm người
            …Thôi thì, thôi chút nương tay
           Là vơi đi những ức cay trong đầu...
              Không có gì bằng giá trị hiện thực trong các nhận xét của bạn đọc. Qua đó thấy cũng tốn bao giấy mực của những người vốn đã yêu thơ anh mà bình phẩm nhân vật Thúy Lan trong cuốn đại kim thành truyện thơ Thúy Lan của nhà thơ Lê Hữu Bình.

 

SVHP

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây