Tuệ Minh
Lần sang Trung Quốc này có công chuyện, phiên dịch về trước Thúy Lan phải ở lại với Phi Hổ. Mang ơn Phi Hổ lớn không thước nào đo nổi, bao lần tránh khéo chàng, hoàn cảnh lần này biết rẽ đường nao khi lối lạ, ngôn ngữ bất đồng? nên chị đành trả nghĩa… Đoạn thơ này chủ yếu nói tới cái hay cái đẹp của văn chương, thể hiện rất tài hoa của Lê Hữu Bình trong việc sử dụng ngôn từ thuần Việt thời hiện đại. Hay lại dễ hiểu, uyên thâm mà vẫn nhận ra thế mới sướng. Cảnh yêu đẹp mê hồn, văn phong hình tượng hóa cao vút, phối hợp nhuyễn giữa động thái tâm trạng đối thoại, kết hợp hài hòa giữa cảm xúc với không gian thời gian. Nút mở này chính là điểm xuyến mây bay, vẫn sáng ngời sinh khí của chân lý tình đời, ở 2 thực thể. Những vần thơ rung động lòng người dưới đây, ta càng thấy năng khiếu bẩm sinh thi phú trời cho và học thuật cao của tác giả truyện thơ Thúy Lan:
Tả người phụ nữ được bóc trần ra từng lớp bằng những cảm hứng quan sát tinh tế, siêu hình tượng hóa, tạo nên vỉa tầng ngôn từ đắt giá xuất thần: Đường cong uyển dẻo mịn màng/ Gờ thu mỏn mẻn ngậm trăng cận vành. Lạch đào non nõn mướt xanh/ Song trâm (2) tuyết khảm ngà trành thẳng thuôn. Ôi cha hay đến mức không thể hay hơn được nữa. Cái hay ở chỗ mọi người đều cảm nhận được, nhưng lại ngại không nói ra. Cứ lan lan truyền cảm hứng mới tuyệt vời làm sao, (2) giữa là hoa Ngọc trâm hai bên vách đùi non, tựa tuyết khảm trắng ngần và đôi chân hệt cặp ngà thẳng thuôn. Liệu đời sau có ai tả bên trong của người con gái đẹp đến thế không? Mặt khác, Thúy Lan vốn từ Đại học xây dựng, do vậy chị hiểu chuyên môn sâu lắm. Chị mạnh dạn chỉ ra những bất cập ở tính toán thiết kế cầu đường, giúp Phi Lăng: Ta làm thường lớn quá dôi chỗ này/ Tính bền hệ số thừa đây/ Hàng dư theo đó trôi đi rất nhiều. Thế nên Phi Hổ ngày càng yêu thương trân quý chị.
- Chuyến sang Trung Quốc bởi công việc, đây chính là ngầm ý của tác giả. Vừa trực tiếp nhìn thấy thường xuyên của người phụ nữ vô cùng xinh đẹp luôn bên cạnh ông. Hơn thế nữa lại dụng công, cố để các bạn Trung Hoa tả Thúy Lan, là mang ý thâm sâu lắm lắm. Trong buổi liên hoan kết thúc công việc, bạn tiếp Phi Hổ, Thúy Lan, cô phiên dịch (đoàn người Việt có 3). Những lời ngợi khen Thúy Lan lúc này của các bạn Trung Quốc, cứ tự buột tuôn ra:
Các bạn đắm say ngắm nhìn Thúy Lan, với những ví von thi vị, ngôn từ không tiếc: Diệu kỳ thay tụ đủ điều/ Ánh lồng trong nguyệt dáng chiêu dụ trời… Nhoẻn cười duyên chút sơn sôi thủy trầm. Từng xem áng thơ này trên FB, tôi thấy có bạn viết: Đọc đoạn thơ tác giả mô tả sắc đẹp của Thúy Lan, mà chúng tôi đờ đẫn hết người, các giác quan tê cứng, tựa chết lâm sàng trong đê mê. Tác giả là người bình thường hay dị biệt chăng, nên mới phát viết ra những áng thơ, thiết nghĩ người đời không hề nghĩ tới.
- Rồi cũng đến lúc phải chia tay nhau. Không thể mang ơn trả nghĩa mãi được vì chị xác định đây là một “Nỗi tình” chứ không phải thứ tình cảm thuần túy người đời vẫn gặp. Lần gặp gỡ tư riêng giữa Thúy Lan, Phi Hổ ở đây, coi như lần cuối:
Biết mang ân lớn không thể bội nghĩa, Thúy Lan vẫn thấy đó là một việc luôn day dứt vò vẹo lương tâm, đau đáu thấy sai thấy lỗi mà không thể nào lý giải được: Chấp chăng? chút ngọn lửa lòng/ Cũng rồi một nghĩa ấm lồng giá sương. Âu cũng là hoàn cảnh tâm trạng hiện nay, của không ít những mỹ nhân tài sắc phi phàm: Vậy thôi mong phận bình an/ Nỗi tình còn chút này san đành là. Phàm trong ái dục suy xa/ Lắm khi lòng thật lại ra dối lòng… Nhất định chị tìm cách thoát khỏi Phi Hổ, vẫn biết Phi Hổ giúp chị nhiều lắm yêu thương chị nhiều lắm, luôn giành cho chị những cử chỉ lời nói có cánh. Thúy Lan vẫn không thể. Và Phi Hổ gắng đến mấy, rồi cũng tắt dần trong vô vọng.
Các đoạn thơ vừa trích trên mới thấy Thúy Lan của ta đẹp đến mức nào? Người đẹp phải được cảm nhận từ các giác quan thể hiện. Nếu tả thiếu 1 trong 3 cảm nhận của các giác quan đó, xin thưa đẹp đến mấy vẫn là chưa đủ: Đó là Thị giác, tức quan sát thấy đường nét dáng da, tóc răng mặt mũi, riêng phần này Lan đã vượt lên tất cả: Diệu kỳ thay tụ đủ điều/ Ánh lồng trong nguyệt dáng chiêu dụ trời . Tiếp đến là khứu giác, tiếp cận với người đẹp luôn nhận được mùi thơm tho quyến rũ từ da thịt nàng toát ra: Thớ xuân lượng giữa bồng lai/ Tinh hồng chuốt dọc hương nhài thoa ngang. Tinh hoa hồng dùng để chế tạo nước hoa cao cấp, có tới tiền tỷ/một kg và hương nhài thơm như thế nào, bạn biết. Thứ nữa là Thính giác, nghe âm thanh của Lan khi chị nói hoặc hát, thì mấy chữ đầu của 4 câu cuối (Trong, ngọt, mát, thanh) ở đoạn trên cùng, là rõ: Trong trong nước khoáng… Ngọt như ngọn gió… Mát thơm kem cốc… Thanh thanh nốt mở…
Tôi từng đọc nhiều thơ tả về các mỹ nhân, vẫn chưa thấy ai đẹp toàn diện như Thúy Lan được cảm nhận đầy đủ bởi các giác quan. Các giác quan ấy sinh ra, vốn để nhận biết những gì ở ngoài mình. Với lượng từ ngữ đồ sộ quả là một thiên thu từ tuyệt, khi xem hết toàn tác phẩm bạn đọc sẽ thấy. Tác giả giành cho truyện thơ Thúy Lan nói chung và nói cho áng thơ này, bởi cách viết riêng biệt. Khi trào lộng phóng khoáng lúc ẩn dụ tiềm tàng, tạo nên mọi cảm quan sắc màu phong phú thanh cao, lãng mạn trữ tình, tất cả đều ưu ái hướng tới cái đẹp. Vì vậy hầu như người nào đọc truyện thơ Thúy Lan, cũng đều khẳng định chị là một Đại mỹ nhân, từ xưa tới nay không ai có thể sánh đo cùng chị. Đẹp nghiêng ngã đất trời mà Thúy Lan lại rất mực dung dị khiêm nhường. đoi lần tự tình với Phi Hổ: Cốm chi một vẻ hồng phai/ Cứ khen anh cứ dễ người ngượng theo… Đủ thôi em thực chỉ mong/ Một trang tuấn kiệt đâu hòng dám mơ.
Đọc, rồi nghiên cứu kỹ mấy đoạn trích dẫn trên, thiền nghĩ bạn sẽ đắm chìm trong áng thơ tình vỹ tuyệt này.
--------------
(*) Khách sạn gần Đàn tể thiên ở thủ đô Bắc Kinh.
Box: Bài đầu đăng mồng 6/8/2023 đến hôm nay đã 541 người yêu thích truyện thơ Thúy Lan, đây là số lượng người nhiều chưa từng thấy trên các báo mạng (Thích trên báo mạng khác hoàn toàn trên Pacebook, vì ở đây không biết tên người thích), đối với tác phẩm loại hình trường ca, truyện thơ. Tuệ Minh xin cảm ơn TBT, BBT và lãnh đạo báo HNVHN rất tạo điều kiện để truyện thơ, lan tỏa tới bạn đọc. Cảm ơn Đại tá Lê Hữu Bình người lính trận năm xưa, người viết nên tác phẩm Thúy Lan dài 8 chương với 4248 câu lục bát mà bạn đã, đang xem, đóng góp, tạo bề dày ở lĩnh vực văn chương. Càng nhiều người yêu thích, chứng tỏ truyện thơ càng hay. Một lần nữa cảm ơn tất cả bạn đọc.TM.
(Còn nữa)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn