PHÙ SA VỀ CHÓT MŨI CÀ MAU

Thứ ba - 24/10/2023 16:10
Hải Phòng - những ký ức năm xưa   Ảnh ST
Hải Phòng - những ký ức năm xưa Ảnh ST
       

       An Hoa
     Đồi Rồng, của thành phố Hải Phòng, từ góc độ kiến tạo dư địa chí du lịch qua truyền thuyết phong phú, đa phức, quyến rủ đến bất ngờ. Về truyền thuyết cổ đại và trải bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc, khai mở từ vòng xoáy Loa Thành Kinh Dương Vương, về hướng đông của đất nước gắn với câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.... Những huyền thoại, truyền thuyết vừa nhắc cũng đã trải vài mươi ngàn ngàn năm chưa chép hết, nằm lòng trong nhân gian, lòng dân, cùng con trẻ, sinh viên học đường.
          Bất ngờ là bởi, trong hình dung lẫn ý tưởng của tôi, huyền thoại, truyền thuyết là miền trời, có vị ngọc hoàng, với ngai vàng khác ngai vàng Triều Nguyễn, Đại Nội Huế. Nhận phòng, em Trường mở phòng. Đặt nhẹ ba lô, chúng tôi ra liền ban công. Hình ảnh trời biển tựa vỉa quặng cảm xúc khắc vào hồn cốt, quét cảm xúc thăng hoa lên đại não... Những áng mây đầu rồng, có làn gió nhẹ lay thức đang khẽ rớn mình lượn. Tương khí với Đồi Rồng, trùng trùng Đồi Rồng tựa cũng lượn theo, linh ảo lạ kỳ.
Em, Trường, tuyệt quá.
Mừng quá chị.
Tuyệt quá chị. Cảnh quan Đồi Rồng là vỉa cảnh quan đầy ắp cảm hứng cho tuyệt chiêu văn bút.
          Xuống sảnh khách sạn, tôi nấm ná ở quầy tiếp tân. Tôi chào tiếp tân nam và hỏi.
 Chào cháu. Cháu tên gì? Cháu giới thiệu tên. Tôi vội hỏi sang cháu tên cháu gái, được các cháu trả lời rất lịch lãm. Giọng Hải Phòng, khác giọng Hải Dương, Hưng Yên thế nào nhỉ? Tôi ghi luôn vào giấy mời và tự giới thiệu tên. Tên cô, có chữ cái B... hoặc M.... Hai tên đấy cháu nhé. Đừng nhầm. Trước khi ăn bữa cơm chiều của khách sạn, tôi loanh quanh ngắm ngó, thưởng ngoạn cách sắp đặt, trưng diện nội thất hiện đại của khách sạn. Có một góc trưng bày “ngũ cốc” gồm các loại gạo, đậu đặc sản Việt Nam. Cháu gái giới thiệu, giải thích những trưng bày về nội sảnh, nội thất chung. Nghe chăm chú, tự biết thói quen gom nhặt tư liệu chi tiết viết bút ký, còn ẩn trong tâm.
...  Rời quầy tiếp tân, tôi tơ tưởng đến danh tiếng gạo trắng thơm xuất khẩu của ta đang đứng nhất nhì khu vực, bỏ qua gạo Thái Lan, gạo Ấn Độ...
Tôi nói với các cháu. Hải Phòng là đất ruột của cô.
Gia đình anh trai và mẹ tôi đã từng là dân cư Hải phòng chứ đùa đâu. Dịp tôi từ Huế ra Hải phòng, đang nghe chương trình phát thanh của đài Tiếng Nói Việt Nam, từ cây loa của phường, ở quầy sách báo gần Báo Hải Phòng. Chương trình có thông tin đặc biệt. Tập thơ Tặng riêng một người được giải nhất thơ của Hội Nhà Văn Việt Nam, năm 1991. Tập thơ in năm 1990, của Nhà xuất bản Văn học. Bấy giờ nhà văn Lữ Huy Nguyên Giám đốc. Nhà thơ Vũ Quần Phương đọc biên tập và viết lời giới thiệu. Bài viết thẩm định, đánh giá chất lượng thi phẩm, độc đáo, hay. Có lẽ nhờ thế, Tặng riêng một người được được cộng điểm vào giải thưởng.
 
Mẹ xa biền biệt mùa trăng/ Biệt ly con vội áo khăn theo tàu, Này ga tỉnh lẻ mưa mau/ Đăm đăm con thuộc bấy cầu bấy sông
 
Nhớ nhung ôm giữ trọn lòng/ Cầm tay chiếc vé vời trông chân trời
Hải Phòng từ đấy mẹ ơi/ Trái tim con đập bời bời nhịp ru
 
Con tàu chở nửa mùa thu/ Rập rình bến Bính phà mù sương giăng/ Con ra thăm mẹ hằng năm/ Này tàu này cảng này trăng lưỡi liềm
 
Hải Phòng từ đất đất thiêng/ Những đêm nhớ mẹ hóa miền ấu thơ...
 
Bài thơ, Thăm mẹ ở Hải Phòng tôi viết cách nay đã gần nửa thế kỷ. Anh trai bấy giờ là giáo viên khoa máy Trường Hàng Hải Hải Phòng, từ những năm trước chiến tranh. Tốt nghiệp hạng ưu, anh được nhà trường giữ lại, dạy khoa máy trưởng; cùng với anh K., người cùng làng, dạy khoa thuỷ thủ đứng bong. Chiến tranh xẩy ra, cả anh K. và anh trai tôi được điều động xuống tàu, vận chuyển hàng hoá vào Nam. Anh K. hy sinh khi tàu anh vận chuyển hàng vào đến vùng biển, nhìn thấy núi Giăng Màn, U Bỏ, Đầu Mầu. Anh K. hy sinh, không tìm thấy thi thể.
Cảnh quan của Quảng Bình, trông tâm còn khôn nguôi thương nhớ ngụm, nước Ngọt Bàu Tró. Động cát lừng lững có cây hải đăng thắp lửa thi ca tuổi thơ. Phá nước lợ Hạc Hải. Hang lèn Động Phong Nha. Núi Giăng Màn. Đỉnh U Bò. Đỉnh Đầu Mầu... Là những tên núi sông, ứng với nghề chài lưới lộng khơi, căn hướng vào bờ, tránh vấp Rạng Ông Hiền (hiền mà sẽ dữ ngay, nếu vấp, đâm thuyền vào rạng). Cha tôi nói, nhờ những con mới trắng xoá, xoà lên từ đáy rạng, báo hiệu cho biết phải trở lèo, chuẩn bị vào cửa Nhật Lệ êm ro. Tuy nhiên, ngay trước cửa sông giáp biển cũng còn một đuôi, hoặc đầu rạng ngầm nữa. Hiền là vậy. Phải biết nhìn mòi, nhìn sóng tránh sóng dữ, gặp lành.
Cảnh quan Quảng Bình đếm trên đầu tay không đủ. Cảnh quan, nào, đứng bên nhau cũng một chín một mười. Trong hồn vía tôi cảnh quan nào cũng đứng hạng nhất nhì Việt Nam.  Phá Hạc Hải là nghiên mực. Bán đảo cát làng Sáo (tức Bảo Ninh ngày nay) có Mũi Nghèn là mũi bút. Lòng Dân viết ra Biển Đông lớp lớp sóng nhân sinh, tôm cá đầy khoang, thuyền bè tấp nập...
Độ ấy, cha tôi theo sự phân cồng của hợp tác xã là chủ thuyền. Thuyền khơi của cha tôi, chạy vác gió Nam, tránh bom. Mỹ thua đau ở miền Nam, giặc lái Mỹ leo thang ném bom ra miền Bắc nước ta. Gió Nam, thổi hùn hùn, thuyền khơi của cha tôi lạc về phía hải phận quốc tế. Mờ khơi, là hướng biển đảo Hải Nam Trung Quốc. Sau bảy ngày, hết gạo. Hết muối. Hết nước ngọt. Tức không cơm ăn. Đói sát dạ dày, sát ruột, ăn cá sống. Không nước ngọt để uống. Tôi hỏi cha, vậy hết nước ngọt, uống gì cha? Cha tôi nói vốc nước theo mạn thuyền vả lên mặt, liếm môi cho bớt nứt nẻ, không bong cợp nứt máu. Cha tôi cùng các thuyền viên trắng đêm, ngày nhìn sao Bắc Đẩu, tìm hướng. Dãy núi Hoành Sơn, kéo triền về hướng Tây Nam giáp dãy Trường Sơn ban phước lành; thuyền cha tôi mới nhìn thấy đỉnh Đầu Mầu. Chòi canh của dân quân làng dựng ở động Bời Lời ngoai hàng trăm ngoai bùi nhìn lửa, các thuyền viên ai ai cũng reo mừng. Thuyền cha tôi bắt được tính hiệu, trở lèo, cho thuyền vào cửa Nhật Lệ vào buổi chiều muộn...
Cả làng mừng nghẹn thở, đổ xuống chật bến sông. Ráng hoàng hôn đỏ rựng, có lẽ báo còn điềm dữ. Suốt thời kỳ chiến tranh, đau thương mất mát ập xuống. Thị xã Đồng Hới xinh đẹp bị bom Mỹ san bằng thành “Phố đổ”. Anh Tắc, anh Lộc, anh Nao... chết mất xác ngoài khơi.
Lớp học trẻ mẫu giáo đã đi sơ tán lên vùng cát giáp Vườn Ba. Lớp học, cửa hong mở sát miệng hầm nửa chìm nửa nổi. Một buổi học máy bay Mỹ bay rền rỉ. Cô giáo đưa các cháu xuống hầm. Riêng cô giáo, chỉ kịp chòi chân xuống miệng hầm thì bom đánh đáo trúng hầm...
Học sinh lớn tuổi hơn, chưa kịp đi sơ tán, trên đường làng đi học về trúng bom bi bom ổi. Hai em học sinh gái chết tức tưởi...
Những mùa biển bi thương ấy, cả làng rầm rì suốt đêm, chạy dọc bãi ngang, từ Mũi nghèn về Vườn Ba tìm thi thể con em làng... Cầu khấn trời Phật độ trì, cho sóng dạt vào bờ. Bặt vô âm tính, bặt vô linh nghiệm. Em trai giáp út, mới năm ba tuổi của tôi, kể từ độ ấy, tuyệt không ăn cá. Em bảo, ý, trong bụng cá có hồn vía người làng...
Mẹ đừng gắp cá vào bát con.
Em buông đũa đứng dậy thút thít khóc. Nín, chơi cát trước sân. Hu hu mấy cặp bồ câu về, trò chuyện với chúng...
Sau này tôi viết truyện dài Đêm trước chiến tranh, Phố đổ,  Biệt thự chiến hạm (kịch bản, khấu) là Đồng Hới, làng Sáo yêu dấu... với bút pháp “lạ hoá hiện thực” trong miêu tả cụ thể. Máu còn chảy, ruột mềm cho đến giờ, nguyên đau, buồn thương và bi hùng biên niên...
Thời gian học ở Hà Nội, qua hai lớp văn chương gần cả bốn năm năm trời, cứ chủ nhật, từ chiều thứ bảy hàng tuần, tôi đi tàu trưa hoặc tàu chiền, về Hải Phòng, thăm chị dâu và bồng bế hai cháu nhỏ. Có nhiều dịp hai anh em cùng đi bộ ra cảng, anh trai tôi thường trò chuyện rất nhiều cho tôi hiểu cảng biển đặc biệt, rất Hải Phòng; có cả cảng Tàu không số, đưa hàng vào Nam. Giọng kể của anh trai, đặc bảo Ninh, đã pha Bắc. Anh luyện giọng, luyện phát âm phổ thông hoá ngôn ngữ chuẩn, khi đứng lớp.
Những cảng những sông là mạch máu trong thân/ Nhịp tim là nhịp sóng vỗ về năm tháng/ Máu trong thân/ Thân liền với non sông đất nước
Những cảng những sông sôi nổi máu trong thân/ Thân cường tráng nhịp sóng vỗ về trái đất/ Bến cảng nào cũng ấm áp quê hương/ Con cảng thiếu nữ hay cảng già thiếu phụ
Những sông xanh những sông phù sa đỏ/ Là mạch máu trong thân nhịp tim nao nức/ Tiếng còi tàu thưa gửi dội nhân sinh / Không chiến tranh yêu chuộng hoà bình/ Hạt muối hạt gạo trao hồn ngôn ngữ/ Tiếng còi tàu điểm chi chít địa danh...
Từ Ga Hải Phòng lên Ga Hàng Cỏ Hà Nội, tàu thường dừng năm bảy ga đón khách. Tên ga, ở tuổi này đang chưa kịp nhớ ra. Vỗ trán, để trí nhớ hoạt động. Ga Cẩm Giàng nối Hưng Yên Hà Nội. Ga Lạc Đạo, ga Tuấn Dương, ga phố Nối (thuộc huyện Phố Nối). Ga tỉnh Hưng Yên, ga Văn Giang... Từ Hải phòng lên Hà Nội, tôi đếm ga và thường nhớ đến tác phẩm của các tác giả lừng danh xứ Đông (phía Đông Hà Nội, gồm cả Hà Nam Ninh), xứ Đoài (phía Tây Hà Nội, hắt về Hoà Bình, Ninh Bình)... Với những hình dùng từ trang sách, trong đầu cứ loáng thoáng hiện, gợi tới việc các nhà văn thủa ấy đi tầu mang bản thảo lên các nhà xuất bản ở Hà Nội...
Đồng thời cũng hình dung tới nhiều chi tiết kỳ thú của hàng trăm nhân vật từ tác phẩm, mà tác giả dày công lập trình bố cục, “đê mê phóng bút” mô tả tâm trạng, khi đặt chân từ xứ quê lên Hà Nội. Ví như, đặc biệt trong những tác Phẩm của nhà văn Nguyễn công Hoan, nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhà văn Lê Tô...
 
Sao chị cứ đứng mãi đây chị?
Giọng em Trường trìu mến.
Đây gian phòng trưng bày có gần cả trăm nhà văn cây đa cây đề đây em... Các cụ đang lắng nghe chúng ta đấy.
Hai chị em cùng yên lặng, ngắm chân dung và đọc các chùm tác phẩm tiêu biểu của từng tác giả.
Tựa hoa mắt.
Có tác giả bước ra khỏi khung ảnh trưng bày, hệt đang gải đầu, hỏi han vời xa... Tôi thột nói nhỏ
Dạ cháu xin nghe.
Chúng tôi cũng đang nghe các anh chị đọc tham luận, đặt vấn đề chặng đường trước mặt...
Cứ đi. Bàn chân trả lời cho cái đầu. Chữ nghĩa thăng thiên. Cái “ đầu rời cổ”. Đầu bay, thăng hoa trong vũ trụ. Thăng hoa trong không gian miêu tả, lập trình nhân vật...
Nhân gian đứng chân trên đất. Lối phố. Lối chợ, lối xênh xang hoa mắt siêu thị...
Sau diễn trình khai mạc của nhà văn chủ tịch Hội Nguyễn Quang Thiều, một số nhà văn lão thành đang đọc tham luận...


Đc Hà Kỳ Ngộ đi trong đoàn biểu tình đả đảo Đq Mỹ ở Hải phòng1698129479972
Đc Hà Kỳ Ngộ đi trong đoàn biểu tình đả đảo Đq Mỹ ở Hải phòng.

Đc Hà KỲ và tác phẩmNhà thơ Huy Cận
Tác phẩm của đ/c Hà Kỳ Ngộ                                                Nhà thơ Cù Huy Cận và tác phâm chọn lọc

 
 
Tôi giật mình, nhìn lại, em Trường vừa thoáng rời phòng đi đâu đó. Xe của anh Hữu Thỉnh đang đón chừng năm bảy văn sĩ đi thăm thú một vài cảnh quan của Hải Phòng...
Từ khung ảnh, chị, thi sĩ Kiều Ân cười nhẹ, tưởng đang vuốt tóc tôi nói động viên. Chị đọc bài thơ em viết tặng chị rồi. Tên bài Kiều Nữ Kinh Bắc.
... Em chưa tặng sách mà chị đọc được đấy.
Chị à... Sách ra, vào năm em ở Quảng Trị, Huế, còn chị  bút lực “thăng thiên” thành muôn vàn áng mây...
Dạ thưa...
Tôi chưa kịp thưa thêm, định thưa rõ, nhìn quanh, đầu ngảnh nhiều hướng tìm quanh. May cái đầu trên cổ của tôi, tuy có vài đốt cổ đã lão hoá, vẫn còn nhạy cảm, quay đủ tứ hướng để nhìn; chứ nó chưa bị ông Thiên Lôi chém búa định mệnh, nên chưa vội thăng lên vũ trụ. Mà cũng may nhờ khách sạn có nhiều khu biệt thự san sát, chất ngất tầng cao. Đầu chạm trần thăng thiên vũ trụ làm sao được... Lại nữa, các bữa cơm bàn tròn của khách sạn, có các món cá biển, cua, ghẹ luộc đỏ au... Đặc biệt món cá trích kho mềm, thơm, nước kho rền sánh gia vị. Tôi ăn thêm  lưng bát cơm thứ hai...
Ngon thế, càng nhớ bữa cơm trưa ở Văn phòng Hội, từ chối không được. Khá vui,  đầm ấm. Gần cuối bữa, tôi mới phát hiện có món kiệu thính đỏ lự, thơm, cay, thèm rỏ rải.
Mua tại siêu thị Hà Nội đấy cô.
Cám ơn các cháu, cho cô thêm... Cô sẽ ăn nhanh. Các cháu ăn lững bụng vậy, chuyển hàng nặng, đói đấy.
Các cháu đi hết có phân công người ở lại giữ chùa văn chương?
Có chứ cô. Hai bạn trẻ nhất, đẹp nhất văn phòng Hội.
Thủ trưởng Nguyễn Quang Thiều đã về Đồi Rồng từ hôm qua, cùng với Ban tổ chức và Ban Chấp hành Hội.
Các anh chị phóng viên, Báo Văn Nghệ, mang hai báo 39, 40 về tặng 300 vị đại biểu nhà văn lão thành đến dự hội nghị, quan khách dự hội nghị... Báo Văn nghệ là một trong gần mười cơ quan cấp hai của Hội.
 
Em Trường trở lại cùng với một tốp nữ văn sĩ.
Các chị hình như đã, cũng lắng nghe, nữ sĩ Kiều Ân trò chuyện... Chị Ngân Giang cũng xuất hiện... Bái trời Phật cả nữ sĩ Đoàn Thị Điểm lừng danh cũng xuất hiện đồng thời...
Các cố văn sĩ cùng đi trên một chuyến tàu tốc hành từ bầu trời về Ga Hàng Cỏ. Hai chị, hai nữ sĩ, áo dài cổ kín. Riêng Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748) phục trang thế nào nhỉ?
Nghĩ ngợi một chút xem.
Bà là tác giả bản dịch Chinh phụ Ngâm nổi tiếng. Câu chuyện tình của Bà được nữ nghệ sĩ, nhà thơ nhà làm phim quê Hưng Yên, Hồng Ngát, viết kịch bản, đạo diễn. Phim ra mắt khán giả, gây cơn sốt phim trường về nhân vật chính sử văn chương trữ tình; nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, cách ba trăm năm trước, thế kỷ XVIII.
Têm phim: Nữ sĩ Hồng Hà... 
Sau Bà Đoàn Thị Điểm, Hưng Yên nổi danh: Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791). Nỗi tiếng với tác phẩm văn học, tiêu biểu là  “Chích lý yếu giải” Chu Mạnh Trinh(1826-1905)... Bà, Đoàn Thị Điểm thời ấy (Triều Nguyễn, đóng đô Huế. 1805...) áo dài kinh đô phủ chúa đã xuất hiện theo dáng đẵng cấp, phẩm hàm rất chặt chẽ, tôn nghiêm...).
Nhà văn Lê Lựu quê Hương Yên. Anh đang đứng sau lưng tôi, môi trầu đỏ chót nói.
Răng em quên anh mau lẹ rứa...
Dạ anh... dạ anh...!
Anh Lê Lựu vụt nói sang sảng và cười vang. Quê anh bây chừ rộn ràng lắm. Tác phẩm Người về đồng cói lên phim vài chục năm trước.
Dạ thưa có anh. Nay có nhà thơ Hồng Ngát, nhà văn Tô Hoàng, sung lực, khí lực phim chất ngất danh tiếng. Một nhà văn trẻ đang đảm đương Phó Tổng biên tập Tập chí Quân đội, viết chân dung văn sĩ rất sắc bút.
...
Bộ phim Nữ Sĩ Hồng Hà, vừa khởi chiếu, rạp đầy nghẹt khán giả, giàn diễn viên không chê vào đâu được...
Có tiếng cười, tiếng vỗ tay từ khung ảnh trưng bày cùng các cụm tác phẩm dội ra đồng loạt. Tôi hoà tiếng cười, có rơm rớm lệ.
Sắp vào bữa cơm trưa, Nữ sĩ Hồng Ngát đang sóng đôi cùng nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nói nhỏ. Chán lắm, phim bị cắt, buồn lắm.
Tôi thì đang ao ước sớm được xem phim.
Nhà Văn Tô Hoàng quê Hưng Yên vừa viết tiểu thuyết, và kịch bản phim truyền hình. Anh học xong lớp Đại học Sư Phạm cùng trang lứa với nhà văn Đổ Chu. Hay cùng khoá học với nhà thơ Phạm Tiến Duật nhỉ. Anh còn học cả khoá 6, Lớp bồi dưỡng viết văn Quảng Bá nữa kia. Sau, anh sang Liên Xô học, trở về nước nhập ngủ thuộc binh chủng pháo binh; trọn một đời chính chiến thế kỷ trước và thế kỷ này; trọn hàng chục phim... Chuyển từ ngôn ngữ văn nghiệp sang ngôn ngữ phim trường, đâu có dễ... Vậy mà anh thành đạt khó ai sánh. Những bài viết của anh về đất nước quê hương Nga, những người mẹ Nga, những người bạn Nga, văn hoá Nga, anh viết tựa tằm nhã tơ, kể đã hai ba chục năm nay...
Đất Hưng yên đang khỏi sắc. Nhà làm phim Phóng sự tư liệu Tùng Lâm, thuộc chuyên đề phóng sự  tư liệu, đang đầy ắp kho phim trường, tuổi đang sung lực, sung khí mà khiêm nhường, lui cui viết, tựa đang cày ruộng khô, sỏi đá. Nguồn tư liệu, ngôn ngữ phim trường không lộ thiên, khó lộ thiên... đã trải, đã có hàng chục bộ phim phóng sự tư liệu. Mỗi bộ phim thường từ trăm tập trở lên. Có bộ phim gần hai trăm tập đang chiếu. Anh vừa là biên kịch, đạo diễn. Bạn nghề của anh tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, rất tâm đắc, ăn ý...
Khai mạc hội nghị, các nữ văn sĩ đã thay mốt váy hiện đại bằng thời trang áo dài hiện đại. Hình như các chị có rỉ tai nhau,  đồng tâm đồng phục thời trang áo dài, vì là ngày quang trọng nhất, trong ba ngày hội nghị Đồi Rồng.
Có lẽ, mỗi chị yêu mến, mê mẩn riêng những cụm tác phẩm của các cố văn sĩ, cây đa cây đề... Mỗi ý nguyện, ý tưởng khác nhau, không giống tôi. Em Trường nói, em thích, em yêu cụm tác phẩm của Lê Hồng Thiện, với các tác phẩm. “Chiều vàng trên sông Hồng”. “Những người đàn bà không đàn ông” “Tuổi thơ và tình yêu”. Chúng ta cùng số mẫu số chung - con người... Hẳn nhiên tử số, khác biệt. Có điều, cùng tần số cảm xúc. Em Trường,  giống hệt các chị em văn sĩ lên tuổi U7. Con đàn cháu đống bám thắt lưng bà nội, bà ngoại vòi quà; vòi kinh nghiệm học hành tấn tới, thành đạt một mai nay.
Mẫu số chung là con người. Đời người khó lường được gì trước...
 Vui quá. Chỉ riêng tôi tâm trạng khác thường một chút. Biết bệnh, tâm trạng, tâm cảm và mặc cảm lộ diện trên khuôn mặt tái xanh. Luôn lo sợ lạc em Trường cùng phòng, quên mất Thắng Trần, từ Sài Gòn ra... Thắng Trần nghe tôi nói vậy qua điện thoại, cười an ủi. Cố lên, giữ sức khoẻ. Viết lách ít thôi. Đến tuổi này là lãi to rồi. Đừng gắng nữa. Sức khoẻ là vàng.
Tôi muốn đáp. Thời gian là vàng. Nhưng Thắng Trần đã tắt điện thoại.
Hẩng hụt. Chống hẩng hụt, mơ việt giả thăm bạn gái. Chạy vào Sài Gòn là xuyên Việt. Dự án cao tốc đã được Chính phủ duyệt. Đợi, chạy xô zalo vậy. Thắng Trần nhé. Một tháng một chuyến. Tôi bây giờ lãng tai đãng trí... ngúc đầu đồng ý, chạm trán zalo, mua gói, mỗi tháng nặng tay hơn, trò chuyện xuyên Việt, mơ khoẻ lên “buôn dưa lê” về văn chương cùng bạn...
 
3.
Báo Văn nghệ tặng hai số báo liên tiếp. Số 39-40. In đẹp, trang nhã ứng hồn vía hơn cả ngàn nhà văn trong cả nước. Tổng Biên tập là nhà văn Khuất Quang Thuỵ em gái Hồng Liên Phó Tổng, lo liệu kinh tế, báo sớm đến tay đọc giả và Hội viên.
Làm hai số báo này với ý tưởng khá đặc biệt. Hợp long hai mố cầu, nhiều mố cầu của các thế hệ nhà văn trẻ vào đến thế hệ cao tuổi tiêu biểu đang dự hội nghị văn bút Đồi Rồng, tại thành phố Hải Phòng hôm nay. Trên từng chặng đường thơ phú, khá may mắn, tôi được dự hai hội nghị nhà văn trẻ. Một ở Hà Nội và một ở Đà Nẵng của thế kỷ trước... Sang thế kỷ này, tôi mơ tưởng dự được hội nghị nhà văn trẻ lần thứ ba. Được hay không, uy quyền thuộc định mệnh. Ví như ông trời chia đôi, bể đôi tuổi U7. Còn một nửa là tuổi 35.
Tuy nhiên, khó ứng cầu được. Không được, sang thế giới khác, gặp được nữ văn sĩ, nhà văn Dương Thị Xuân Quý, mừng lắm. Tôi yêu chị, ngưỡng mộ tác phẩm chị từ bước chân đầu đời nghiệp văn, những năm 1970. Chị thuộc trang lứa, thế hệ nhà văn bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước rất sớm... Ngày Nam Bắc thống nhất, sum họp một nhà, chị “vắng mặt”. Có thể kể đến hàng chục liệt sĩ văn chương: Trần Quang Long, Nguyễn Mỹ, Nguyễn Trọng Định, Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, Chu Cẩm Phong... tác phẩm của các anh chị để lại cho đời là chuỗi, trang hồn cốt, báu vật của dân tộc, báu vật Tổ Quổc... Nam Cao, Thâm Tâm, trần Đăng là những nhà văn, văn sĩ, liệt sĩ từ cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp!
 
Hội nghị nhà văn trẻ tôi được dự lần thứ nhất, đi chậm, tôi ngồi cùng hàng ghế cuối chót với với một nhà thơ nữ. Bạn thơ trẻ ngồi cạnh luôn loay hoay tìm gì trong cái túi nhỏ đầy ắp ý tưởng thi ca; Có lẽ, tâm hồn đang treo ngược cành cây như cố nhà thơ  Xuân Diệu điểm huyệt chân dung.
 Chủ toạ hội nghị đang hào sảng đọc diễn văn.
Tôi nháy mắt hỏi, được bạn, trả Lời. Vi Thuỳ Linh đấy.
Hiếu kỳ, tò mò ngắm trộm. Nàng thơ trẻ, đẹp, tươi giòn. Từ Huế, tôi đã đọc thơ nàng, đầy cảm mến và ngưỡng mộ một một giọng thơ say, lạ, cuốn hút hình ảnh ngôn ngữ biểu tượng. Với lại nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, mỗi chuyến đi Hà Nội về Huế kể rất nhiều chuyện về nàng thơ ViLi, ai cũng há hốc mồm nghe, ngưỡng mộ. ViLi hẳn cũng không ngờ hôm ấy, ngồi cạnh nàng là tôi. “Một bà cô lơ ngơ”, đã viết vào nhật ký đầu đời, 1967, khoảng bằng tuổi nàng thơ trẻ lúc bấy giờ: Rằng, vì thơ, sẽ không tơ màng chuyện yêu đương, lấy chồng... vv... và vân vân...
Đúng rồi. Lấy vợ để sinh con đẻ cái, chứ đẻ ra thơ thì ăn gì?
Tuổi hai mươi tôi tự vẽ chân dung: “cọp” “Một con cọp bì cọp giấy, cốt trâu. Chính tôi đấu đá, cối chày với chính tôi, để tìm chân lý, lẽ phải, biết tự chủ, làm chủ bản thân. Cốt trâu, thắng bì cọp giấy. Chuyện cổ tích, tổ tiên đã dạy...
Phật dạy con người ta ai cũng có cơ duyên, mệnh trời. Vi Thuỳ Linh và tôi có mệnh trời sắp đặt. Yêu thương và chia sẻ. Tôi có viết tặng ba mẹ con nàng thơ hai bài thơ, in trong tập Tác phẩm chọn lọc, Nhà xuất bản Văn học năm 2.000. Hai lần đầu tiên em đến, tặng hoa. Cảm động. Tôi tặng sách. Lần nào đến thăm tôi, vẫn đi chiếc xe đỏ và trời đầy mưa giông... Tôi nói với nàng thơ trẻ. Cô có hai bài thơ tặng ba mẹ con cháu.
Cô có ghi tặng trong sách không
Không. Chưa.
Em không hỏi tên bài thơ tên gì, chỉ im lặng, như một sự cám ơn lịch lãm.
Kể từ đấy, em thường xuyên đến thăm. Tôi thường xuyên tường, xuyên phố qua Zalo hỏi thăm việc học hành, sức khoẻ của ba mẹ con. Gia đình ViLi thường xuyên thay đổi chỗ ở, phù hợp với trường học của hai con nhỏ...
 
 Bầu trời ngoại ô
 
Người mẹ trẻ có tấm thảm đỏ
Tốc độ bay có nửa cánh hân hoan
Tốc độ bay tấm thảm bay màu đỏ
Cánh bay đầm cơn mưa tháng năm
Cơn mưa rào nửa trộ thanh xuân
Hạt mưa hồi hộp tìm một địa chỉ.
 
ẩn sĩ già quên bản thân
Tóc bạc mây trời phủ trắng.
 
Người mẹ mang cơn mưa rào
Mang chùm tiếng ve náo loạn
Mang chùm tiếng cười của hai con nhỏ
Thắt kết hai bó hoa
Loa kèn thơm ngát ngoại ô.
 
Hạt mưa, long lanh ánh mắt con trẻ
Lăn kết chùm ánh sáng thơ ngây
Bừng rạng gương mặt thi ca người mẹ.
 
Người mẹ vì thi ca quên bản thân
Cánh cửa của bầu trời mở ra
Ngoại ô Thăng Long hoa loa kèn trắng
Thơm nụ cười đầy lo âu
Của người mẹ cuối hoàng hôn đón con trễ muộn
Tấm thảm bay tốc độ bay
Bừng thức chân trời ý tưởng.
 
Hoa tháng sáu
 
Cẩm chướng hoa đỏ môi
Làn gió làn hương
Thơm trời đất
Mang nặng ưu tư thương cuộc đời
 
Mãi đây giọng nói
Hoa gương mặt
Mãi thơm làn tóc áng thanh xuân
 
Cẩm chướng ôm đầy hoa xinh tươi
Lặng áng văn chương lời chân thật
Hoa tặng, tôi ôm áng bồi hồi
 
*
Hoa tặng, em trao hương trời đất
Mang nặng riêng tư yêu cuộc đời
 
Mãi đây giọng nói hoa gương mặt
Mãi thơm tóc ướt dịu dàng thơm
Hoa, áng văn chương ngời ánh mắt    
 
Cẩm chướng em trao trìu mến, tôi
Hoa, áng văn chương tháng sáu cười
 
Có giọt lo âu trong giây khắc
Ôm hoa tôi đẫm nhánh cành sương.
 
Vừa mới đây, trên một trang báo giới thiệu chùm thơ nhiều bài của Vi Thuỳ Linh, hay. Rất Vi Thuỳ Linh. Tính công dân sâu, ấm áp, gợi mở. Hai cô cháu là hai thế hệ nối cầu, hợp long. Giống hệt xưa Chị Anh thơ và An Hoa Lê Thị thế kỷ trước.
... “Cách đây không lâu, Hội nhà văn Việt Nam đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ của nhà thơ Vũ Hoài, người đã đi qua hai cuộc chiến tranh, với sứ mệnh của một người lính, và của một nhà thơ... đi trong hương tràm với tình yêu đời và tình yêu Tổ quốc”....
 
Tình yêu quê hương, làng nước, ngay đầu mũi chân ngàn dặm sa trường. Nguyện hy sinh cho Tổ quốc quyết sinh. Tôi nhớ, khi trường ca tự khác ánh sáng được Nhà xuất bản Quân Nhân dân in ấn phát hành, nhận được sách tác giả, tôi tặng nhà văn Đổ Kim Cuông đang đứng chân Vụ Phó Vự Văn nghệ. Anh đọc, vài hôm sau anh nói. Chị lạ quá, hay thật. Viết cả trường ca về ba chồng. Tôi không cười, không cảm ơn lịch lãm. Im lặng nghĩ ngợi. Trở về trước, tôi quan niệm. Đối tượng phản ánh của văn chương,  là khách thể. Là Nhân Dân viết hoa. Viết về gia đình, liệt vào chủ thể, mang dòng chảy ngầm không công bố, không ai biết.
Trường ca về cụ H.K.N, bởi cụ đại diện cho hàng nghìn tù nhân chính trị. Cụ gọi là tù nhân không không số, không bản án. Yêu nước, không tráo án, đánh cho Mỹ cút nguỵ nhào mà có tội à? Lý của cụ trùng khớp, hợp long mố cầu cảm xúc khách thể của thi phẩm. Những tháng ngày làm con dâu cả của cụ, tôi chỉ chăm chú mỗi việc nghe cụ kể chuyện cô bác, đồng đội trong tù. Vào năm 2006, mới nhấn bút, viết như nước chảy. Trường ca, “Lửa mùa hong áo” viết đến các chương cuối, gối đầu với trường ca “Tự khúc ánh sáng”. Hai trường ca này nằm trong cụm ba đầu sách được Giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật, năm 2017. Cơ duyên về làm dâu xứ Quảng, kể thì dong dài.
Tôi thường dặn cháu gái, ai hỏi cô cứ bảo cô vừa đi vắng. Vào một chiều chủ nhật, có tiếng gõ cửa, vì tiếc thời gian, rời bàn viết. Không tiếp khách mà thả lơ sự khó chịu, bởi cháu gái đã không nghe lời, ngần ngừ định mở cửa. Một giọng đàn ông nói từ ngoài lọt vào.
Chú đến xin nhà thơ... là xin mượn một tập thơ, tập thơ mới của cô Mây để viết bài giới thiệu thơ cô trên báo. Cháu gái vẫn còn ngần ngừ, tôi bước ra.
Cửa mở.
Qua trao đổi đôi câu, tôi trở vào phòng lấy tập thơ còn nguyên thơm mực in, ghi vội dòng chữ. Ý cho mượn, nhưng phải trả lại sách đúng hẹn. Người cho mượn sách ký tên và người mượn cũng phải ký tên... Cuốn sách vẫn còn giữ nguyên trong tủ sách gia đình. Một lần, về hội nghị, cũng tại Hải Phòng, Kim Cúc hỏi, ý, người ta tỏ tình thế nào?...
Qua lại một vài tuần sau, trên dưới bốn tuần thì đi đăng ký, kết hôn. Chạm tết. Mồng một tết, tôi mua vé tàu đi Quảng. Trước khi hai cô cháu đi xếp hàng mua vé, tôi có điện, số điện thoại gia đình, người vừa một nhà để lại. Ba chồng cầm máy. Tôi thưa, anh ấy không cho con vào Quảng ăn tết. Ba bảo, con cứ vào đây ăn tết với gia đình. Vào Quảng, mẹ chồng đi chợ, có hôm má hỏi, con thích ăn gì để má mua. Dạ con thích ăn rau khoai luộc má. Cô Ba thì nói với họ mạc, đồng đội hoạt động cũ, cháu dâu có học thức...
“Tự khúc ánh sáng” được hình thành, được viết, được cuộn chảy chủ đề “rất cơ duyên” trời Phật ban cho là vậy. Thổ lộ những dòng là nén tâm nhang thắp cầu khấn ba má, hẳn anh M., đã tìm gặp tìm được ba má thưa chuyện trần gian chốn Hà Thành Văn vật Văn hiến. Là quê hương thứ hai, anh được sống và học hành trọn cả đời người, từ buổi theo ba má tập kết ra Bắc...
 
Tập kết ra Bắc, ba tôi, cụ Hà Kỳ Ngộ, có thời gian về thành phố Hải Phòng, làm lãnh đạo ở công ty Tàu cuốc Hải Phòng, trước khi trở về Nam, 1961, nhận nhiệm vụ mới, theo điều động của TW...
Ba chồng vào năm 2017 được Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Năm ngoài tuổi chín mươi, cụ có ba đầu sách, trong đó có một đầu sách: tuyển thơ thơ văn “Son sắt một niềm tin”, dày hơn năm trăm trang, có lời giới thiệu sách của anh Hà Xuân Trường, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo TW. Đầu sách tuyển tập này tôi đã gửi tặng Bảo Tàng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam. Về họ mạc gia đình bên chồng, đặc biệt bà ngoại sinh ra má cũng được phong Anh hùng lực lượng vũ trang. Trong trường ca “Tự khúc ánh sáng, có một chương về bà ngoại. Cô Ba, sau năm 1975, có mặt trong đoàn những phụ nữ tiêu biểu của miền Nam ra thăm, gặp gỡ các cô bác phụ nữ miền Bắc tại hội nghị diễn ra ở Hà Nội...
Người cùng một nhà với tôi, anh có hai tuyển tập. Một tuyển tập báo chí và một tuyển tập phê bình tiểu luận văn chương... Với hai đầu sách này, anh được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội.
 
***
Với Hải Phòng, yêu Hải Phòng, Hải Phòng của tôi có có anh Thuỷ, lính pháo binh, những năm đầu chiến tranh, đơn vị anh là trận địa pháo giữ phà Bùng, phà Xuân Sơn, cung đường Quyết Thắng, vượt đèo Mụ Giạ, cửa khẩu Cha Lo... huyện Bố, Quảng Bình. Tôi, cùng “đồng đội”, thường gồng gánh mít non, chuối vườn, đủ loại thực phẩm vườn tược, dừng chân bên trận địa của anh, đọc thơ và chép thơ báo tường của đơn vị và khích khích cười. Cái thời mười bảy tuổi xưa tuyệt vời làm sao. Hải Phòng tuổi hai mươi của tôi, có nhà thơ Vũ Châu Phối, cùng lọc lớp bồi dưỡng viết văn trẻ ở Quảng Bá. Có điều, chỉ học được 2 tháng thì bỏ lớp. Qua Vũ Châu Phối, anh Thuỷ lính pháo đã tìm thăm gia đình anh chị tôi, ở Hải Phòng và cả Hà Nội, hỏi thăm tin tức về tôi. Chúng tôi không gặp nhau... Bây giờ, đại gia đình anh Thuỷ hẳn đông đúc cháu con, con cháu thành đạt lắm?...
Về dự hội nghị các nhà văn cao tuổi tiêu biểu lần thứ nhất, đặc biệt có hai nữ văn sĩ trẻ: Nguyễn Ngọc Tư và Trịnh Bích Ngân từ Đất Mũi Cà Mau... Các cháu chọn đi máy bay ra Hải Phòng hay đi tàu xuyên Việt? Chưa kịp hỏi, Bích Ngân và Ngọc Tư, đại diện lớp trẻ, luôn bận rộn vì có chân trong Ban tổ chức hội nghị. Đất Mũi Cà Mau có đảo Ngọc, đảo Phú Quốc. Hẳn nhiên, dòng hải lưu phù sinh, nhân sinh mãi theo những chuyến tàu Không Số, về tận mũi ngón chân Giao Chỉ của đất nước. Và cũng cơ trời, em gái TBT tạp chí tạp chí quê nhà Quảng Trị là thôn nữ Cà Mau tài hoa xinh đẹp song toàn, đang đảm nhận, tập họp, duyệt bài vỡ; kế nhiệm em Thuỳ Liên, thôn nữ Vĩnh Linh, các em đã “gác gôn” ra mắt bạn đọc, đến với bạn đọc đã vài trăm số tạp chí khởi sắc trời xanh Quảng Trị; nô nức tình yêu văn chương, miền quê xưa chiến tranh khốc liệt, nay văn chương bồi đắp, hội tụ dần, nguôi lành dần những mất mát, vết thương chiến tranh nhạy cảm; nghĩ ngợi, và hình dung thêm một chút, em Nam Phương về làm dâu Quảng Trị, là mang cốt khí, sắc phù sa từ đất Mũi, từ Đảo Ngọc, Phú Quốc, lặng nghe tiếng cười bình yên của non sông đất nước mà oà về làm dâu Quảng Trị, phải không em...?
 
Hà Nội, một ngày cuối thu
An Hoa

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây