Ghi chép của Lê Thị Mây
Đường từ Hà Nội về Hải Phòng, khách du lịch cho là con đường đẹp nhất Việt Nam. Đẹp bởi hàng cây hai bên đường trải hun hút tầm mắt.
Xe dừng. Cạnh khách sạn quốc tế, là như vui chơi của trẻ nhỏ. Các nhà văn cao tuổi, tốp năm tốp mười hân hoan trước sảnh khách sạn, làm thủ tục nhận phòng nhanh chóng. Hành lý nhẹ tênh qua kiểm tra, được trả liền tay. Tôi không mang theo cuốn sách nào. Cốt được gặp gỡ, nghỉ dưỡng. Mỗi phòng hai nhà văn, bạn nữ riêng. Nam riêng. Ngay tối đầu tiên, tôi nhận được rất nhiều sách của bạn văn, cùng trao đổi qua quýt những thông tin thiết cốt nhất.
Đồi Rồng văn bút họp mặt gần 300 nhà văn, tóc bạc trắng. Các nữ văn bút, áo váy bảy sắc, mắt sáng tinh anh, hồn vía cười nói chào hỏi ríu rít như bầy chim câu, chim sẻ, thương lắm. Đã tuổi trời, tức U7- U9. Tôi không ngờ gặp được Cẩm Anh, nhà văn xứ Thanh, Đoàn Thị Ký, quê ruột miền Tây Bắc... cùng học thời Quảng Bá, 1973-1974. Nhà văn Hoàng Vũ Thuật, Pờ Sảo Mìn... gần nửa thế kỷ nay mới trông thấy mặt nhau, hỏi thăm đã viết được, in ấn được mấy đầu sách. Thực ra, các thông tin ấy đã có trong các tuyển kỷ yếu Nhà văn. Có nhà văn, mỗi nhà văn ít nhất cũng 10, hoặc 20 đầu sách. Trên các báo in, dày đặc bài của bạn văn, tôi thường tìm đọc trước nhất. Thói quen này vừa hay vừa không hay. Các hế hệ nhà văn trẻ, lớp sau mạch văn bút, sung mãn kiến văn đương đại, câu chữ “thoát bao cấp”, nhẹ thênh! Cảm xúc tươi mới. Nhà văn Trầm Hương, nhà văn Nguyễn Ngọc tư, nhà thơ Võ Quê nhà thơ Vi Thuỳ Linh, nhà lý luận phê bình Hoàng Thuỵ Anh. Một nữ văn sĩ vóc dáng, phom hình tựa Á hậu, đương nhiên văn hay chữ tốt, tôi chỉ kịp kêu... Ngân, em Bích Ngân cho chị xin số điện thoại.. Nghe, không kịp ghi, em chạy xô cho kịp xe đang đợi ...
Kể ra tên tuổi văn sĩ đầy vài trang báo khổ rộng. Kể không đủ thì buồn, tự trách, đành ngửa mặt lên với trời, đọc nhớ ghi từng tên, cho lòng sáng tỏ đua bơi cùng trang lứa, đồng nghiệp...
Thời học Trường Viết Văn Nguyễn Du, có lớp trưởng Hữu Thỉnh. Ông đứng chân bốn năm nhiệm kỳ bầu cử, chủ soái nền văn chương nước nhà, tác phẩm áng chừng cứ ba đến năm bảy năm một đầu sách và luôn đoạt nhiều Giải thưởng cao quý...
Lớp nhà văn, học sinh khoá đầu tiên cùa thầy Hoàng Ngọc Hiến đang có mặt không nhiều. Nhà văn Trung Trung Đỉnh. Nhà Văn Trúc Phương... đâu nữa nhỉ, ai nữa nhỉ.
Trước hôm đến Đồi Rồng tôi có gọi điện thoại đến đôi ba nhà văn áng cùng tầm tuổi, rất yêu mến nhưng không ai cầm máy. Nao nao, nhiều câu hỏi bật ra, đọc đi đọc lại giấy mời gặp mặt, như lá bùa hộ mệnh trên giường bệnh.
Thôi chết rồi. Bạn văn nhác nghe điện thoại giống hệt tôi, rất ngại nghe và gọi điện thoại. Ốm, các bệnh mãn tính tuổi già “ gánh đủ”. Bị hút vào văn chương, quên uống thuốc, quên ăn, bệnh trầm trọng thêm...
Các nhà lý luận phê bình văn học Viện Văn học nước nhà, anh Phong Lê, nhà lý luận văn học Nguyễn Đăng Điệp. Một nguyên viện trưởng và một đương chức. Giáo sư tiến sĩ Mã Giang Lân, Anh Vũ Quần Phương, Lý Hoài Thu, Hoàng Thị Ngọc Hải... Tôn Phương Lan, Trần Đăng Xuyền... Các nhà lý luận phê bình Ban Lý luận văn học của Hội Văn học Hà Nội... Các anh chị đóng vai mười hai “Bà Mụ” vui vẻ, hoà đồng dắt tay các nhà văn nghiệp đi chơi biển đấy thôi. Nghĩ vui, nôm nai vậy, khi được nhà thơ Phạm Đình Ân tặng tập thơ viết cho thiếu nhi “Đất đi chơi biển” – Tác phẩm được Hội Nhà văn Việt Nam tặng Giải ba - Giải thưởng về Văn học về biên giới hải đảo năm 2020.
Tôi hào khởi quên bệnh, vui hồn nhiên chào các nhà lý luận và chớp mắt xin được bắt tay, hoặc ngồi cùng mâm, cùng bàn trà mỗi sớm. Biển xanh gợn sóng bình yên muôn trùng.
Bồ câu trắng bay rợp ngoài khơi xa. Không chiến tranh. Sức bút tráng ca, là sức bút yêu hoà bình, bảo vệ hoà bình... Hoà bình cho toàn cầu, cho nhân loại.
***
Nhà thơ Phạm Đình Ân tặng hai tập thơ viết cho thiếu nhi: “Cao nguyên đá” và “Đất đi chơi biển” . Tập thơ “Đất đi chơi biển”, tác phẩm được Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải Ba - Giải thưởng văn học về biên giới, hải đảo 2020. Trình bày bia chính tác giả Phạm Đình Ân, gợi dung dị mà mênh mông biển, với màu xanh ngọc trong veo...
Đặc biệt, tên của tập thơ “Đất đi chơi biển”, gợi sự hiếu kỳ trẻ thơ. Trái đất xanh có năm châu bốn biển. Biển đứng chân trên đất đấy chứ.
À, hiểu!!!
Phải đọc xem đất đi chơi biển như thế nào. Ai dắt tay đất đi chơi nhỉ? Có giống như các nhà văn cao tuổi hôm nay được Hội nhà Văn Việt Nam trân trọng gửi giấy mời, cho dắt tay nhau đi chơi Đồi Rồng không? Tuyệt vời quá.
Theo số liệu của bộ phim gần 200 tập đang chiếu “Đất nước nhìn từ Biển”, triều nước phù sa sinh tung tăng cá bầy, đi qua 28 tỉnh thành trong cả nước; là món quà lớn của trời đất vũ trụ ban cho, với hơn ba nghìn đảo... đặc biệt vùng vịnh đảo kép Bái Tử Long, Hạ Long có một địa danh “UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên thế giới. Đó là vịnh Lan Hạ. Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 50 km.. Vịnh có diện tích khoang 700m2, với hơn 400 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng... ”
Các nhà văn gặp gỡ thân thiện tại Hải Phòng. Nhà văn Lê Thi Mây - người ngoài cùng bên phải
***
Rời ban công ngắm biển, thấy có căn phòng mở cửa, tôi ngõ nhẹ, cốc cốc cốc. Phòng nam cũng hai bạn văn, như chúng tôi, phòng nữ vậy. Tôi vào, một nhà văn đã xuống tầng dưới, vậy đi tìm cho vui vậy. Vừa đi tìm, gặp nhau ở phòng của nhà văn Chu Văn Mười, quê sinh đất cảng Hải Phòng.
Cười vui, thoải mái. Thấm hiểu nghĩa cử nghiệp văn chương khác đời. Đầy cảm thông, chia sẻ gian nan văn nghiệp. Và ngày Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về thăm, có quà. Một phong bì mừng gặp mặt. Mừng và chúc “thượng thọ” vượng khí sức bút qua trải nghiệm. Chủ tịch nước có bài phát biểu: “Trên con đường đi tới của dân tộc có dấu chân bền bỉ và không mệt mỏi của các nhà văn”. Toàn hội nghị, các anh chị em nhà văn lặng phắc và văn hoá vỗ tay dậy ran, ứng khí biển trời Đồi Rồng, miền hội tụ địa linh du lịch, linh kiệt. Vui thêm, có quà cà phê sửa của Lãnh đạo thành phố Hải Phòng, cho hàng trăm cây bút về dự, được thức. Nhâm nhi và thức trắng đêm suốt cả năm dài, nhìn thấu trời đất muôn cảnh, viết mới sung lực. Yên tĩnh, trống vắng, đơn độc văn mới hay. Quà, lời chúc của phố cảng thật ý nhị, khích lệ sự đống góp văn bút... Các nhóm văn bút khắp mọi vùng miền: Xứ Năm Quảng, xứ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, nhón Chín Rồng về tận Mũi Cà Mau...
***
Trước khi rời Đồi Rồng, sau bữa sáng chia tay, có hai phong bì, tôi vui tặng nhà thơ Hoàng Cát một. Nhà văn Nguyễn một. Tiền trong túi mang đi, không tiêu gì, không nộp gì, mang trở về nhà, gom in tuyển thơ “Khát vọng và điểm nhìn”, là đầu sách, lẽ ra in từ đầu năm cùng với, “Biệt thự chiến hạm”, kịch bản văn học, “Khách lữ hành”, “Mắt huyền trời biển mênh mông” . Em Thắm đang mi trang, lấy giấy phép của Nhà xuất bản Văn học.
Các nhóm nhà văn phơ phơ đầu bạc lượn lờ, hỏi quanh tìm gặp bạn tâm giao tác phẩm.
Có ba nhà văn nữ được Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đang có mặt. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà văn Lê Minh Khuê... Các nhà lý luận phê bình văn học Viện Văn học, của Ban Lý luận văn học Hội Văn học Hà Nội. Là mười hai “Bà Mụ” vui vẻ, hoà đồng dắt tay các nhà văn nghiệp đi chơi biển đấy chứ. Nghĩ vui, nôm nai vậy, tôi chào các nhà lý luận và chớp mắt xin được bắt tay, hoặc ngồi cùng mâm, cùng bàn trà mỗi sớm. Biển xanh gợn sóng bình yên muôn trùng.
Bồ câu trắng bay rợp ngoài khơi xa. Không chiến tranh. Sức bút tráng ca, là sức bút yêu hoà bình, bảo vệ hoà bình...
Sáng láng gương mặt các nữ văn sĩ: Bích Thu, Thu Huệ, Hồ Thu, Nguyễn Thị Minh Thái, Trần Thị Thắng, Hồng Ngát, em, nhà thơ Hoàng Việt Hằng. Chị, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn... tươi trẻ, lạc quan, thanh lịch.
Lê Minh Khuê, Nguyễn Ngọc Tư, vừa nhận được giải thưởng lớn về văn xuôi. Chị Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ nhận giải thưởng văn thơ. Nữ văn sĩ Phan Quế Mai nữa nhỉ. Em định cư nước ngoài cũng là một tác giả nhận được nhiều giải thưởng văn chương đưa dòng chảy văn chương nước ta đến, sánh với bạn bè thế giới...
LTM 15/10/2023
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn